Giàu khát vọng và có niềm tin vào cuộc sống

Một phần của tài liệu Khoá luận tốt nghiệp Văn học hình tượng nhân vật nữ trong truyện ngắn của O’Henry (Trang 53)

A. Ca-sơn đã nói: “Người cao thượng là người không bao giờ làm một điều

2.6. Giàu khát vọng và có niềm tin vào cuộc sống

Niềm tin và hi vọng của con người là vấn đề mà từ xa xưa đã được văn chương quan tâm thể hiện. Nhìn về văn học dân gian của thế giới cụ thể là trong thần thoại Hy Lạp, thì sự tích về Chiếc hộp Pandora kì bí đã để lại cho nhân gian những điều thú vị và hấp dẫn về niềm tin và hi vọng của con người. Chuyện kể rằng, xưa kia khi thần Dớt sáng tạo ra loài người, nhưng thần Dớt lại không ban cho một đặc ân gì hết để họ có thể dùng làm vũ khí bảo vệ giống nòi. Họ sống trần trụi trong một cuộc sống tối tăm, hoang dại với biết bao nổi hiểm nguy đe dọa họ từng phút từng giờ. Khi ấy trên thế giới chỉ có mặt là đàn ông, đàn bà chưa có. Việc làm đó của thần Dớt khiến Prômêtê bất bình vì Prômêtê vốn yêu quý loài người. Dớt vốn ghét loài người nên bày nhiều cách để trả thù, nhưng cách cuối cùng của Dớt là ban cho loài người một thiếu nữ phỏng theo vị thần Hêphaixtôx thanh tú và kiều diễm. Thiếu nữ này được các vị thần ban cho sắc đẹp vô cùng, chẳng hạn: Nữ thần Tình yêu và Sắc đẹp Aphrôđitơ ban cho cô gái vẻ đẹp duyên dáng, dục vọng đắm say và sự khêu gợi thầm kín. Còn thần Hermex ban cho cô gái tài nói năng tế nhị, dịu dàng, có thể cám dỗ làm xiêu lòng người khác. Thần lại ban cho cô gái cả tài che giấu ý nghĩ thật của mình, trái tim nghĩ một đằng miệng nói một nẻo. Cả những lời nói nịnh khéo, khen bừa, lẩn tránh quanh co để được vừa lòng tất cả mọi người hoặc lấp lửng nước đôi, thoắt khóc thoắt cười đều do vị thần Trộm cắp Hermex ban cho cô gái. Còn những nữ thần Thời Gian – Hơr có mái tóc đẹp đội vào đầu cô gái vòng hoa xuân rực rỡ thắm sắc thơm hương. Khi mọi việc đã xong xuôi, Hermex tuân theo ý định của thần Dớt, đặt tên cho người thiếu nữ đó là “Păngđor” nghĩa là “có đủ mọi tài năng”. Thần Dớt quyết định đưa người con gái này xuống trần để làm vợ Pimêtê. Người đàn bà sẽ là người bạn đường của người đàn ông nhưng là người bạn đường gây ra những nỗi bất hạnh cho người đàn ông. Đó là cái tai họa mà thần

Dớt ban cho loài người. Dớt còn giao cho Păngđor một cái hộp dặn đi dặn lại Păngđor không được mở ra xem. Vốn bản tính tò mò xúi giục muốn xem bên trong là gì, và thế là Păngđor đã mở ra. Một cơn gió lốc từ đáy hộp cuốn bay lên, ùa ra ngoài làm Păngđor tối tăm mặt mũi. Những thứ gì trong đó? Đó là những hạt giống, những hạt giống của mọi loại tai họa như: chiến tranh, đói khổ, trộm cắp, lừa đảo, phản bội, dối trá, ghen tị, thù hằn, ức hiếp, bạo lực, keo kiệt, bủn xỉn, bất nhân, bất nghĩa, bệnh tật, dịch tả, thương hàn, dịch hạch, sốt rét… lũ lụt, động đất, núi lửa phun… tóm lại là mọi thứ tai họa, xấu xa và tội ác. Păngđor đậy vội nắp chum lại thở phào một cái. Nàng có biết đâu hành động tò mò của nàng đã gây cho loài người một cuộc sống bi thảm, khốn khó mà không bút nào tả xiết. Những hạt giống của mọi thứ tội ác, xấu xa. Tai họa bay đi khắp nơi trên thế gian nảy mầm đâm nhánh ở bất cứ chỗ nào có con người, luồn lách vào trái tim con người. Và cũng từ đó trở đi loài người mất đi cuộc sống vô tư, êm ấm, hạnh phúc. Tuy nhiên, trong cuộc sống, phúc họa, buồn vui, sướng khổ thường bên nhau. Có lẽ nào, bên cái tai bay vạ gió đó mà loài người trần tục chúng ta phải chịu, há chẳng còn điều gì an ủi chúng ta? Có, nhất định phải có! Và đúng thế, Dớt còn bỏ vào, bỏ lẫn vào trong muôn vàn hạt giống của mọi loại tội ác, xấu xa, tai họa một hạt giống hi vọng. Hạt giống này không bay đi lẫn vào cùng với đám những hạt giống kia. Nó còn nằm lại ở đáy. Và Păngđor đã kịp đậy nắp hộp để giữ nó lại. Hạt giống hi vọng ở lại với con người, còn lại với cuộc sống con người. Nghèo nàn thay một hạt giống an ủi. Và chỉ với hạt giống hi vọng không thôi, loài người vẫn sống, cố sống, cứ sống không chịu để cho những tội ác, xấu xa, tai họa đè bẹp, và chỉ với hạt giống hi vọng không thôi, loài người đương đầu với tất cả thử thách trong cuộc sống của mình. Và có lẽ họ tin rằng với hạt giống hi vọng này, một ngày kia họ sẽ khôi phục lại cảnh đời thái bình, hạnh phúc xưa kia bằng mồ hôi, nước mắt của họ. Ngày nay trong văn học thế giới, thành ngữ “Cái hộp của Păngđor” hoặc “cái chum của Păngđor” chỉ một sự việc, sự vật gì bề ngoài thì hào nhoáng đẹp đẽ nhưng bên trong lại xấu xa, thối nát, độc địa giống như những câu tục ngữ “Khẩu Phật tâm xà”, “Miệng thơn thớt bụng ớt ngâm”, “Miệng nam mô bụng một bồ dao găm” trong văn học. Ngoài ra, chiếc

hộp Păngđor còn có ý nghĩa ca ngợi, khẳng định sức mạnh của niềm tin và hi vọng trong cuộc sống con người.

Vốn theo chủ nghĩa cổ điển và kế thừa chủ nghĩa cổ điển O’Henry càng hiểu điều đó, và người đọc, người viết cũng dễ hiểu vì sao ông xây dựng nhân vật nữ trong truyện có niềm tin mãnh liệt như vậy. Vì niềm tin, hi vọng của con người có từ thời xa xưa. Để có niềm tin vào cuộc sống thì trước hết họ phải yêu cuộc sống, khát khao sống, khát khao hạnh phúc chỉ có như thế họ mới có niềm tin vào cuộc sống. Cận kề với cái chết họ vẫn có nghị lực, ý chí vươn lên.

Theo chúng tôi, người phụ nữ trong truyện ngắn của O’Henry rất giàu khát vọng và có niềm tin vào cuộc sống, kể cả những lúc cận kề cái chết họ vẫn lạc quan yêu đời, không ngừng nỗ lực vươn lên điều đó được thể hiện ở những khía cạnh như sau:

Một phần của tài liệu Khoá luận tốt nghiệp Văn học hình tượng nhân vật nữ trong truyện ngắn của O’Henry (Trang 53)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(101 trang)
w