1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Khóa luận tốt nghiệp: Phát huy tính sáng tạo trong nghiên cứu khoa học của học viên đào tạo giáo viên khoa học xã hội và nhân văn ở Trường Sĩ quan Chính trị hiện nay

71 20 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 71
Dung lượng 130,43 KB
File đính kèm Khóa luận.rar (127 KB)

Nội dung

3 MỞ ĐẦU 1 Tính cấp thiết NCKH là một dạng hoạt động đặc biệt, giúp con người nhận thức và cải tạo thực tiễn Đó là quá trình sáng tạo, khám phá những quy luật và vận dụng những quy luật đó vào thực tiễn đời sống xã hội Đối với học viên, NCKH là quá trình trải nghiệm từ lý thuyết đến thực tiễn, giúp học viên bước đầu rèn luyện và nâng cao khả năng tư duy, tự khám phá, tự bồi dưỡng kiến thức NCKH sẽ giúp học viên có kiến thức về phương pháp học và tự học, hình thành và hoàn thiện nhân cách, có tư.

Trang 1

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết

NCKH là một dạng hoạt động đặc biệt, giúp con người nhận thức và cảitạo thực tiễn Đó là quá trình sáng tạo, khám phá những quy luật và vận dụngnhững quy luật đó vào thực tiễn đời sống xã hội Đối với học viên, NCKH làquá trình trải nghiệm từ lý thuyết đến thực tiễn, giúp học viên bước đầu rènluyện và nâng cao khả năng tư duy, tự khám phá, tự bồi dưỡng kiến thức.NCKH sẽ giúp học viên có kiến thức về phương pháp học và tự học, hìnhthành và hoàn thiện nhân cách, có tư duy tích cực trong nhận thức và hành

vi Đối với nhiệm vụ giáo dục và đào tạo của Nhà trường, NCKH góp phầnnâng cao hiệu quả, chất lượng công tác dạy và học, từ đó nâng cao chấtlượng đào tạo, biến quá trình đào tạo thành quá trình tự đào tạo, trên cơ sở

đó học viên từng bước hoàn thiện kiến thức, tiếp cận các vấn đề khoa họcmột cách thuận lợi

Muốn nâng cao chất lượng, hiệu quả NCKH nói chung và phát huy tínhsáng tạo trong NCKH của học viên nói riêng cần có sự tác động tổng hợp củanhiều yếu tố như: vai trò của các tổ chức, lực lượng giáo dục có liên quan đếnhoạt động NCKH; sự lãnh đạo của cơ quan cấp trên, trực tiếp là phòng khoahọc; sự định hướng của giảng viên Đặc biệt, phải kể đến nhân tố chủ quancủa người học, trong đó tính sáng tạo là một trong những yếu tố rất cần thiếtcho hoạt động nghiên cứu này

Bởi lẽ, chất lượng và hiệu quả hoạt động NCKH của học viên xét đếncùng phụ thuộc vào sự sáng tạo của họ Tính sáng tạo giúp cho chủ thể nghiêncứu làm chủ được kiến thức, biết khái quát vấn đề, tìm ra cái mới có giá trị,tạo bước đột phá, làm cơ sở nhận thức và cải tạo thực tiễn Mặt khác, sẽ kíchthích tư duy sáng tạo để người học đào sâu và mở rộng vốn tri thức đã có, gópphần nâng cao chất lượng NCKH cho học viên trong quá trình đào tạo

Trang 2

Hiện nay trước yêu cầu của của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốcViệt Nam xã hội chủ nghĩa và yêu cầu xây dựng Quân đội cách mạng, chínhquy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại đòi hỏi phải đặc biệt coi trọng công tác

NCKH như Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XII đã nhấn mạnh: “Phát triển mạnh mẽ khoa học, công nghệ, làm cho khoa học, công nghệ thực sự là quốc sách hàng đầu” [10, tr.26].

Với phong trào “Thanh niên Quân đội tiến quân vào khoa học và công nghệ” được phát động tại Đại hội Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh

trong Quân đội lần thứ VIII giai đoạn 2012 - 2017 đã thúc đẩy tuổi trẻ các

đơn vị trong toàn quân, trong đó có học viên TSQCT tích cực NCKH, cải tiến

kỹ thuật, phát huy trí tuệ, sức sáng tạo của thanh niên góp phần quan trọngvào sự nghiệp hiện đại hóa Nhà trường và quân đội Hưởng ứng phong tràotrên trong những năm qua thường vụ Đảng ủy, Ban Giám hiệu và các lựclượng sư phạm trong toàn trường thường xuyên quan tâm, bồi dưỡng tínhsáng tạo trong các hoạt động, đặc biệt là hoạt động NCKH của học viên nóichung và học viên đào tạo giáo viên KHXH&NV nói riêng Quá trình đótrong thực tế đã có sự chuyển biến tích cực cả về nhận thức, hành động vàtính sáng tạo của người học trong hoạt động NCKH

Tuy nhiên, hoạt động phát huy tính sáng tạo trong NCKH của học viênđào tạo giáo viên KHXH&NV ở Nhà trường còn nhiều bất cập so với yêucầu, nhiều học viên việc NCKH còn dập khuôn, sao chép, chưa có sự tích cực,ngại đổi mới về phương pháp dẫn đến các công trình khoa học hiệu quả chưacao Một số học viên có tâm huyết với NCKH lại thiếu kinh nghiệm và chưa

đủ kiến thức cần thiết về NCKH nên gặp nhiều lúng túng Do đó, để phát huytính sáng tạo trong NCKH của học viên đào tạo giáo viên KHXH&NV ởTSQCT hiện nay tác giả chọn vấn đề: “Phát huy tính sáng tạo trong nghiêncứu khoa học của học viên đào tạo giáo viên khoa học xã hội và nhân văn ởTrường Sĩ quan Chính trị hiện nay” làm khóa luận tốt nghiệp

Trang 3

2 Tình hình nghiên cứu có liên quan

Nghiên cứu về phát huy tính sáng tạo trong NCKH là vấn đề tất yếu,luôn được sự quan tâm của nhiều nhà khoa học trong và ngoài quân đội Thực

tế đã có khá nhiều công trình, đề tài, các bài viết đăng tải trên các tạp trí Khoahọc bàn về vấn đề phát huy tính sáng tạo và hoạt động NCKH

Liên quan đến tính sáng tạo và hoạt động NCKH, ở ngoài quân đội cócác công trình khoa học tiêu biểu:

Trong tác phẩm “Tâm lý học sáng tạo” tác giả Đức Uy đã viết “ý tưởng

chính là nguồn gốc của quá trình sáng tạo”, trong các giai đoạn lịch sử xã hộikhác nhau, sáng tạo là tất cả những cái mới do con người tạo ra trong hoạtđộng thực tiễn và đang nảy sinh “có thể kéo dài vô tận những cái mới hiện có

và có thể có Cái gì là chung cho tất cả những hoạt động đó? Khởi đầu cho tất

cả là ý tưởng nảy sinh trong đầu óc một ai đó Về thực chất bất cứ quá trìnhsáng tạo nào cũng bắt đầu từ ý tưởng” [28, tr.31] Ý tưởng và các sản phẩm từ

ý tưởng là điểm khởi đầu và cũng là điểm kết thúc của quá trình sáng tạo

Tác giả Chu Thị Thủy An, khi viết về “Một số kinh nghiệm hướng dẫn sinh viên Đại học Sư phạm nghiên cứu khoa học”, ở Tạp chí Giáo dục,

số 174, Hà Nội (2007) [1] đã đưa ra một số kinh nghiệm trong hướng dẫnsinh viên NCKH

Nguyễn Văn Dân với luận án Tiến sĩ Giáo dục học “Bồi dưỡng kĩ năng NCKH cho sinh viên các trường đại học, cao đẳng hiện nay”, Hà Nội (2008)

đã nghiên cứu làm rõ các giải pháp bồi dưỡng kĩ năng NCKH cho sinh viênhiện nay trong các trường đại học, cao đẳng hiện nay [4]

Trong quân đội có các công trình khoa học tiêu biểu như: Tác giả Đào

Văn Tiến khi nghiên cứu về “phát triển tư duy sáng tạo của đội ngũ sĩ quan cấp phân đội Quân độ nhân dân Việt Nam hiện nay” cho rằng tư duy sáng tạo là: “tổng hợp những khả năng nghi nhớ, tái hiện, liên tưởng, trừu tượng hóa ,

Trang 4

khái quát, xử lý các thông tin trong quá trình phản ánh và tạo ra tri thức mới

về đối tượng để chỉ đạo hoạt động thực tiễn của con người ngày càng có hiệuquả cao” [23, tr.23]

Bàn về vai trò sáng tạo của con người tác giả Nguyễn Đình Gấm trongbài viết: “Sáng tạo - phẩm chất nhân cách hàng đầu của con người trong xãhội hiện đại”, Tạp chí nghiên cứu con người số 4/2004, đã đưa ra quan điểmsáng tạo: là tìm ra cái mới, cách giải quyết mới, không bị gò bó, phụ thuộcvào cái đã có “Ý tưởng là mầm móng của sự sáng tạo, do đó cần quan tâmđến ý tưởng mới” [12, tr.20] Đồng thời tác giả còn xác định các ý tưởng mớichỉ có giá trị khi mang trong đó các hạt nhân hợp lý, những tiền đề cho giảiquyết vấn đề đặt ra Tố chất cá nhân, môi trường xã hội và môi trường giáodục là các nhân tố ảnh hưởng, quy định, nảy sinh ý tưởng mới Cần có cơ chếkhuyến khích, động viên tập thể, cá nhân biến những ý tưởng sáng tạo trongkhoa học, nghệ thuật và hiện thực hóa trong thực tiễn

Khi nghiên cứu về “phát triển ý tưởng sáng tạo của học viên sau đại học ở Học viện Chính trị hiện nay” tác giả Đoàn Đức Khánh đã viết: “Ý

tưởng sáng tạo là kết quả của quá trình tư duy đưa đến những phát sinh (pháthiện, phát kiến, phát minh, sáng chế) tạo ra một hay nhiều sự vật hiện tượngmới, hữu ích, có giá trị về vật chất và tinh thần đáp ứng nhu cầu của conngười trong xã hội” [14, tr.11]

Tác giả Hàn Duyên Hiếu khi nghiên cứu về “Phát huy vai trò tư duy sáng tạo trong quá trình học tập của học viên ở trường sĩ quan Lục Quân 2 hiện nay” đã viết: “Tư duy sáng tạo là trình độ cao của quá trình nhận thức

của con người, phản ánh sự vật, hiện tượng bằng các khái niệm, phạm trù, quyluật, phán đoán nhằm tìm ra bản chất, quy luật, nội dung, hình thức, phươngthức hành động mới trên cơ sở tri thức, kinh nghiệm đã có phừ hợp với hiệnthực khách quan và yêu cầu giải quyết nhiệm vụ đặt ra” [13, tr.15]

Bàn về “Bồi dưỡng năng lực nghiên cứu khoa học cho cán bộ quản lý học viên ở Trường Sĩ quan chính trị hiện nay hiện nay” tác giả Lê Văn Nông

Trang 5

đã viết: “Năng lực NCKH của học viên là tổng thể những khả năng, điều kiệnchủ quan của mỗi các nhân bảo đảm cho hoạt động NCKH của họ đạt hiệuquả cao” [21, tr.17].

Nhìn chung, các công trình khoa học trên, ở mức độ và cách tiếp cậnkhác nhau đã bước đầu làm rõ quan niệm về tư duy sáng tạo, vai trò, yêucầu và một số giải pháp cần thực hiện để phát huy tư duy sáng tạo, bồidưỡng năng lực NCKH Tất cả những vấn đề trên có ý nghĩa to lớn cả về lýluận và thực tiễn

Tuy nhiên, đến nay chưa có công trình nào nghiên cứu một cách cơbản, hệ thống dưới góc độ triết học về phát huy tính sáng tạo trong NCKH củahọc viên đào tạo giáo viên KHXH&NV ở TSQCT hiện nay

3 Mục tiêu, nội dung nghiên cứu

* Mục tiêu nghiên cứu của khóa luận

Nghiên cứu làm rõ một số vấn đề lý luận và thực tiễn; qua đó đề xuấtmột số giải pháp cơ bản phát huy tính sáng tạo trong NCKH của học viên đàotạo giáo viên KHXH&NV ở TSQCT hiện nay

* Nội dung nghiên cứu của khoá luận

- Luận giải thực chất và những vấn đề có tính quy luật phát huy tínhsáng tạo trong NCKH của học viên đào tạo học viên đào tạo giáo viênKHXH&NV ở TSQCT

- Đánh giá thực trạng phát huy tính sáng tạo trong NCKH của học viênđào tạo giáo viên KHXH&NV ở TSQCT hiện nay

- Đề xuất một số giải pháp phát huy tính sáng tạo trong NCKH của họcviên đào tạo giáo viên KHXH&NV ở TSQCT hiện nay

Trang 6

4 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

* Đối tượng nghiên cứu của khóa luận

Phát huy tính sáng tạo trong NCKH của học viên đào tạo giáo viênKHXH&NV ở TSQCT hiện nay

* Phạm vi nghiên cứu của khóa luận

Các vấn đề liên quan đến phát huy tính sáng tạo trong NCKH của họcviên đào tạo giáo viên KHXH&NV ở TSQCT từ năm 2013 đến nay

5 Cơ sở phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu

* Cơ sở phương pháp luận

Cơ sở lý luận: Khóa luận được nghiên cứu dựa trên cơ sở phương pháp

luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm củaĐảng Cộng sản Việt Nam về quá trình nhận thức, tư duy và tính sáng tạotrong hoạt động khoa học của con người

Cơ sở thực tiễn: Kết quả báo cáo, tổng kết công tác giáo dục đào

tạo và NCKH ở Tiểu đoàn 7, TSQCT và cơ sở khảo sát thực tiễn các côngtrình khoa học liên quan đến tính sáng tạo và NCKH của các nhà lãnhđạo, quản lý cùng những kết quả nghiên cứu của các tập thể, cá nhântrong và ngoài quân đội

* Phương pháp nghiên cứu

Khóa luận sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu của Chủnghĩa duy vật biện chứng và Chủ nghĩa duy vật lịch sử, đồng thời sử dụngtổng hợp các phương pháp NCKH như: Hệ thống và cấu trúc, lôgic và lịch sử,

Trang 7

phân tích và tổng hợp, so sánh, điều tra kết quả xã hội học, khảo sát thực tế vàphương pháp chuyên gia.

6 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của vấn đề nghiên cứu

Khóa luận cung cấp những định hướng và giải pháp phát huy tínhsáng tạo trong NCKH của học viên đào tạo giáo viên KHXH&NV ởTSQCT hiện nay Trên cơ sở đó góp phần nâng cao chất lượng giáo dục,đào tạo của Nhà trường

7 Kết cấu

Khóa luận gồm phần mở đầu; 2 chương, (4 tiết) kết luận, kiến nghị,danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục

Trang 8

Chương 1

THỰC CHẤT VÀ MỘT SỐ VẤN ĐỀ CÓ TÍNH QUY LUẬT PHÁT HUY TÍNH SÁNG TẠO TRONG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA HỌC VIÊN ĐÀO TẠO GIÁO VIÊN KHOA HỌC XÃ HỘI

VÀ NHÂN VĂN

Ở TRƯỜNG SĨ QUAN CHÍNH TRỊ 1.1 Thực chất phát huy tính sáng tạo trong nghiên cứu khoa học của học viên đào tạo giáo viên khoa học xã hội và nhân văn ở Trường Sĩ quan Chính trị

1.1.1 Quan niệm tính sáng tạo trong nghiên cứu khoa học của học viên đào tạo giáo viên khoa học xã hội và nhân văn ở Trường Sĩ quan Chính trị

* Quan niệm tính sáng tạo trong hoạt động con người

Con người là một thực thể sinh vật có tính tự nhiên và xã hội Tronghoạt động thực tiễn của mình, con người không tự bằng lòng với những gì đã

có sẵn trong tự nhiên, ngay từ khi ra đời, con người đã biết lao động cải tạo tựnhiên, bắt tự nhiên phục vụ cho nhu cầu sống và hoạt động của mình C.Mác

đã viết, “sản xuất là hoạt động không ngừng sáng tạo ra giá trị vật chất và tinh thần nhằm mục đích thỏa mãn nhu cầu tồn tại và phát triển của con người” [3, tr.29].

Hoạt động của con người là hoạt động có ý thức, có mục đích, khác vềchất so với hoạt động bản năng của con vật, trước khi làm việc con người đã

Trang 9

định hình trong đầu óc Vì thế, đặc trưng lao động của con người là hoạt động

có tính chất tái tạo và sáng tạo

Thế giới vật chất luôn vận động biến đổi không ngừng, để phản ánh kịp

sự vận động biến đổi ấy trong quá trình lao động cải tạo thế giới con ngườiluôn luôn có sự phát triển và hoàn thiện về ý thức, về tư duy trong đó có tínhsáng tạo Trong thời đại ngày nay, khi nhận thức của con người đã đạt đếnmột trình độ cao hơn, thì năng lực nhận thức không còn giữ nguyên nghĩa mà

đã trở thành năng lực sáng tạo Bởi lẽ, người ta không chỉ sáng tạo để cónhững cái mới, mà còn sáng tạo nhằm thay đổi thế giới làm cho thế giới ngàycàng tốt đẹp hơn Sáng tạo đã được coi như chìa khóa của mọi thành công Do

đó, chúng ta phải tự chuẩn bị và tạo dựng cho mình sự sáng tạo

Theo Từ điển tiếng Việt, sáng tạo là “tạo ra những giá trị mới về vậtchất hoặc tinh thần” hay “tìm ra cái mới, có cách giải quyết cái mới, không bị

gò bó, không phụ thuộc vào cái đã có” [5, tr.1089]

Mọi nghề nghiệp ở thời nào trong xã hội đều cần phải có sự sáng tạo,con người sinh ra vốn ai cũng có khả năng sáng tạo Tuy nhiên, khả năng sángtạo của con người phần lớn bị giới hạn bởi phương pháp giáo dục và nhữngquy ước của xã hội, muốn sáng tạo mỗi người phải dũng cảm bỏ cách nghĩ,cách làm, cách nói, đã lỗi thời, lạc hậu và phải suy nghĩ, phải tư duy một cáchbiện chứng, sáng tạo trong mọi hoạt động, đặc biệt là lĩnh vực khoa học

Sáng tạo nghĩa là tạo ra cả những giá trị mới cả về vật chất và tinh thần,

có tuy duy mới, cách giải quyết mới không phụ thuộc vào cái đã có trước đó,

là một năng lực vô cùng quan trọng trong công việc và trong chính đời sốngcủa mỗi người Đó là khả năng tìm thấy những điều mới mẻ từ khả năng quansát và nhận biết được Từ đó giúp mỗi người phát triển thêm những hiểu biếtcủa mình, và làm phong phú thêm những ý tưởng mới, để nhạy bén và sâu sắc

Trang 10

hơn trong việc tỡm kiếm ý tưởng và giải quyết vấn đề khú khăn mà chỳng tagặp phải trong cuộc sống.

Từ những lý luận trờn tỏc giả quan niệm: Tớnh sỏng tạo của con người

là một quỏ trỡnh tư duy liờn quan đến khỏm phỏ ra những ý tưởng mới, những khỏi niệm mới, hoặc kết hợp những ý tưởng mới hoặc khỏi niệm đó biết Sự sỏng tạo của con người thường được đề cập đến như hiện tượng theo đú một

“cỏi mới” được tạo ra và mang giỏ trị nhất định phục vụ cho chớnh nhu cầu hoạt động thực tiễn của con người Quan niệm này cú ý nghĩa phương phỏp

luận và vận dụng trong luận giải tớnh sỏng tạo của học viờn đào tạo giỏo viờnKHXH&NV trong hoạt động NCKH

Cơ sở của tớnh sỏng tạo là trỡnh độ tư duy của con người trong nhậnthức và cải tạo tự nhiờn Trong đời sống xã hội con ngời muốn duy trì sự tồntại của mình cần phải đợc thỏa mãn những nhu cầu vật chất và tinh thần nhất

định, những nhu cầu ấy khụng phải sẵn cú trong tự nhiên, mà phần lớn là docon ngời sáng tạo ra trong quỏ trỡnh lao động C Mỏc viết: “lao động sỏng tạo

ra bản thõn con người” [2, tr.641] Chỉ có thông qua lao động sản xuất con

ng-ời mới có thể phỏt triển và tạo ra những sản phẩm đáp ứng nhu cầu của bảnthân, duy trì sự tồn tại và phát triển của con ngời và xã hội loài ngời

* Học viờn đào tạo giỏo viờn khoa học xó hội và nhõn văn ở Trường Sĩ quan Chớnh trị.

Học viờn đào tạo giỏo viờn KHXH&NV là những học viờn được lựa chọn

từ cỏc đơn vị sau khi kết thỳc năm học thứ nhất về học tập tại Tiểu đoàn 7 vớicỏc chuyờn ngành như Triết học Mỏc - Lờnin, Kinh tế chớnh trị Mỏc - Lờnin,Lịch sử Đảng Cộng sảng Việt Nam, Chủ nghĩa xó hội khoa học, Tõm lý họcquõn sự, Giỏo dục học quõn sự

Đặc điểm của đối tượng này là những học viờn cú mục tiờu đào tạo ra

là giỏo viờn KHXH&NV cú bản lĩnh chớnh trị vững vàng, phẩm chất đạo đức

Trang 11

trong sáng, có trình độ văn hóa, sức khỏe tốt, phương pháp, tác phong và cóchuyên môn, nghiệp vụ sư phạm của người giáo viên KHXH&NV đáp ứngtheo mục tiêu, yêu cầu đào tạo của Nhà trường Tốt nghiệp ra trường đượcthăng quân hàm sĩ quan, trở thành giáo viên KHXH&NV giảng dạy ở các Nhàtrường trong quân đội.

Họ là những học viên theo các năm học, đến từ nhiều vùng miền trong

cả nước, với nhiều độ tuổi từ 18 đến 27 tuổi, được tuyển chọn từ nhiều nguồnkhác nhau theo tiêu chuẩn của Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ Quốc Phòng.Đây là đặc điểm chi phối không nhỏ đến quá trình quản lý, giáo dục, rènluyện học viên về mọi mặt trong đó có hoạt động NCKH Phần lớn học viêntrong độ tuổi thanh niên, là lứa tuổi có ưu thế về sức trẻ, về sự nhanh nhạy,nhiệt tình, nhiều hoài bão, khát vọng, thích tìm tòi khám phá… Họ là nhữnghọc viên có tuổi đời trẻ đang trong quá trình rèn luyện, phát triển và hoànthiện nhân cách người sĩ quan Đó là những học viên có xu hướng nghềnghiệp rõ ràng, động cơ thái độ học tập đúng đắn theo mục tiêu, yêu cầu đàotạo của Nhà trường

Học viên đào tạo giáo viên KHXH&NV ở TSQCT được học tập, rènluyện trong môi trường sư phạm quân sự, được tổ chức quản lý chặt chẽ dưới

sự giúp đỡ của giảng viên, cán bộ quản lý có phẩm chất, năng lực tốt Quátrình đào tạo tại Nhà trường, đội ngũ học viên được biên chế, sắp xếp theo hệthống tổ chức chặt chẽ thống nhất từ Tổ, Tiểu đội đến lớp, Đại đội, và đượchọc tập, rèn luyện theo một quy trình khoa học dựa trên việc chấp hành, thựchiện các nguyên tắc, chế độ, quy chế Điều lệnh, Điều lệ của Quân đội, củaNhà trường… là điều kiện cơ bản tạo sự thống nhất về nhận thức và hànhđộng Bên cạnh đó, đội ngũ cán bộ quản lý, giảng viên phần lớn đều là nhữnghạt nhân tiêu biểu về phẩm chất, năng lực trong quá trình đào tạo được Nhàtrường lựa chọn giữ lại từ các khóa tốt nghiệp hoặc nhận về từ các đơn vị,

Trang 12

nhiều đồng chí có thâm niên, kinh nghiệm về công tác quản lý, huấn luyện,cùng với sự hăng hái, nhiệt tình trách nhiệm cao trong lãnh đạo, quản lý, chỉhuy đơn vị, giảng dạy theo nội dung, chương trình đào tạo tạo điều kiệnthuận lợi để hướng dẫn, giúp đỡ học viên, học tập, rèn luyện về mọi mặt,trong đó có hoạt động NCKH.

Một số đặc điểm nổi bật trên vừa có những điều kiện thuận lợi, vừađặt ra những yêu cầu cao trong thực hiện nhiệm vụ giáo dục, đào tạo nóichung và nâng cao chất lượng NCKH nói riêng, do đó phải phát huy tínhsáng tạo trong NCKH để mỗi học viên có cách tiếp cận tri thức và tiến hànhnghiên cứu đạt hiệu quả cao

* Đặc trưng cơ bản hoạt động nghiên cứu khoa học của học viên đào tạo giáo viên khoa học xã hội và nhân văn ở Trường Sĩ quan Chính trị

Với những đặc điểm nổi bật của học viên đào tạo giáo viênKHXH&NV nói trên, cùng thực tiễn hoạt động NCKH của Nhà trường thờigian qua, hoạt động NCKH của học viên đào tạo giáo viên KHXH&NV ởTSQCT có những đặc trưng cơ bản sau:

Một là, hoạt động nghiên cứu khoa học của học viên đào tạo giáo viên khoa học xã hội và nhân văn ở Trường Sĩ quan Chính trị luôn diễn ra theo kế hoạch cụ thể, có tính định hướng rõ ràng, phù hợp với đặc trưng hoạt động sư phạm.

NCKH hướng tới sự nghiên cứu nhằm tìm ra cái mới, tri thức mới phảnánh đúng vấn đề lý luận và thực tiễn đang đặt ra, được thực hiện theo một kếhoạch cụ thể cùng với sự định hướng rõ ràng, phù hợp với đặc trưng hoạtđộng sư phạm nhất định từ những lực lượng sư phạm trong Nhà trường

Tính kế hoạch, tính định hướng trong NCKH được thể hiện ở trên mọinội dung, từ việc ấn định thời gian nghiên cứu, xác định nội dung cho đến

Trang 13

thông qua các cấp và nghiệm thu đánh giá kết quả Tất cả những nội dung đóđều được thực hiện theo một kế hoạch cụ thể và theo các giai đoạn khác nhau.Trong NCKH sự tích cực của cá nhân, tập thể và những định hướng giá trịcủa nhà khoa học có vai trò quan trọng, song kết quả nghiên cứu lại phụ thuộcrất lớn vào tính kế hoạch, tính định hướng phù hợp với đặc trưng của hoạtđộng sư phạm nhất định.

Hai là, hoạt động nghiên cứu khoa học của học viên đào tạo giáo viên khoa học xã hội và nhân văn ở Trường Sĩ quan Chính trị diễn ra trong môi trường sư phạm quân sự đặc thù của Nhà trường, vừa nghiên cứu, vừa phải thực hiện nhiều hoạt động sư phạm khác.

Theo tâm lý học quân sự quan niệm: Hoạt động quân sự là quá trình người quân nhân tích cực thực hiện những nhiệm vụ, lao động, học tâp, chiến đấu,v.v [22, tr.269] Đặc trưng của hoạt động quân sự là mang ý nghĩa xã

hội, ý nghĩa chính trị, đòi hỏi sự phục tùng kỷ luật nghiêm ngặt, sự căng thẳnglớn về mặt tinh thần và thể lực, sự đổ máu hy sinh Những nét đặc thù đó củahoạt động quân sự là do những đặc điểm về điều kiện, phương tiện, tính chấtcủa chiến tranh quy định Nó được phản ánh trong nội dung cấu trúc của hoạtđộng, in dấu lên tâm lý, ý thức của mỗi quân nhân

Với đặc trưng của hoạt động quân sự nói chung thì môi trường sư phạmquân sự cũng là lĩnh vực xã hội đặc thù, biểu hiện tập trung nhất ở mối quan

hệ giữa chủ thể giáo dục và đối tượng giáo dục, nó ảnh hưởng toàn diện đếnmọi mặt của học viên như tâm lý, tình cảm, thái độ, động cơ trong học tập

Do đó, học viên hoạt động trong môi trường sư phạm quân sự luôn phải thíchứng với cường độ hoạt động cao, thực hiện nhiều nhiệm vụ đan xen theo mụctiêu yêu cầu đào tạo nhất định của Nhà trường Học viên đào tạo giáo viênKHXH&NV là học viên cơ bản được học tập rèn luyện trong môi trường sư

Trang 14

phạm quân sự đặc thù của TSQCT, trong quá trình học tập và rèn luyện củamình mỗi học viên phải thực hiện rất nhiều nhiệm vụ đan xen Để đáp ứngđược yêu cầu đó học viên phải nắm vững quy luật nhận thức, biết vận dụngvào quá trình học tập và NCKH, phát huy tính sáng tạo của mình trong tiếpcận nguồn tri thức để tìm ra cái mới, cái tích cực trong nhận thức và cải tạothực tiễn, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới.

Ba là, hoạt động nghiên cứu khoa học của học viên đào tạo giáo viên khoa học xã hội và nhân văn luôn diễn ra theo trình tự, theo từng năm học phù hợp với từng đối tượng cụ thể.

Với đặc điểm của học viên đào tạo giáo viên KHXH&NV thì trình độtri thức lý luận khoa học xã hội và trình độ tri thức chuyên ngành của mỗi đốitượng là khác nhau Hoạt động NCKH là hoạt động đòi hỏi trình độ tư duy và

lý luận phong phú, biết khái quát và tổng hợp nhiều tri thức khác nhau của cácmôn học, với trình độ nhận thức theo các năm học của học viên ở các mức độkhác nhau Cho nên để xác với thực tiễn và phù hợp với trình độ của mỗi họcviên, hoạt động NCKH của học viên đào tạo giáo viên KHXH&NV ở TSQCTđược thực hiện và triển khai theo theo từng đối tượng học viên và luôn theotrình tự nhất định, từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp Đối với học viênnăm thứ hai thì hoạt động NCKH chỉ là các chuyên đề, các bài tham luậnkhoa học, chưa tiếp cận nghiên cứu đề tài

Bước vào năm học thứ ba thì hoạt động NCKH của học viên đượctriển khai đa dạng với nhiều hình thức, cùng với các chuyên đề, các bài thamluận khoa học thì học viên giai đoạn này có thể tiếp cận nghiên cứu các đềtài với phương pháp nghiên cứu theo nhóm ba người trên một đề tài và dưới

sự hướng dẫn giảng viên Cuối khóa học viên phải viết khóa luận, đây làhình thức nghiên cứu mang tính tổng hợp cao nhất của họ trong quá trìnhhọc tập tại trường

Trang 15

Tiếp cận những đặc trưng hoạt động NCKH của học viên đào tạo giáo

viên KHXH&NV ở TSQCT có thể quan niệm: Hoạt động NCKH của học viên đào tạo giáo viên KHXH&NV ở TSQCT là quá trình tìm hiểu, quan sát, thí nghiệm… dựa trên những số liệu, dữ liệu, tài liệu thu thập được để phát hiện ra bản chất, quy luật chung của sự vật, hiện tượng, tìm ra những kiến thức mới hoặc tìm ra những ứng dụng kỹ thuật mới, những mô hình mới có ý nghĩa thực tiễn dưới sự tổ chức, hướng dẫn và điều khiển của lực lượng giáo dục để hình thành các tư duy khoa học của người giáo viên đáp ứng mục tiêu, yêu cầu đào tạo của Nhà trường.

Như vậy, tính sáng tạo trong NCKH của học viên đào tạo giáo viên KHXH&NV ở TSQCT là sự vận dụng tổng hợp tri thức, kĩ năng, kĩ xảo vào quá trình NCKH để tìm ra cách tiếp cận mới, phương pháp giải quyết các vấn đề mới làm tăng tính hiệu quả tìm ra tri thức mới góp phần hình thành

tư duy khoa học của người giáo viên đáp ứng mục tiêu, yêu cầu đào tạo của Nhà trường.

Tính sáng tạo trong NCKH là cái biểu hiện sự phát triển trình độ trithức của mỗi chủ thể trong quá trình tìm tòi, nghiên cứu, tích lũy tri thứctrong từng hoạt động, từng giai đoạn của hoạt động NCKH Tri thức trong cácbài khoa học là những tri thức mới được hình thành trên nền tảng hệ thống trithức đã được trang bị của mỗi học viên, với trình độ tri thức của mình họ cócách viết khoa học khác nhau và có cách sáng tạo khác nhau trong tiếp nhận

và lĩnh hội tri thức

Chủ thể của hoạt động NCKH bao gồm tổng thể các tổ chức, các lựclượng, từ hệ thống tổ chức đảng, chỉ huy, cơ quan chức năng, các khoa giáoviên, đội ngũ giảng viên cho đến cán bộ quản lý học viên và các bộ phận liênquan Trong đó, chủ thể lãnh đạo là hệ thống tổ chức từ Đảng ủy Nhà trườngđến các chi bộ; chủ thể quản lý, chỉ đạo là Ban Giám hiệu, các cơ quan chứcnăng và đơn vị quản lý học viên; chủ thể thực hiện là đội ngũ giảng viên và

Trang 16

lực lượng học viên Chủ thể là nhân tố năng động, giữ vai trò quyết định chấtlượng, hiệu quả của toàn bộ quá trình NCKH

* Vai trò của tính sáng tạo trong nghiên cứu khoa học của học viên đàotạo giáo viên khoa học xã hội và nhân văn ở Trường Sĩ quan Chính trị

Thuộc về bản chất của nhận thức, tính sáng tạo có vai trò to lớn đối vớihoạt động NCKH của học viên đào tạo giáo viên KHXH&NV ở TSQCT.Tính sáng tạo giúp người học viên điều chỉnh, định hướng và phát triển nhậnthức, hình thành phương pháp tư duy khoa học trong quá trình nghiên cứu,giúp học viên giải quyết các vấn đề nghiên cứu đạt hiệu quả tối ưu Có tínhsáng tạo người học sẽ phát huy cao nhất những khả năng, trí tuệ của mìnhhướng vào việc chiếm lĩnh kiến thức, nhận thức và phản ánh đúng hiện thựckhách quan, từ đó tạo ra tri thức mới về tự nhiên, xã hội và bản thân conngười Trong NCKH, tính sáng tạo làm cho người học viên có được thế giớiquan, phương pháp luận khoa học để giải quyết tốt các vấn đề thực tiễn đặt ratrong quá trình NCKH

Bên cạnh đó, tính sáng tạo giúp học viên phát triển tư duy một cách độclập, nâng cao năng lực sáng tạo trong giải quyết các vấn đề đặt ra trong hoạtđộng NCKH, có một phương pháp tư duy khoa học trong tiếp thu, lĩnh hội hệthống tri thức đã được trang bị và tạo ra hệ thống các tri thức mới, luôn hướngtới cái mới, tìm cách giải quyết vấn đề bằng cách thức mới, không dập khuôn,không dừng lại ở cách thức đã có Nhờ đó, giúp cho tư duy của học viên trởnên sâu sắc, linh hoạt, mau lẹ, mềm dẻo và quyết đoán hơn Đặc biệt, tínhsáng tạo giúp cho học viên trong hoạt động NCKH có thể bám sát được sựvận động, biến đổi của vấn đề nghiên cứu, trên cơ sở đó giúp cho học viên đề

ra cách giải quyết mới hiệu quả nhất, tạo ra cơ sở phát triển nhận thức ngàycàng vững chắc để học viên nâng cao bản lĩnh chính trị, đạo đức, rèn luyệnphong cách, ý chí quyết tâm, hoàn thành nhiệm vụ NCKH, góp phần phát huytính sáng tạo trong NCKH của học viên đào tạo giáo viên KHXH&NV

Trang 17

Do vậy, vai trò tính sáng tạo trong NCKH của học viên đào tạo giáoviên KHXH&NV là rất quan trọng, có tác động rất lớn đến hiệu quả NCKHcủa học viên Tính sáng tạo trong NCKH là cơ sở định hướng, dẫn dắt ngườihọc viên phát huy tính năng động, tích cực, chủ động, rèn luyện phương pháp

tư duy, tạo lập tri thức mới, cách thức giải quyết vấn đề mới hiệu quả, linhhoạt, sáng tạo, sát thực tiễn và yêu cầu đặt ra trong tình hình mới

1.1.2 Thực chất phát huy tính sáng tạo trong nghiên cứu khoa học của học viên đào tạo giáo viên khoa học xã hội và nhân văn ở Trường Sĩ quan Chính trị

* Quan niệm phát huy tính sáng tạo trong nghiên cứu khoa học của học viên đào tạo giáo viên khoa học xã hội và nhân văn ở Trường Sĩ quan Chính trị

Theo từ điển tiếng Việt, phát huy là “làm cho cái hay, cái tốt, cáiđúng tỏa tác dụng và tiếp tục nảy nở thêm” [5, tr.1023] Thực chất là quátrình tạo ra cái mới, cái tích cực từ những cái cũ, cái tiêu cực vào một mụcđích nhất định Tuy nhiên, khi tạo ra cái mới phải biết kế thừa cái cũ, trên

cơ sở cái cũ Đó là sự phát triển theo quy luật phủ định biện chứng của mộtvấn đề nghiên cứu

Phát huy tính sáng tạo là sự tác động tích cực, hiệu quả của các chủ thểbằng tổng hợp những cách thức, biện pháp nhằm kích thích tư duy, sự sángtạo của con người trong nhận thức và giải quyết vấn đề thực tiễn đáp đặt ra.Đối với học viên đào tạo giáo viên KHXH&NV ở TSQCT phát huy tính sángtạo trong NCKH gắn liền với quá trình học tập và nghiên cứu của mỗi họcviên, trực tiếp là gắn với mục tiêu, yêu cầu NCKH của Nhà trường Phát huytính sáng tạo là hoạt động có mục đích nhằm hoàn thiện hoạt động trí tuệ của

Trang 18

học viên; hình thành, phát triển và phát huy tính sáng tạo phù hợp với yêu cầucủa hoạt động NCKH và yêu cầu thực tiễn nghề nghiệp tương lai

Phát huy tính sáng tạo trong NCKH của học viên đào tạo giáo viênKHXH&NV ở TSQCT là tổng hợp những tác động của các chủ thể giáo dụcnhằm tạo ra sự nhạy bén, linh hoạt trong lĩnh hội tri thức, hạt nhân là phươngpháp và kĩ năng tư duy của học viên; quá trình học viên sáng tạo dựa trên cơ

sở quy luật của quá trình nhận thức để phản ánh ngày càng đầy đủ, sâu sắcbản chất, quy luật của hiện thực khách quan Trên cơ sở đó, học viên biết cáchgiải quyết vấn đề NCKH một cách sáng tạo và hiệu quả, không máy móc, saochép Đồng thời, góp phần nâng cao trình độ nhận thức, hiện thực hóa khảnăng giải quyết những mâu thuẫn trong NCKH bằng cách thức mới mang lạihiệu quả cao

Với cách tiếp cận trên, có thể quan niệm: Phát huy tính sáng tạo trong NCKH của học viên đào tạo giáo viên KHXH&NV ở TSQCT là sự tác động một cách tích cực, có hiệu quả của các chủ thể giáo dục bằng tổng hợp những cách thức, biện pháp nhằm tìm ra cách tiếp cận mới, phương pháp giải quyết các vấn đề mới, làm tăng hiệu quả của quá trình tìm ra tri thức, góp phần hình thành tư duy khoa học của người giáo viên đáp ứng mục tiêu, yêu cầu đào tạo của Nhà trường.

Tính sáng tạo trong NCKH của học viên đào tạo giáo viên KHXH&NV ở TSQCT được phát huy toàn diện sẽ làm cho hoạt động NCKH

của mỗi học viên trở nên chủ động, tích cực và hiệu quả hơn, từ đó tạo ra

niềm đam mê, sự nhiệt tình đối với NCKH Đây là một khâu của quá trình đào tạo, nhằm phát huy cao nhất nhân tố chủ quan của học viên Đó là quá

trình khơi dậy, phát hiện, bồi dưỡng, làm cho các yếu tố cấu thành năng lựcsáng tạo: tri thức, tình cảm, ý chí, bản lĩnh, động cơ, thái độ, phương pháp tư

Trang 19

duy và năng lực NCKH của học viên ngày càng tăng lên, đồng thời làmchuyển hoá những yếu tố đó theo hướng ngày càng phát triển

Với mục tiêu yêu cầu đào tạo đã xác định, NCKH là một tiêu chí gắnliền với quá trình đào tạo Đây là quá hoạt động có tổ chức, có mục đích nhằmhoàn thiện hoạt động trí tuệ của học viên phù hợp với yêu cầu của nghềnghiệp tương lai; là tổng hợp các cách thức sư phạm để tạo ra sự thay đổi vềchất trong phương pháp tác động và lĩnh hội tri thức, mà hạt nhân là phươngpháp tư duy Từ đó, giúp học viên biết cách giải quyết nhiệm vụ NCKH mộtcách sáng tạo, hiệu quả, không lệ thuộc vào cách thức, phương án có sẵn

Mục đích phát huy tính sáng tạo trong NCKH của học viên đào tạo giáoviên KHXH&NV ở TSQCT là giúp cho người học phát huy tính tích cực, chủđộng, sáng tạo trong lĩnh hội tri thức và rèn luyện phương pháp tư duy khoahọc Từ đó biết vận dụng hệ thống tri thức, kinh nghiệm vào giải quyết cácvấn đề thực tiễn đặt ra, góp phần hình thành nhân cách người sĩ quan, ngườigiáo viên KHXH&NV theo mục tiêu, yêu cầu đào tạo của Nhà trường

Phát huy tính sáng tạo trong NCKH của học viên đào tạo giáo viênKHXH&NV ở TSQCT là một quá trình thống nhất, có chủ thể và đối tượngphát huy Tuy nhiên, việc phân chia chủ thể và đối tượng phát huy chỉ mangtính chất tương đối, vì giữa chủ thể và đối tượng phát huy có mối quan hệthống nhất biện chứng với nhau, tác động qua lại lẫn nhau Trong những hoàncảnh nhất định đối tượng sẽ chuyển thành chủ thể và ngược lại

Chủ thể phát huy tính sáng tạo trong NCKH của học viên đào tạo giáoviên KHXH&NV ở TSQCT bao gồm tất cả các chủ thể giáo dục trong Nhàtrường Chủ thể luôn mang tính năng động, sáng tạo và giữ vai trò quyết địnhđến chất lượng và hiệu quả của toàn bộ quá trình này

Trang 20

Đối tượng phát huy tính sáng tạo trong NCKH của học viên đào tạogiáo viên KHXH&NV ở TSQCT vừa là khách thể, vừa là chủ thể của quátrình phát huy Với tư cách là khách thể, đối tượng phát huy chịu sự điềukhiển, tiếp nhận những tác động của chủ thể phát huy và chuyển hoá nhữngtác động đó thành động lực bên trong cũng như chịu sự chi phối bởi mục đích,nội dung, phương pháp và hình thức phát huy Với tư cách là chủ thể pháthuy, họ có vai trò tích cực, năng động, độc lập và sáng tạo trong tiếp nhận, xử

lý những tác động của quá trình phát huy, trực tiếp tạo nên chất lượng và hiệuquả của quá trình đó Như vậy, chủ thể trực tiếp, xét đến cùng quyết định chấtlượng và hiệu quả phát huy tính sáng tạo trong NCKH chính là học viên Họvừa là đối tượng phát huy, vừa là chủ thể tự phát huy; biến quá trình phát huythành quá trình tự phát huy dưới sự dẫn dắt, định hướng của các lực lượnggiáo dục ở Nhà trường

Nội dung phát huy tính sáng tạo trong NCKH của học viên đào tạo giáoviên KHXH&NV ở TSQCT phải bảo đảm cả về tri thức, phương pháp và kỹnăng tư duy Do đó, cần định hướng tư duy cho học viên, bồi dưỡng các kỹnăng nghe, ghi, phân tích, tổng hợp, khái quát hóa, trừu tượng hóa, cách thứctrình bày, diễn đạt các vấn đề học tập, nghiên cứu theo hướng sáng tạo Nộidung phát huy vai trò tính sáng tạo trong NCKH của học viên: tri thức, tìnhcảm, ý chí, bản lĩnh, phương pháp tư duy, tư chất cá nhân cùng thuộc tính vớitính sáng tạo, tính linh hoạt, tính độc đáo, tính nhuần nhuyễn, tính nhạy cảmvấn đề và tính tích cực Nội dung phát huy là sự cụ thể hóa mục tiêu, yêu cầuphát huy đã xác định, nó là cơ sở để chủ thể và đối tượng phát huy sử dụngvào hoạt động truyền thụ, lĩnh hội trong suốt quá trình phát huy

Chất lượng, hiệu quả của quá trình phát huy tính sáng tạo trong NCKHcủa học viên đào tạo giáo viên KHXH&NV ở TSQCT còn phụ thuộc vào việc

Trang 21

sử dụng các phương pháp và hình thức phát huy Phương pháp và hình thứcphát huy tính sáng tạo hết sức phong phú và đa dạng Nó có thể được thựchiện thông qua lồng ghép với nội dung các môn học và hình thức dạy học.Phải căn cứ vào thực tiễn cụ thể mà chủ thể và đối tượng phát huy sử dụngcác phương pháp và hình thức phát huy cho phù hợp.

Như vậy, phát huy tính sáng tạo trong NCKH của học viên đào tạo giáoviên KHXH&NV ở TSQCT là một quá trình biện chứng nhằm tìm ra cái mớitrong NCKH của học viên ở Nhà trường Cái mới trong NCKH là cái có giátrị lý luận và thực tiễn sâu sắc phù hợp với đặc điểm giáo dục, đào tạo củaNhà trường, là những luận cứ khoa học góp phần nâng cao chất lượng NCKH

và giáo dục đào tạo của Nhà trường Để tìm ra cái mới đó ngoài sự tác độngcủa các nhân tố khách quan của quá trình đào tạo, sự phấn đấu nỗ lực của họcviên, còn phụ thuộc rất lớn vào sự nhận thức, hành động của các chủ thể kháctrong hệ thống giáo dục đào tạo của Nhà trường Phát huy tính sáng tạo trongNCKH của học viên đào tạo giáo viên KHXH&NV ở TSQCT thực chất làquá trình chủ thể phát huy phải tìm ra những động lực bên trong và nhữngđiều kiện thúc đẩy hành động của các chủ thể một cách tích cực, tự giác, chủđộng và sáng tạo; đồng thời, là quá trình giải quyết mối quan hệ biện chứnggiữa chủ thể phát huy và đối tượng được phát huy Mỗi chủ thể, mỗi hoạtđộng có vị trí, vai trò khác nhau nhưng tác động đan xen, hoà quyện và thúcđẩy lẫn nhau, không được xem nhẹ bất cứ một chủ thể, một hoạt động nào

* Tiêu chí cơ bản đánh giá quá trình phát huy tính sáng tạo trong nghiên cứu khoa học của học viên đào tạo giáo viên khoa học xã hội và nhân văn ở Trường Sĩ quan Chính trị.

Để xác định các biện pháp tác động hiệu quả tới quá trình phát huy tínhsáng tạo trong NCKH của học viên đào tạo giáo viên KHXH&NV ở TSQCTcần phải dựa trên các tiêu chí cơ bản sau:

Trang 22

Một là, dựa vào ý thức, trách nhiệm của các chủ thể trong phát huy tính sáng tạo trong nghiên cứu khoa học của học viên đào tạo giáo viên khoa học xã hội và nhân văn ở Trường Sĩ quan Chính trị ngày một nâng cao

Ý thức, tinh thần trách nhiệm là tiêu chí cơ bản đánh giá năng lực lãnhđạo, tổ chức thực hiện của các chủ thể với phát huy tính sáng tạo trong NCKHcủa học viên Biểu hiện cụ thể ở năng lực lãnh đạo của Đảng ủy, Ban Giámhiệu Nhà trường, các cơ quan chức năng, khoa giáo viên và đơn vị quản lýhọc viên với hoạt động phát huy tính sáng tạo trong NCKH của học viên Khi

ý thức, tinh thần trách nhiệm của các chủ được nâng cao là yếu tố quan trọng

để họ định ra nội dung, chương trình nghiên cứu, kế hoạch tổ chức thực hiệnphù hợp với từng đối tượng cụ thể, nâng cao chất lượng lãnh đạo, quản lý, đápứng yêu cầu phát huy; đồng thời, các chủ thể xây dựng được môi trườngnghiên cứu tích cực, dân chủ, bình đẳng, công bằng trong hoạt động NCKH

để hướng tới phát huy tính sáng tạo trong hoạt động NCKH của học viên

Hai là, dựa vào thái độ, động cơ, tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học viên trong quá trình nghiên cứu khoa học.

Thái độ, động cơ, tính tích cực, chủ động, sáng tạo trong NCKH lànhững biểu hiện cụ thể và thiết thực của học viên, tiêu chí cơ bản và quantrọng để đánh giá tính sáng tạo Khi học viên nhận thức được vai trò to lớncủa tính sáng tạo là cơ sở quan trọng để hình thành và phát triển động cơ, ýchí quyết tâm, nâng cao bản lĩnh, xây dựng ý thức trách nhiệm trong NCKH.Mặt khác, nó còn là động lực khơi dậy và phát triển tiềm năng cá nhân, củng

cố và phát triển phương pháp, kỹ năng tư duy, tạo cơ sở khoa học để học viênvững vàng, tự tin, chủ động trước mọi vấn đề nghiên cứu, khắc phục đượcnhững yếu tố thụ động, ngại tiếp cận vấn đề nghiên cứu, từ đó góp phần pháthuy tính sáng tạo trong NCKH của học viên

Trang 23

Ba là, dựa vào hệ thống tri thức, kết quả nghiên cứu của học viên trong quá trình nghiên cứu khoa học mà họ đã lĩnh hội được.

Tri thức có vai trò rất quan trọng, là nguyên liệu chủ yếu trong tư duy

và điều kiện cần thiết cho hoạt động sáng tạo của học viên Do đó, để đánhgiá việc phát huy tính sáng tạo trong NCKH của học viên cần dựa vào khốilượng tri thức mà học viên đã lĩnh hội được trong quá trình nghiên cứu.Người học chỉ có thể say mê, tích cực nghiên cứu khi họ đã tự tin vào vốn trithức của mình Trong đó nền tảng là tri thức về thế giới quan và phương phápluận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, tri thức chuyênngành và các tri thức quân sự khác Tính sáng tạo không phải là tính cách củamỗi người bộc lộ ra bên ngoài mà là khả năng ẩn chứa bên trong Do vậy, khihọc viên nắm vững hệ thống tri thức của các môn học thì cũng là quá trìnhlàm cho tính sáng tạo được bộc lộ ra trong quá trình học tập, NCKH, và giảiquyết thực tiễn hoạt động quân sự đặt ra

1.2 Một số vấn đề có tính quy luật phát huy tính sáng tạo trong nghiên cứu khoa học của học viên đào tạo giáo viên khoa học xã hội và nhân văn ở Trường Sĩ quan Chính trị

1.2.1 Phát huy tính sáng tạo trong nghiên cứu khoa học của học viên đào tạo giáo viên khoa học xã hội và nhân văn ở Trường Sĩ quan Chính trị phụ thuộc vào nội dung, phương pháp nghiên cứu và đặc điểm của các chủ thể trong hoạt động nghiên cứu khoa học của học viên

Kết quả phát huy tính sáng tạo trong NCKH của học viên đào tạo giáoviên KHXH&NV ở TSQCT phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, trong đó yếu tố

cơ bản, cốt lỗi nhất là nội dung, phương pháp và đặc điểm của các chủ thểtrong hoạt động NCKH Sự phụ thuộc đó được biểu hiện tập trung trên cácnội dung cơ bản sau:

Trang 24

Thứ nhất, nội dung nghiên cứu có mối quan hệ chặt chẽ với phát huy tính sáng tạo trong nghiên cứu khoa học của học viên

Hoạt động NCKH nói chung cũng như hoạt động NCKH của học viênđào tạo giáo viên KHXH&NV nói riêng đó là toàn bộ các chủ thể thể nghiêncứu tác động đến đối tượng nghiên cứu nhằm mục đích tạo ra cái mới, tri thứcmới, góp phần hình thành tư duy khoa học của người giáo viên, đáp ứng mụctiêu, yêu cầu đào tạo đã xác định, nội dung chương trình phù hợp với ngườihọc viên đào tạo giáo viên KHXH&NV ở Nhà trường

Nội dung NCKH của học viên đào tạo giáo viên KHXH&NV ở TSQCT

là sự phản ánh thực tiễn của xã hội, sự nghiệp xây dựng quân đội và Nhàtrường trong thời kỳ mới Nội dung nghiên cứu có vai trò to lớn để sản phẩmnghiên cứu phù hợp với mục tiêu, yêu cầu đào tạo và đáp ứng được tính cấpthiết trong thực tiễn Hệ thống nội dung vừa đảm bảo tính đảng, tính khoahọc, vừa đảm bảo tính toàn diện, cơ bản, hệ thống, thống nhất và chuyên sâu.Nội dung phù hợp với trình độ và quy luật của quá trình nhận thức sẽ tạo điềukiện cho học viên lĩnh hội kiến thức có hiệu quả, phát huy được tính sáng tạotrong NCKH Ngược lại, nội dung không mang tính cấp thiết, không phù hợpvới quy luật nhận thức sẽ làm cho người nghiên cứu khó khăn trong lĩnh hộitri thức và không phát huy được tính sáng tạo trong NCKH

Ở TSQCT nội dung nghiên cứu được xác định một cách toàn diện, chútrọng hướng NCKH vào làm rõ vấn đề lý luận - thực tiễn về xây dựng quânđội và bảo vệ tổ quốc trong thời kỳ mới [7, tr.6] Trong đó, nội dung nghiêncứu có tính hiện đại hóa, bám sát thực tiễn Nhà trường, đơn vị, quân đội vàluôn có yêu cầu cao sẽ lôi cuốn người nghiên cứu, đưa họ vào tình huống cóvấn đề, buộc họ phải tích cực tư duy, đào sâu suy nghĩ, thường xuyên đổi mới

Trang 25

phương pháp, cách thức tư duy nhằm giải quyết mâu thuẫn nhận thức, qua đótính sáng tạo của họ được củng cố, phát triển, củng cố và hoàn thiện

Thứ hai, phát huy tính sáng tạo trong nghiên cứu khoa học của học viên còn phụ thuộc vào phương pháp nghiên cứu

Phương pháp là cách thức, con đường, biện pháp để thực hiện hoạtđộng đạt hiệu quả cao nhất Tính khoa học, tính lôgíc chặt chẽ và tính thuyếtphục của bài viết khoa học cũng như sự mạch lạc, sáng tạo trong tư duy vàngôn ngữ đạt đến độ chính xác cao về diễn đạt, văn phong trong sáng, ngắngọn, súc tích, dễ hiểu và có sức thuyết phục cao phụ thuộc rất lớn vàophương pháp Trong nghiên cứu học viên phải có khả năng huy động đượcmọi trí tuệ, tính sáng tạo của mình; biết vận dụng tổng hợp các phương pháp

từ trực quan đến tư duy, tập trung những phương pháp nghiên cứu của chủnghĩa duy vật biện chứng, phương pháp so sánh, phân tích tổng hợp Nếu cóđược phương pháp khoa học thì vai trò tính sáng tạo trong NCKH của họcviên được phát huy

Như vậy, phương pháp nghiên cứu có ảnh hưởng rất lớn đến phát huytính sáng tạo của học viên, từng bước hình thành và phát triển thế giới quan,phương pháp luận Mácxít, là cơ sở quan trọng trong nhận thức và giải quyếtđúng đắn các vấn đề thực tiễn đặt ra thông qua hệ thống kiến thức khoa học

đã được truyền thụ Thực tiễn cho thấy, phương pháp nghiên cứu đúng đắn,khoa học tạo tiền đề phát huy tính sáng tạo của học viên trong hoạt độngNCKH Ngược lại, nếu phương pháp không khoa học hay không phù hợp sẽdẫn đến tình trạng mò mẫm, thụ động Đó là những khó khăn, trở ngại lớn đếnquá trình phát huy tính sáng tạo trong NCKH của học viên đào tạo giáo viênKHXH&NV, không đáp ứng được mục tiêu, yêu cầu đào tạo đặt ra

Trang 26

Thứ ba, đặc điểm chủ thể trong hoạt động nghiên cứu khoa học có vai trò rất quan trọng trong phát huy tính sáng tạo.

Chủ thể hoạt động NCKH ở TSQCT rất phong phú và đa dạng, từ chủthể lãnh đạo, chủ thể quản lý cho đến chủ thể trực tiếp thực hiện hoạt độngnghiên cứu Mỗi chủ thể có những đặc điểm riêng Do đó, đặc điểm của mỗichủ thể có tác động rất lớn đến quá trình phát huy tính sáng tạo trong NCKHcủa học viên Chủ thể lãnh đạo là những người có trình độ lý luận và kinhnghiệm cao, là những người đã có nhiều công trình khoa học mang tính ứngdụng cao trong thực tiễn giáo dục Nhà trường, chủ trương, đường lối lãnh đạomọi hoạt động đều xuất phát từ thực tiễn và phục vụ thực tiễn giáo dục củaNhà trường Đây là yếu tố rất thuận lợi cho quá trình phát huy tính sáng tạotrong NCKH của học viên

Chủ thể quản lý trực tiếp là những cán bộ, chỉ huy các đơn vị, họ lànhững người có tâm huyết và tinh thần trách nhiệm cao trong quản lý chỉ huy,dưới sự chỉ đạo của cấp trên, chỉ huy các đơn vị đã quản lý công tác NCKHcủa học viên đơn vị mình một cách chặt chẽ, nghiêm túc, chất lượng nghiêncứu ngày càng được nâng cao

Chủ thể trực tiếp tham gia NCKH là lực lượng học viên, là nhữngngười được trang bị trình độ tri thức trong quá trình học tập, đang trong giaiđoạn hoàn thiện từ nhân cách đến tri thức, họ luôn hội tụ những yếu tố của sựnhiệt huyết sự sáng tạo, say mê học hỏi Do đó phát huy tính sáng tạo trongNCKH luôn phụ thuộc rất lớn vào đặc điểm của mỗi học viên cũng như mọichủ thể hoạt động NCKH của Nhà trường

1.2.2 Phát huy tính sáng tạo trong nghiên cứu khoa học của học viên đào tạo giáo viên khoa học xã hội và nhân văn ở Trường Sĩ quan Chính trị phụ thuộc

Trang 27

vào tính năng động, nhân tố chủ quan của người học viên

Phát huy tính sáng tạo trong NCKH của học viên đào tạo giáo viênKHXH&NV ở TSQCT không chỉ phụ thuộc vào nội dung, phương pháp, đặcđiểm của chủ thể mà còn phụ thuộc rất lớn vào tính năng động chủ quan củangười học viên, như trình độ tri thức, động cơ, thái độ, ý chí, bản lĩnh, nănglực tư duy, các phẩm chất cá nhân Nhân tố chủ quan của người học giữ vaitrò quyết định quá trình phát huy tính sáng tạo của mình, đồng thời, cần hiệnthực hóa điều kiện khách quan trong quá trình học tâp, rèn luyện để tạo sựthống nhất giữa nhân tố chủ quan và điều kiện khách quan trong quá trìnhphát huy tính sáng tạo

Tính năng động là yếu tố cơ bản, cốt lõi quyết định trực tiếp đến năng

lực sáng tạo của học viên Sự năng động đó thể hiện ở trình độ tri thức về sự

hiểu biết, nắm bắt quy luật vận động, phát triển của tự nhiên, xã hội và tư duy;

là những hiểu biết có hệ thống, khoa học về sự vận động, phát triển của các sựvật hiện tượng trong tự nhiên và xã hội Do đó, quá trình hình thành tính sángtạo của học viên phải được gắn liền với tính năng động, với nhân tố chủ quancủa người học để ngày càng được hoàn thiện về tri thức, kinh nghiệm đáp ứngyêu cầu của người giáo viên tương lai

Trình độ tri thức là nền tảng, là cơ sở để học viên phát huy tính sángtạo trong NCKH của họ Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy: “không có lý luận thìlúng túng như nhắm mắt mà đi” [18, tr.186] Bởi vì, chỉ khi nào người học cótri thức lý luận, tri thức thực tiễn, tri thức nghề nghiệp thì mới có đủ cơ sở đểnhận thức và hoạt động sáng tạo Có tri thức, học viên sẽ biết phát huy khảnăng của mình một cách sáng tạo, tránh thụ động, mò mẫm Mặc khác, nếuthiếu tri thức thì học viên sẽ không có cơ sở để phát huy tính sáng tạo, tri thứckhoa học, tri thức thực tiễn là yếu tố quan trọng hình thành nên nhân cách củamỗi người học viên, trong đó có tính sáng tạo

Trang 28

Nhân tố chủ quan của người học viên được thể hiện cơ bản ở động cơ,thái độ trách nhiệm Động cơ là những cái được con người phản ánh và trởthành lực thúc đẩy bên trong, định hướng hoạt động của con người vào nhữnghoạt động nhất định, nhằm thỏa mãn mục đích của họ Động cơ của người họcviên chính là mối quan hệ tác động giữa lợi ích và tinh thần trách nhiệm thôithúc học viên nỗ lực, phấn đấu đạt được mục đích đề ra Động cơ đúng đắn lànền tảng, cơ sở vững chắc để tính tích cực, tự giác, sáng tạo của họ nảy sinh

và phát huy tác dụng, thúc đẩy nội tâm của mỗi học viên nâng cao ý thức,trách nhiệm trong NCKH, giúp họ huy động cao nhất các phẩm chất khácnhư: ý chí, bản lĩnh, lòng quyết tâm, say mê nghiên cứu, tư chất, năng khiếuvào phát huy tính sáng tạo

Ở mỗi học viên, động lực thúc đẩy quá trình sáng tạo diễn ra mạnh mẽnhất chính là cảm xúc, tình cảm Cảm xúc, tình cảm giúp cho học viên có tinhthần lạc quan, say mê nghiên cứu, yêu tri thức, yêu nghề V.I Lênin khẳng

định: “không có sự xúc cảm của con người thì xưa nay, không có và không thể có sự tìm tòi chân lý” [30, tr.131] Vì vậy, muốn phát huy tính sáng tạo thì

học viên cần có ý chí, bản lĩnh và lòng dũng cảm để vượt qua mọi khó khăn,trở ngại; dám từ bỏ cái cũ, cái lỗi thời lạc hậu để tiếp cận với cái mới, cái tiến

bộ Sự chủ động, tích cực là động lực thôi thúc học viên say mê nghiên cứu,tìm tòi, sáng tạo Tính tích cực, chủ động còn giúp học viên có sự hứng thú,ham muốn, nhiệt tình và trách nhiệm cao, từ đó tạo bước chuyển hóa quá trìnhphát huy tính sáng tạo của học viên trong học tập cũng như NCKH

1.2.3 Phát huy tính sáng tạo trong nghiên cứu khoa học của học viên đào tạo giáo viên khoa học xã hội

và nhân văn ở Trường Sĩ quan Chính trị phụ thuộc vào

sự tác động của môi trường văn hóa sư phạm và mục tiêu yêu cầu đào tạo của Nhà trường

Trang 29

Trong quá trình tồn tại và phát triển, con người là những thực thể xãhội hiện thực, con người bao giờ cũng gắn với một môi trường nhất định C.

Mác khẳng định: “Những cá nhân nhất định, hoạt động sản xuất theo một phương thức nhất định, đều nằm trong những mối quan hệ xã hội và chính trị nhất định… họ hành động trong những giới hạn, tiền đề và điều kiện vật chất nhất định, không phụ thuộc vào ý chí của họ” [3, tr.36] Con người vừa là chủ

thể của tự nhiên đồng thời cũng là sản phẩm của tự nhiên, hay nói cách kháccon người chính là sản phẩm của môi trường mà chủ thể đó tồn tại Con người

và môi trường sống của mình có mối quan hệ tác động biện chứng với nhau

Ph.Ăngghen chỉ rõ: “Con người tạo ra hoàn cảnh như thế nào thì hoàn cảnh cũng tạo ra con người như thế ấy” [3, tr.55] Nguyên Thủ tướng Phạm Văn Đồng cũng khẳng định: “Muốn có xã hội tốt thì phải có con người tốt và muốn có con người tốt thì phải có môi trường xã hội tốt” [11, tr.71] Đó là

quy luật tồn tại của con người trong xã hội cho nên phát huy tính sáng tạotrong NCKH của học viên cũng không nằm ngoài quy luật đó

TSQCT là môi trường đào tạo đặc thù, là sự tổng hoà các yếu tố, cácmối quan hệ, các điều kiện vật chất, tinh thần, kinh tế, chính trị, văn hoá, xãhội, đạo đức, lối sống… hợp thành một chỉnh thể thống nhất tác động trựctiếp đến quá trình giáo dục đào tạo của Nhà trường Trong tổng thể môitrường sống của mỗi cán bộ, học viên thì môi trường giáo dục có vị trí, vai tròrất lớn Đây là nơi xây dựng và hình thành nên nhân cách người sĩ quan chínhtrị, giáo viên KHXH&NV tương lai Với đặc điểm là hoạt động có tổ chức, cómục đích, tích cực, chủ động và sáng tạo của các chủ thể, phát huy tính sángtạo trong NCKH của học viên đào tạo giáo viên KHXH&NV luôn chịu sự chiphối bởi môi trường xã hội, trực tiếp là môi trường đào tạo của Nhà trường.Biểu hiện thông qua quan hệ cơ bản giữa các hoạt động của chủ thể: quan hệgiữa lãnh đạo và chỉ huy, giữa cơ quan với khoa giáo viên và đơn vị, giữa

Trang 30

giảng viên và học viên, giữa giảng viên với giảng viên, giữa học viên vớihọc viên, giữa cấp trên và cấp dưới, giữa chủ thể hoạt động giáo dục và điềukiện cơ sở vật chất, phương tiện bảo đảm,… Đây là những mối quan hệphong phú và phức tạp, đan xen nhau, chi phối mọi hoạt động của các chủthể phát huy Do đó, môi trường đào tạo của TSQCT là điều kiện đảm bảophát huy tính sáng tạo trong NCKH của học viên đào tạo giáo viênKHXH&NV ở Nhà trường.

Môi trường đào tạo của Nhà trường tác động đến các chủ thể giáo dụctheo hai chiều hướng trái ngược nhau, nếu môi trường đào tạo lành mạnh,thuận lợi và dân chủ thì chất lượng giáo dục sẽ đạt hiệu quả cao nhất Môitrường đào tạo lành mạnh là môi trường ở đó mục tiêu, yêu cầu đào tạo đượcxác định đúng đắn, các mối quan hệ xã hội, quan hệ sư phạm được xây dựngtrên tinh thần tự giác, trách nhiệm, trên cở sở đồng chí, đồng đội, tình thầy trògắn bó, giúp đỡ nhau cùng tiến bộ

Như vậy, những tác động của các nhân tố trong quá trình đào tạo đếnngười học, sự nỗ lực chủ quan của bản thân học viên trong quá trình học tập

và môi trường đào tạo ở Nhà trường là những yếu tố chi phối, ảnh hưởng đếnquá trình phát huy tính sáng tạo trong nghiên NCKH của học viên đào tạogiáo viên KHXH&NV Giữa các yếu tố trên có tác động biện chứng lẫn nhau,tạo tiền đề cho nhau trong suốt quá trình phát huy Vì vậy, muốn phát huytính sáng tạo trong NCKH của học viên đào tạo giáo viên KHXH&NV đạthiệu quả cao phải xem xét tổng thể các yếu tố đó, tránh thái độ chủ quan,tuyệt đối hóa vai trò của một vài yếu tố sẽ dẫn đến quá trình phát huy tínhsáng tạo của học viên không đạt hiệu quả cao

Kết luận chương 1

Sáng tạo là một đặc tính quan trọng của con người, có vai trò quantrọng trong nhận thức và cải tạo hiện thực nói chung, trong học tập, NCKHcủa học viên nói riêng Tuy nhiên, điều kiện, môi trường sư phạm, nhân tố

Trang 31

chủ quan của các lực lượng giáo dục có ảnh hưởng rất lớn Phát huy tính sángtạo trong NCKH của học viên đào tạo giáo viên KHXH&NV ở TSQCT hiệnnay là một vấn đề mang tính quy luật, luôn chịu sự chi phối của nhiều yếu tốnhư chất lượng đào tạo, phụ thuộc vào nhân tố chủ quan của người học trongquá trình đào tạo và phụ thuộc vào môi trường đào tạo.

Nhận thức và vận dụng những vấn đề có tính quy luật phát huy tínhsáng tạo trong NCKH của học viên đào tạo giáo viên KHXH&NV ởTSQCT hiện nay có ý nghĩa thiết thực Đó là cơ sở khoa học nhằm tìm ranhững giải pháp đúng, hiệu quả để phát huy đầy đủ tính sáng tạo trongNCKH của học viên

Chương 2

THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP CƠ BẢN PHÁT HUY TÍNH SÁNG TẠO TRONG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA HỌC VIÊN ĐÀO TẠO GIÁO VIÊN KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

Ở TRƯỜNG SĨ QUAN CHÍNH TRỊ HIỆN NAY

2.1 Thực trạng phát huy tính sáng tạo trong nghiên cứu khoa học của học viên đào tạo giáo viên khoa học xã hội và nhân văn ở Trường Sĩ quan Chính

trị hiện nay

2.1.1 Ưu điểm phát huy tính sáng tạo trong nghiên cứu khoa học của học viên đào tạo giáo viên

Trang 32

khoa học xã hội và nhân văn ở Trường Sĩ quan Chính trị hiện nay

Một là, phần lớn các chủ thể đã có nhận thức đúng và trách nhiệm cao đối với phát huy tính sáng tạo trong nghiên cứu khoa học của học viên đào tạo giáo viên khoa học xã hội và nhân văn

Thời gian qua, lãnh đạo, chỉ huy đơn vị đã thể hiện rõ vai trò, tráchnhiệm của mình, chỉ đạo, hướng dẫn cụ thể và kiểm tra đôn đốc theo tiến độ,phối hợp với các khoa giáo viên, cơ quan chức năng hướng dẫn và thẩm định,đánh giá, xếp loại các đề tài, chuyên đề, sáng kiến khoa học nghiêm túc, đúngquy định, tạo sự chuyển biến rõ nét về chất lượng sản phẩm khoa học

Đảng ủy, chỉ huy các khoa giáo viên cùng đội ngũ giảng viên luôn tâm

huyết, có trách nhiệm cao đối với hoạt động NCKH của học viên; quá trìnhgiảng dạy đã có nhiều cố gắng kết hợp giữa truyền thụ tri thức với rèn luyện kĩnăng sáng tạo cho học viên trong từng nội dung, từng buổi học Hoạt độngNCKH của đội ngũ giảng viên đã đạt được nhiều thành tích, nhiều đề tài đượcNhà trường nhiệm thu và dự thi cấp Bộ Quốc Phòng Hiện nay, đội ngũ giảngviên của Nhà trường nhìn chung là ổn định, không ngừng được bổ sung về sốlượng và từng bước nâng cao chất lượng với tổng số 670 giảng viên, trong đó có5,9% trình độ tiến sĩ; 31,7% trình độ thạc sĩ; 62,4% trình độ cử nhân [Phụ lục 3]

Đối với vai trò phát huy tính sáng tạo trong NCKH của học viên đàotạo giáo viên KHXH&NV, kết quả khảo sát cho thấy có 86,6% cán bộ quản lýhọc viên ở Tiểu đoàn 7 được hỏi cho là rất quan trọng; có 13,4% cho là quantrọng [Phụ lục 1] Chỉ huy đơn vị và các tổ chức quần chúng đã cụ thể hóachủ trương của Đảng ủy, Ban giám hiệu Nhà trường bằng những biện phápnhư: xây dựng kế hoạch, quy trình hoạt động nghiên cứu của từng cá nhân

Trang 33

Việc xây dựng kế hoạch, xác định nội dung, hình thức, biện pháp, thời gianđược triển khai cụ thể và có kiểm tra, đôn đốc rút kinh nghiệm kịp thời.

Đối với học viên, đa số có nhận thức tốt về tầm quan trọng của pháthuy tính sáng tạo trong NCKH của học viên đào tạo giáo viên KHXH&NV.Thể hiện thông qua việc học viên luôn có tinh thần trách nhiệm cao, chủđộng, tích cực trong nghiên cứu để tự rèn luyện cũng như nâng cao trình độ,phương pháp NCKH cho bản thân Nhờ đó, nhận thức và trình độ NCKH củahọc viên được tăng lên rõ rệt Kết quả khảo sát cho thấy có 74,5% học viênđược hỏi cho rằng việc phát huy tính sáng tạo trong NCKH của học viên là rấtquan trọng; có 25,5% học viên cho là quan trọng [Phụ lục 2] Những học viên

có trình độ, phương pháp NCKH tốt tích cực hỗ trợ những học viên khác hìnhthành nên thái độ, phương pháp nghiên cứu phù hợp và hiệu quả, góp phầnnâng cao chất lượng phát huy tính sáng tạo trong NCKH của học viên

Hai là, nội dung, hình thức, phương pháp phát huy tính sáng tạo trong nghiên cứu khoa học của học viên đào tạo giáo viên khoa học xã hội và nhân văn không ngừng được đổi mới và hoàn thiện.

Nội dung NCKH của học viên đào tạo giáo viên KHXH&NV được Nhàtrường xây dựng cụ thể, xác định rõ trọng tâm, trọng điểm, bám sát vào mụctiêu, yêu cầu đào tạo và tình hình thực tiễn Thời gian qua Nhà trường luônđổi mới nội dung và hình thức nghiên cứu phù hợp với đặc điểm của từng đốitượng, theo từng năm học, khóa học Kết quả điều tra cho thấy, phần lớn họcviên hài lòng với những nội dung, hình thức, phương pháp NCKH đang đượcthực hiện ở đơn vị mình, có 23.5% học viên được hỏi cho rằng, các nội dung,hình thức, phương pháp NCKH là rất phù hợp, 65% cho là phù hợp; có 11.5%cho là không phù hợp [Phụ lục 2]

Ba là, kết quả nghiên cứu khoa học của học viên đào tạo giáo viên khoa học xã hội và nhân văn có nhiều chuyển biến tích cực.

Trang 34

Thời gian qua, nhận thức của học viên đào tạo giáo viên KHXH&NV

về tầm quan trọng của việc NCKH đã không ngừng tăng lên Qua khảo sát ởTiểu đoàn 7 cho thấy, có 80% học viên được hỏi cho rằng việc phát huy tínhsáng tạo trong NCKH của học viên là rất quan trọng; có 10% học viên chorằng hoạt động này là quan trọng [Phụ lục 2] Trong năm học 2016 - 2017 kếtquả NCKH của học viên đào tạo giáo viên KHXH&NV có một sáng kiếnkhoa học đạt giải nhất Nhà trường được gửi đi dự thi Tuổi trẻ sáng tạo toànquân; ba đề tài đạt giải nhì, bốn đề tài đạt giải ba; hai chuyên đề đạt giải nhấtcấp Nhà trường [28] Khảo sát đội ngũ cán bộ quản lý học viên ở Tiểu đoàn 7cho thấy có 20% cán bộ quản lý cho rằng kết quả của việc phát huy tính sángtạo trong NCKH của học viên ở mức tốt; có 66,7% cho rằng kết quả của hoạtđộng này ở mức khá; có 13,3% cho rằng kết quả hoạt động này ở mức trungbình [Phụ lục 1] Đây chính là cơ sở để khẳng định kết quả phát huy tính sángtạo trong NCKH của học viên đào tạo giáo viên KHXH&NV ở TSQCT ngàycàng tích cực, tự giác, hiệu quả

Bốn là, đa số học viên đã hình thành, phát triển được kỹ năng, phương pháp nghiên cứu khoa học

Thời gian qua, kỹ năng, phương pháp NCKH của học viên đã được

nâng lên rõ rệt Qua trao đổi, các đồng chí lãnh đạo, chỉ huy đơn vị đều tintưởng vào kỹ năng, phương pháp NCKH của học viên Khảo sát cho thấy có13,4% chỉ huy quản lý học viên được hỏi cho rằng, học viên đào tạo giáo viênKHXH&NV có kỹ năng, phương pháp NCKH ở mức tốt; có 46,6% đồng chícho rằng ở mức khá [Phụ lục 1] Học viên đã thành thạo trong tiếp cận nộidung nghiên cứu, xin ý kiến giảng viên hướng dẫn, triển khai đề cương, tìmkiếm tài liệu để bổ trợ thêm vào nội dung học nghiên cứu Ngoài ra, kỹ năng,phương pháp NCKH của học viên còn thể hiện tính tích cực, chủ động tự giáctrong thu thập xử lý thông tin, thống kê số liệu điều tra mang tính khách quan

và chuẩn xác Qua khảo sát, có 15% số học viên được hỏi cho rằng kỹ năng,

Trang 35

phương pháp NCKH của mình đạt tốt; 50% số học viên cho là khá; có 35%học viên cho là trung bình [Phụ lục 2].

2.1.2 Hạn chế phát huy tính sáng tạo trong nghiên cứu khoa học của học viên đào tạo giáo viên khoa học xã hội và nhân văn ở Trường Sĩ quan Chính trị hiện nay

Một là, tinh thần trách nhiệm của một số cán bộ, giảng viên đối với phát huy tính sáng tạo trong nghiên cứu khoa học của học viên đào tạo giáo viên khoa học xã hội và nhân văn chưa cao

Một số cán bộ, giảng viên chưa phát huy hết vai trò tích cực của mìnhtrong hướng dẫn, giới thiệu các tài liệu để học viên khai thác thông tin Nhiềucán bộ, giảng viên chưa hướng dẫn một cách cụ thể cho học viên lựa chọn nộidung, cách thu thập, lựa chọn tài liệu nghiên cứu Thậm chí còn có cán bộ,giảng viên hạn chế về phương pháp, kỹ năng khi tiến hành hướng dẫn trựctiếp cho học viên Việc tương tác, trao đổi với học viên trong quá trình nghiêncứu thông qua gặp trực tiếp, qua thư điện tử, email, chưa trở thành phổ biếntrong Nhà trường

Bên cạnh đó, còn có những cán bộ chưa phát huy được vai trò của mìnhtrong khơi dậy niềm đam mê khai thác và xử lý tài liệu phục vụ cho hoạt độngNCKH của học viên Còn có những cán bộ chỉ chú trọng đến hoạt động domình phụ trách, còn các hoạt động khác không trong phạm vi đảm nhiệm củamình thì thờ ơ, thiếu trách nhiệm Một số cán bộ, giảng viên chưa tích cựctrong nghiên cứu, tìm tòi, tham khảo để nâng cao kỹ năng tìm kiếm, khai thácnguồn tài liệu, hoặc khai thác, xử lý các tình huống, thiếu sáng tạo, chưa phùhợp, không khoa học

Ngày đăng: 15/06/2022, 14:48

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w