1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

LUẬN văn những giải pháp nâng cao chất lượng tự học của học viên đào tạo giáo viên khoa học xã hôi nhân văn cấp trung đoàn ở học viện chính trị quân sự

71 56 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 71
Dung lượng 301 KB

Nội dung

Më ®Çu PAGE LUẬN VĂN Những giải pháp nâng cao chất lượng tự học của học viên đào tạo giáo viên khoa học xã hôi nhân văn cấp trung đoàn ở Học viện chính trị quân sự Mục lục Mở đầu Chương 1 chất lượng tự học và việc thực hiện các giải pháp nâng cao chất lượng tự học các môn khoa học xã hội nhân văn của học viên hệ sư phạm một số vấn đề lý luận và thực tiễn 1 1 Những vấn đề lý luân về tự học và chất lượng tự học của học viên 1 2 Thực trạng chất lượng tự học của học viên đào tạo giáo viên khoa học x.

Trang 1

LUẬN VĂN-Những giải pháp nâng cao chất lượng tự học của học viên- đào tạo giáo viên khoa học xã hôi nhân văn- cấp trung

đoàn - ở Học viện chính trị quân sự

Mục lục

Mở đầu Chương 1:

chất lượng tự học và việc thực hiện các giải pháp nâng cao chất lượng tự học các môn khoa học xã hội nhân văn của học viên hệ

1.1.1 Nhận thức của học viên về hoạt động tự học

1.2.2 Động cơ tự học của học viên

1.2.3 Hình thức tự học của học viên

1.2.4 Phương pháp tự học của học viên

1.3 Những nguyên nhân ảnh hưởng tới chất lượng tự học củahọc viên

1.3.1 Nguyên nhân chủ quan

Trang 2

- Nhận thức về vị trí ý nghĩa tầm quan trọng của hoạt động tựhọc

- Sự quyết tâm của học viên

- Phương pháp, hình thức tổ chức tự học của học viên

1.3.2 Nguyên nhân khách quan

- Phương pháp giảng dạy của giáo viên

- Giáo trình tài liệu và cơ sở vật chất phục vụ học tập

Kết luận chương 1

Chương 2:

Một số giải pháp nâng cao chất lượng tự học của học viên - đào tạogiáo viên khoa học xã hôi nhân văn - cấp trung đoàn - ở Học việnchính trị quân sự

2.1 Xây dựng động cơ tự học đúng đắn cho học viên

2.2 Rèn luyện kỹ năng tự học cho học viên

2.2.1 Xây dựng kế hoạch và thực hiện kế hoạch tự học

2.2.2 Hướng dẫn cho học viên kỹ năng đọc sách giáo trình tàiliệu

2.2.3 Kỹ năng ghi chép tài liệu

2.2.4 Hướng dẫn cho học viên kỹ năng hệ thống hoá, khái quáthoá tài liệu

2.2.4.1 Kỹ năng khái quát hoá

2.2.4.2 Kỹ năng hệ thống hoá

2.2.5 Kỹ năng tự kiểm tra – Tự đánh giá hoạt động tự học

2.3 Phát huy vai trò các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động tựhọc

Kết luận chương 2

Trang 3

quan điểm của Đảng về giáo dục-đào tạo, trong những năm quacùng với các Học viện nhà trường trong toàn quân, Học viện chínhtrị quân sự đang tích cực đổi mới nội dung, phương pháp dạy học,trong đó lấy nâng cao chất lượng tự học làm khâu đột phá, do đóchất lượng đào tạo được nâng lên rõ rệt Tuy nhiên, những năm họcvừa qua vẫn còn một bộ phận học viên trong đó có học viên đào tạogiáo viên khoa học xã hôi nhân văn chưa có phương pháp học tậphợp lý: Còn lúng túng trong việc tìm ra phương pháp tự học phùhợp, còn biểu hiện thụ động ỷ lại, thiếu sự tim tòi sáng tạo, nắm trithức cơ bản không chắc, việc vận dụng kiến thức liên ngành vàogiải quyết các vấn đề học tập còn hạn chế…, dẫn tới chất lượnggiáo dục chưa đáp ứng được mục tiêu yêu cầu đào tạo đặt ra Do

Trang 4

vậy hoạt động học tập của học viên đào tạo giáo viên khoa học xãhội nhân văn cấp trung đoàn- ở Học viện chính trị quân sự cầnphải tiếp tục đổi mới theo hướng một nền giáo dục hiện đại, pháthuy cao độ tính tích cực, chủ động, độc lập, sáng tạo của ngườihọc nhằm nâng cao chất lượng đào tạo toàn diện Phương hướng

đó dòi hỏi cần phải tập trung nâng cao năng lực tự học, phát huycao nhất nội lực học tập của học viên Xuất phát từ tầm quantrọng của vấn đề tự học mà trong những năm qua nhiều nhà khoahọc trong và ngoài quân đội đã tập trung nghiên cứu tự học dướinhững góc độ khác nhau.Nhưng chưa có công trình nào đi sâunghiên cứu về các giải pháp nâng cao chất lượng tự học của họcviên đào tạo giáo viên khoa học xã hội nhân văn- quân sự cấptrung đoàn ở Học viện chính trị quân sự, vì vậy tác giả mạnh dạnchọn vấn đề trên làm đề tài nghiên cứu của mình

2.Tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài.

Vấn đề tự học đã có nhiều công trình tiếp cận nghiên cứudưới các góc độ khía cạnh khác nhau

*Đề tài cấp bộ:

“Các giải pháp nâng cao chất lượng tự học của học viên các trường sỹ quan trong quân đội”

Do thiếu tướng PGS-TS-Lê Minh Vụ làm chủ nhiệm đề tài đã

đề cập hệ thống các giải pháp tự học của học viên nhà trườngquân sự.( )

*Đề tài khoa học cấp học viện:

Trang 5

“Những điều kiện tâm lý xã hội nâng cao chất lượng tự học các môn khoa học xã hội nhân văn của Học viên chinh trị quân sự” Do TS- Hoàng Đình Châu làm chủ nhiệm đề tài đã đề

cập tới một số vấn đề cơ bản của tự học và các biện pháp tácđộng vào quá trình tự học các môn khoa học xã hội nhân vănquân sự

*Đặc biệt một số đề tài đã xây dựng thành luận án, luận văn:

- Mai Văn Hoá với luận án tiến sỹ “Những giải pháp cơ bản bồi dưỡng phương pháp tự học cho học viên đào tạo sỹ quan ở các trường Đại học quân sự”

-Hồ Bá Cảnh trong luận văn thạc sỹ “Một số phương hướng nâng cao chất lượng tự học của học viên trường sỹ quan chính trị’’

(Luận văn thạc sỹ ĐHSP Hà Nội 1)

-Nguyễn Hữu Các với đề tài “Các biện pháp tăng cường quản lý hoạt động tự học của học viên ở Học viện chính trị quân sự”

(Luận văn thạc sỹ- Viện nghiên cứu phát triển giáo dục- Hà Nội)

Ngoài ra đóng góp vào phương hướng tổ chức hoạt động tựhọc, quản lý hoạt động tự học được một số tác giả đã nghiên cứukhá sâu sắc như:

Trịnh Quang Từ; Nguyễn Xuân Huỳnh Tất cả các côngtrình nghiên cứư nêu trên đã có những đóng góp tích cực vào làm

rõ cơ sở lý luận và thực tiễn của hoạt động tự học cũng như quản

Trang 6

lý tự học của học viên Tuy nhiên chưa có công trình nào đi sâunghiên cứu các giải pháp nâng cao chất lượng tự học cho đốitượng đào tạo giáo viên khoa học xã hội nhân văn cấp trungđoàn- ở Học viện chính trị quân sự dẫn đến kết quả học tập của họcviên chưa cao.

Xuất phát từ những lý do trên tác giả quyết định nghiên cứu đề

tài “Những giải pháp nâng cao chất lượng tự học của học đào tạo giáo viên khoa học xã hôi nhân văn- cấp trung đoàn - ở Học viện chính trị quân sự”

viên-3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài.

* Mục đích

Trên cơ sở lý luận và thực trạng hoạt động tự học của học viên

đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tự học của họcviên -đào tạo giáo viên khoa học xã hôi nhân văn- cấp trung đoàn - ởHọc viện chính trị quân sự

* Nhiệm vụ nghiên cứu

- Nghiên cứu cơ sở lý luận hoạt động tự học của học viên

- Nghiên cứu thực trạng hoạt động tự học của học viên

- Đưa ra một số giải pháp nâng cao chất lượng tự học của họcviên

4 Khách thể và đối tượng nghiên cứu của đề tài.

Trang 7

Chất lượng tự học và những giải pháp nâng cao chất lượng tựhọc của học viên -Đào tạo giáo viên khoa học xã hôi nhân văn- cấptrung đoàn- ở Học viện chính trị quân sự.

5.Giả thuyết khoa học.

Lý luận dạy học và thực tiễn dạy học hiện nay cho thấy chấtlượng tự học của học viên bị chi phối bởi nhiều nguyên nhân chủquan và khách quan Vì vậy nếu xây dựng động cơ tự học đúng đắncho học viên, rèn luyện cho họ có kỹ năng tự học tốt, tăng cườngđược các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động tự học sẽ góp phần nângcao chất lượng tự học của học viên đào tạo giáo viên KHXHNV cấptrung đoàn ở HVCTQS

6 Phạm vi nghiên cứu

Học viên - đào tạo giáo viên cấp trung đoàn – Hệ Sư phạm

(học viên K22, K23 đào tạo giáo viên cấp trung đoàn- Hệ sưphạm)

7 Cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu của

đề tài.

* Cơ sở lý luận.

Dựa trên cơ sở của chủ nghĩa Mác lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh,quan điểm của Đảng cộng sản Việt Nam về giáo dục đào tạo và côngtác tổ chức quản lý hoạt động giáo dục đào tạo trong các học viện nhàtrường quân đội hiện nay

* Cơ sở thực tiễn.

Dựa trên thực trạng tự học và chất lượng tự của học viên trongnhững năm học vừa qua và nhiệm vụ giáo dục đào tạo trong nhữngnăm tiếp theo

Trang 8

* Phương pháp nghiên cứu

Trong quá trình nghiên cứu chúng tôi đã phối hợp và vận dụngcác phương pháp sau

- Phương pháp nghiên cứu lý thuyết.

+ Sử dụng phối hợp các phương pháp phân tích, tổng hợp, phânloại, hệ thống hoá, mô hình hoá, khái quát hoá trong nghiên cứucác tài liệu lý luận và thực tiễn có liên quan

+ Các tác phẩm kinh điển của chủ nghĩa Mác Lê Nin và tưtưởng Hồ Chí Minh có liên quan tới đề tài nghiên cứu

+ Các văn kiện nghị quyết của Đảng cộng sản Việt Nam về lĩnhvực giáo dục

+ Các công trình nghiên cứu khoa học giáo dục có liên quan tới

đề tài nghiên cứu như: Các luận văn, báo cáo khoa học, các bài báo,báo cáo tổng kết các tài liệu đó được phân tích, nhận xét, phêphán, tóm tắt và trích dẫn phục vụ trực tiếp cho việc giải quyếtnhiệm vụ nghiên cứu đề tài

- Phương pháp nghiên cứu thực tiễn.

+Quan sát giờ tự học kết hợp với trao đổi trò chuyện với họcviên nhằm đánh giá thực trạng tổ chức tự học của học viên

+ Điều tra bằng phiếu hỏi ý kiến của học viên để đánh giá thựctrạng nhận thức, phương pháp hình thức tổ chức tự học của họcviên

8 Cái mới của đề tài.

- Bổ sung một số vấn đề lý luận và hoạt động tự học của họcviên

Trang 9

- Nghiên cứu thực trạng, tìm ra nguyên nhân và đề xuất các giảipháp phù hợp nhằm nâng cao chất lượng tự học của học viên- đàotạo giáo viên khoa học xã hôi nhân văn- cấp trung đoàn - ở Học việnchính trị quân sự.

9 Kết cấu đề tài.

Đề tài gồm phần mở đầu, 2 chương, kết luận kiến nghị, danhmục tài liệu tham khảo và phần phụ lục

Trang 10

Trong lịch sử giáo dục học vấn đề tự học đã được nhiều chuyêngia đầu ngành về giáo dục quan tâm nghiên cứu, cùng với sự pháttriển của khoa học giáo dục nó ngày càng được phát triển và hoànthiện.

- Ngay từ thời cổ đại nhà giáo dục vĩ đại của Trung Hoa đó làKhổng Tử (551 – 479 TCN) ông đã coi trọng mặt tích cực suy nghĩsáng tạo của người học Cách dạy của ông là gợi mở cho học trò tìm

ra chân lý Theo ông thầy giáo chỉ dạy cho học trò những kiến thứcmấu chốt nhất, còn các vấn đề khác học trò phải tự tìm ra, ngườithầy giáo không được làm thay cho học trò Ông đã từng nói

“Không giận vì mình không muốn biết thì không gợi mở cho, không bực vì không rõ được thì không bày vẽ cho, một vật có bốn góc, bảo cho biết một góc mà không suy ra ba góc kia thì không dạy nữa…”.

[5- 60]

- Thời kỳ cận đại nhà giáo dục người Tiệp Khắc cũ nay là nước

Cộng hoà Séc là J.A.Cômenski (1592 – 1670) đã từng nói “Không

có khát vọng trong học tập thì không trở thành nhân tài”.

Trong tác phẩm “phép giảng dạy vĩ đại” ông đã nêu ra nguyên

tắc, phương pháp giảng dạy nhằm phát huy tính tích cực chủ động của

Trang 11

học sinh Ông cương quyết phê phán lối dạy học áp đặt, giáo điều làmcho học sinh thụ động.

- Thời kỳ hiện đại

Tại nước cộng hoà liên bang Xô Viết, ngay sau khi cách mạngtháng mười Nga thành công N.K.Grúp Xcaia rất quan tâm đến vấn

đề tự học tự nghiên cứu của học sinh, sinh viên Bà nói: “Điều quan trọng nhất là dạy học sinh học tập mà không chờ đợi người khác làm điều đó thay mình Giáo viên không chỉ là diễn giả, còn học sinh là thính giả, không cần dạy cho họ biết “nghe” mặc dù điều đó

là hoàn toàn cần thiết, mà còn phải dạy cho họ biết tư cách làm việc như đọc, hiểu những điều đã đọc, kiểm tra bằng con đường nghiên cứu; tìm tài liệu, đánh giá tài liệu, tập hợp lựa chọn tài liệu”.

ở các nước Tây Âu và Mỹ nhiều học giả đã quan tâm tìm phương

pháp dạy học mới theo quan điểm “Lấy học sinh làm trung tâm”

,các phương pháp này được đưa vào thực nghiệm như “phương pháp tích cực hoá”, “phương pháp hợp tác” Qua đó đã giúp cho

người học phát huy vai trò chủ thể của mình trong quá trình nhậnthức

ở Việt Nam , hoạt động tự học chỉ thực sự được quan tâm dướinền giáo dục Xã hội chủ nghĩa Trong những tác phẩm và bài nóichuyện của Chủ Tịch Hồ Chí Minh , Người đã đề cập sâu sắc đếnvấn đề học tập và tự học của học sinh , sinh viên , của người cán bộ

Cách mạng Bác dạy " Cách học tập : phải lấy tự học làm cốt " [4

-67 ] Bác động viên toàn dân " Phải tự nguyện tự giác , coi việc học

là nhiệm vụ của ngời Cách mạng , phải cố gắng hoàn thành nhiệm

vụ , do đó mà tích cực , tự động hoàn thành kế hoạch học tập "

Trang 12

Những năm 60 tư tưởng về vấn đề tự học đã được nhiều tác giảtrình bày trực tiếp hay gián tiếp trong các công trình Tâm lý học ,Giáo dục học và Phương pháp giảng dạy bộ môn Các nhà Giáo dụchọc Việt Nam như Hà Thế Ngữ , Đặng Vũ Hoạt , Hà Thị Đức , TháiDuy Tuyên , Đặng Bá Lãm , Nguyễn Ngọc Bảo là những người tâmđắc và có nhiều công trình nghiên cứu về hoạt động tự học của ngư-

ời học Trong đó các tác giả đã đề cập tới các biện pháp sư phạmcủa người giáo viên nhằm nâng cao chất lượng tự học cho ngườihọc , hình thành ý thức tự học , bồi dưỡng phương pháp tự học ,đảm bảo các điều kiện vật chất cho người học , thường xuyên kiểmtra đánh giá việc tự học

Có thể nhận thấy rằng : Hoạt động tự học đã được nghiên cứu

và trở thành tư tưởng trong chiến lược phát triển giáo dục của Đảng

ta Nghị quyết Đại hội Đảng IX , nghị quyết Hội nghị Trung ương 2( Khoá VIII ) đã đề cập tới vấn đề " Tập trung nâng cao chất lượng "

" Phát triển phong trào tự học tự đào tạo thường xuyên , rộngkhắp "

Ngày 15/ 01 /1998 tại Hà Nội , Trung tâm nghiên cứu phát triển

tự học đã tổ chức hội thảo khoa học " Tự học , tự đào tạo , tư tưởngchiến lược của sự phát triển giáo dục Việt Nam " Khẩu hiệu của hộithảo là : " Tất cả vì năng lực tự học , tự đào tạo của dân tộc ViệtNam anh hùng và hiếu học "

Những năm gần đây , trong phong trào đổi mới phương pháp tựhọc , vấn đề " Dạy như thế nào để trong một thời gian quy định họcviên vừa hiểu bài , vừa trang bị một phương pháp luận để tự tìm hiểu

và rút ra những kết luận cho riêng mình " đã được đông đảo các tác giả

Trang 13

quan tâm nghiên cứu Tiêu biểu là Trung tâm nghiên cứu phát triển tựhọc - Hội khuyến học Việt Nam do Giáo sư Tiến Sĩ Nguyễn CảnhToàn làm Giám đốc đã cho ra đời những tác phẩm bàn luận về tự họcnhư : Nguyễn Cảnh Toàn ( chủ biên ) cùng các tác giả Nguyễn Kỳ, VũVăn Tảo , Bùi Tường với tác phẩm "Quá trình dạy - tự học"; "Học vàcách dạy học"; Phan Trọng Luận với "Tự học - Một chìa khoá vàng củagiáo dục"; Nguyễn Cảnh Toàn "Luận bàn và kinh nghiệm tự học"; Trần

Bá Hoành với tác phẩm" Vị trí của tự học, tự đào tạo trong quá trìnhdạy học, giáo dục và đào tạo "

Đối với giáo viên, học viên khoa giáo dục học quân sự - Họcviện chính trị quân sự đã có những luận án Tiến sĩ, luận văn Thạc

sĩ , và Khoá luận tốt nghiệp của nhiều tác giả đã nghiên cứu sâu sắc

về vấn đề tự học như các đề tài: “Những giải pháp cơ bản bồidưỡng phương pháp tự học cho học viên đào tạo sỹ quan ở các

trường Đại học quân sự” của tác giả Mai Văn Hoá “Một số

phương hướng nâng cao chất lượng tự học của học viên trường sỹquan chính trị” của tác giả Hồ Bá Cảnh “Các biện pháp tăngcường quản lý hoạt động tự học của học viên ở Học viện chính trịquân sự” của tác giả Nguyễn Hữu Các “Một số biện pháp nângcao hiệu quả hoạt động tự học của học viên trường Đại học biênphòng” của tác giả Hoàng Phổ Thông Trong đó công tác tự họccủa học viên được nghiên cứu ở các khía cạnh khác nhau nhưng đều

có cùng chung mục đích là nhằm nâng cao chất lượng học tập Như vậy vấn đề tự học đã được quan tâm từ rất lâu trong lịch sửgiáo dục và được nghiên cứu ở các góc độ khác nhau Các tác giảtrong và ngoài nước đã khẳng định được vị trí , vai trò , ý nghĩa ,

Trang 14

bản chất của hoạt động tự học và đưa ra các biện pháp tổ chức đảmbảo cho hoạt động tự học đạt kết quả cao Tuy nhiên , thực tế hoạtđộng tự học của học viên hiện nay vẫn là mối quan tâm đối với cácnhà giáo dục

Vì vậy, việc nghiên cứu vận dụng lý luận, tìm hiểu nguyên nhân

để đưa ra các biện pháp nhằm nâng cao chất lượng tự học của họcviên - đào tạo giáo viên - khoa học xã hội nhân văn cấp trung đoàn -

ở Học viện chính trị quân sự là việc làm rất cần thiết và cấp báchhiện nay

Theo Giáo sư- Tiến sĩ Nguyễn Cảnh Toàn: “Tự học là tự mình động não, suy nghĩ, sử dụng các năng lực trí tuệ (quan sát, so sánh, phân tích, tổng hợp…) để chiếm lĩnh một lĩnh vực hiểu biết nào đó của nhân loại, biến lĩnh vực đó thành sở hữu của mình”.[6 - 59, 60]

Theo giáo trình lý luận dạy học đại học quân sự, Tổng cục

Chính trị, Nhà xuất bản Quân đội nhân dân năm 2003 “Tự học

là hình thức học tập độc lập sáng tạo của người học, nhằm lĩnh hội, củng cố và vận dụng các kiến thức kỹ xảo, kỹ năng”.[8 -

234]

Trang 15

Như vậy từ các góc độ khác nhau nhưng khi quan niệm về tựhọc đều có điều chung là nhìn hoạt động tự học với bản chất của nó

là quá trình nhận thức tự giác, tích cực độc lập chiếm lĩnh tri thứchình thành kỹ xảo, kỹ năng của chính bản thân người học Từ đó

chúng ta có thể định nghĩa về hoạt động tự học như sau: Tự học là quá trình tự giác tích cực, độc lập, nhằm chiếm lĩnh tri thức, hình thành kỹ xảo, kỹ năng cho bản thân người học Trong quá trình đó, người học là chủ thể của nhận thức, huy động các chức năng tâm lý, tiến hành hoạt động nhận thức nhằm đạt được mục đích đã định.

* Chất lượng tự học.

Phạm trù "chất lượng" được từ điển bách khoa Việt Nam ấn

hành năm 1995 nêu rõ: "Chất lượng là phạm trù triết học, biểu thị những thuộc tính bản chất của sự vật, chỉ rõ nó là cái gì? Tính ổn định tương đối của sự vật, phân biệt nó với sự vật khác "[9- 419] Như vậy chất lượng chính là cái tạo nên phẩm chất, giá trị của một người, một sự vật, sự việc Đó là tổng thể các thuộc tính cơ bản,

khẳng định sự tồn tại của một sự vật, đồng thời nó cũng cho biết sựkhác nhau giữa các sự vật diễn ra trong thực tiễn [3- 419]

“Chất lượng tự học được tập trung ở kết quả nắm vững tri thức các môn học, hình thành tư duy giải quyết vấn đề, kỹ năng hoạt động nghề nghiệp và các phẩm chất nhận cách cần thiết theo mục tiêu yêu cầu đào tạo”[ 1- ]

* Tiêu chuẩn đánh giá chất lượng tự học.

Việc đánh giá chất lượng tự học các môn khoa học xã hội nhânvăn của học viên- Hệ sư phạm được dựa trên các tiêu chuẩn sau:

Trang 16

- Tiêu chuẩn tri thức: Là sự hiểu biết, là kết quả của sự phản

ánh hiện thực khách quan thông qua hoạt động của chủ thể nhậnthức, là kinh nghiệm của loài người tích luỹ được trong quá trìnhđấu tranh với tự nhiên, xã hội và hoạt động tư duy Những kinhnghiệm đó được các thế hệ nối tiếp nhau kế thừa một cách có phêphán, phát triển và không ngừng hoàn thiên trên cơ sở khái quát hoá,

hệ thống hoá thành hệ thống tri thức của học viên

Hệ thống tri thức bao gồm:

+ Những sự kiện khoa học, những tri thức phản ánh đối tượng,

sự vật, hiện tượng, quá trình diễn ra trọng thực tiễn cuộc sống Đặcbiệt là những lý thuyết, học thuyết, những nguyên lý, qui luật, phạmtrù

+ Những tri thức về phương pháp nhận thức khoa học, phươngpháp tự học, tự nghiên cứu

+ Kinh nghiệm hoạt động sáng tạo Đó là cơ sở hoạt động sángtạo của con người, hoạt động tư duy sáng tạo là biết cách phát hiệnvấn đề, giải quyết vấn đề theo phương án độc đáo và hiệu quả nhất + Những tri thức đánh giá: Là những hiểu biết có liên quan tớikhả năng nhận xét, phân tích, phê phán, đánh giá những quan điểm,những lý thuyết, những học thuyết

+ Hệ thống kỹ xảo, kỹ năng: bao gồm kỹ năng làm việc có kếhoạch, nghe giảng, đọc tài liệu, ghi chép, hệ thống hoá, khái quáthoá, trừu tượng hoá và kỹ năng phát hiện, xử lý thông tin

- Tiêu chuẩn về hoạt động trí tuệ

+ Độ sâu của hoạt động trí tuệ: Được biểu hiện học viên có khảnăng nắm vững ngày càng sâu sắc bản chất của sự vật hiện tượng

Trang 17

+ Tính linh hoạt của hoạt động trí tuệ: Được thể hiện học viêntiến hành hoạt động trí tuệ không những nhanh chóng mà còn dichuyển nhạy bén những tri thức và cách thức hoạt động trí tuệ cótính khái quát từ tình huống này sang tình huống khác một cáchsáng tạo Nhờ đó, mà học viên có thể thích ứng nhanh chóng vớicác tình huống nhận thức khác nhau.

+ Tính mền dẻo của hoạt động trí tuệ: Là hoạt động tư duy củahọc viên được tiến hành rễ ràng từ trừu tượng đến cụ thể, từ cụ thểđến trừu tượng Từ riêng lẻ đến khái quát và từ khái quát đến riênglẻ

+ Tính độc lập của hoạt động trí tuệ: Thể hiện ở chỗ học viên tựmình phát hiện ra vấn đề, tự mình đề xuất cách giải quyết và tựmình giải quyết được vấn đề

+ Tính nhất quán của hoạt động trí tuệ phản ánh tính lô gíc củahoạt động nhận thức của học viên, đảm bảo sự thống nhất tư tưởngchủ đạo từ đầu đến cuối, không mâu thuẫn

+ Tính phê phán của hoạt động trí tuệ: Là thể hiện học viên biếtphân tích, đánh giá, nhận xét các quan điểm của người khác đồngthời nêu ra được ý kiến chủ quan của mình và bảo vệ được ý kiếnđó

+ Tính khái quát của hoạt động trí tuệ: Được thể hiện ra khi giảiquyết mỗi loại nhiêm vụ nhận thức nhất định ở học viên có mô hìnhgiải quyết khái quát tương ứng Từ mô hình giải quyết khái quátnày, họ có thể vận dụng để giải quyết các nhiệm vụ cụ thể cùng loại.Năng lực hoạt động trí tuệ gồm:

Trang 18

+ Năng lực nhận thức thể hiện ra khả năng tư duy trừu tượng và

tư duy độc lập, khả năng tiên đoán chính xác kết quả, suy lý và suyluận tốt

+ Năng lực hành động thể hiện khả năng chiếm lĩnh tri thức,vân dụng tri thức, khả năng tự nghiên cứu và làm việc độc lập

+ Phát triển trí tuệ là phẩm chất cao của năng lực tư duy, nó biểuhiện khả năng giải quyết vấn đề mau lẹ, sáng tạo Phẩm chất tư duy sángtạo thể hiện tính độc đáo, không dập khuôn theo mẫu Phải có tính chấtmới lạ về phương án giải quyết

- Tiêu chuẩn về thái độ

Hoạt động tự học cần bồi dưỡng cho học viên lý tưởng, niềmtin, hình thành nên ở họ nhân sinh quan, thế giới quan khoa học;những phẩm chất đạo đức tốt đẹp cũng như thái độ, tác phong củangười giảng viên khoa học xã hội nhân văn, có tri thức có tay nghề,

có năng lực thực hành giảng dạy; năng động, sáng tạo; có khả năngthích ứng với những thay đổi nghề nghiệp; có ý thức thực hiện nghĩa

vụ công dân

* Vai trò của tự học.

Tự học có vai trò quan trọng trong các hình thức tổ chức dạyhọc và quan hệ chặt chẽ với các hình thức tổ chức dạy học khác, lànhân tố quyết định tới chất lượng và hiệu quả của việc dạy học

- Giúp cho học viên nắm vững tri thức, hiểu biết sâu sắc tri thức

và biết vận dụng tri thức kỹ xảo, kỹ năng vào giải quyết các nhiệm

vụ học tập và chức trách được giao

Trang 19

- Tự học giúp cho học viên hình thành phương pháp tự học phùhợp, làm phong phú và hoàn thiện hơn vốn hiểu biết của mình Hìnhthành phẩm chất trí tuệ và rèn luyện nhân cách người học.

- Tự học còn rèn luyện cho học viên có nếp sống văn minh,

phương pháp làm việc khoa học, đức tính kiên trì, óc phê phán vàlòng nhiệt tình say mê nghiên cứu

Từ đó chúng ta có thể khẳng định vai trò của hoạt động tự họcluôn giữ một vị trí rất quan trọng trong quá trình học tập của ngườihọc Tự học là nhân tố quyết định đến chất lượng và hiệu quả củahoạt động học tập

* Nội dung tự học.

Nội dung tự học bao gồm toàn bộ những tri thức do học viênđộc lập tiến hành, biểu hiện thông qua nhiệm vụ hàng ngày học tậptheo mục tiêu yêu cầu đào tạo Nội dung tự học có thể phân chia làm

ba dạng cụ thể như sau:

- Nội dung tự học cơ bản:

Là toàn bộ nội dung tự học của học viên theo nội dung chươngtrình đào tạo của khoá học, bao gồm: kiến thức cơ bản, kiến thức kỹnăng nghề nghiệp, tri thức phương pháp

- Nội dung tự học thường xuyên

Là nội dung tự học diễn ra hàng ngày, thể hiện ở nhiệm vụ giảiquyết các nhiệm vụ tự học Nội dung tự học rất phong phú bao gồm:Nghiên cứu bút ký, ghi chép tài liệu học tập, ghi nhớ tài liệu học tập,chuẩn bị nghe giảng, trao đổi , tranh luận, trò chuyện

- Nội dung tự học mở rộng

Trang 20

Ngoài nội dung tự học bắt buộc theo nội dung chương trình đàotạo của khoá học, Học viên có thể tự học, tự nghiên cứu tri thức theo

sở thích, sở trường của từng cá nhân Trong đó nội dung tự họcthường xuyên có ý nghĩa là phương tiện từng bước thực hiện vàhướng tới nội dung tự học cơ bản Nội dung tự học cơ bản biểu hiện

cụ thể và được thông qua nội dung tự học thường xuyên Nội dung

tự học mở rộng có tác dụng tích cực bổ xung làm phong phú hơncho nội dung tự học cơ bản và nội dung tự học thường xuyên

* Bản chất tự học

Bản chất hoạt động tự học của học viên trong nhà trường quân

sự là quá trình nhận thức có tính chất nghiên cứu của người học,được tổ chức trong điều kiện sư phạm quân sự nhất định

Quá trình tự học là quá trình vận động của người học từ chỗchưa biết đến chỗ biết và biết ngày càng đầy đủ sâu sắc và hoànthiện hơn Từ chỗ nắm vững tri thức đều nắm vững kỹ xảo, kỹ năng

và ngày càng ở mức độ cao hơn, vận dụng những kiến thức, kỹ xảo,

kỹ năng và các tình huống từ đơn giản đến phức tạp qua đó gópphần hình thành những phẩm chất và năng lực của người học

Hoạt động tự học của học viên không chỉ tuân theo qui luậtcủa quá trình nhận thức mà còn xuất phát từ động lực của hoạtđộng tự học Đây chính là kết quả của quá trình giải quyết cácmâu thuẫn vốn có trong quá trình tự học Trong quá trình nàyphải kể đến mâu thuẫn giữa mục tiêu yêu cầu đào tạo cao vớitrình độ khả năng của người học còn hạn chế Giải quyết đượcmâu thuẫn này trong quá trình tự học sẽ giúp cho học viên nâng

Trang 21

cao về mặt nhận thức, hoàn thiện và củng cố hệ thống tri thức kỹxảo, kỹ năng nghề nghiệp quân sự.

Như vậy có thể nói thực chất hoạt động tự học của học viên

là một quá trình nhận thức không có sự điều khiển trực tiếp củagiáo viên, mà giáo viên chỉ đóng vai trò là người tổ chức hướngdẫn một cách gián tiếp giúp cho học viên thực hiện các nhiệm vụhọc tập Đây thực sự là một quá trình học tập gian nan vất vả đòihỏi người học phải có động cơ mục đích rõ ràng, có ý chí quyết tâmvượt qua khó khăn thử thách, thường xuyên xây dựng và thực hiện

có hiệu quả kế hoạch học tập, lựa chọn cho mình phương pháp họctập phù hợp, khai thác tốt các điều kiện phương tiện học tập hiện có.Hoạt động tự học của học viên đòi hỏi chủ thể còn phải phát huytính tích cực của nhận thức, sẽ góp phần giải quyết các mâu thuẫncủa quá trình học tập

Tính tích cực của hoạt động nhận thức chúng ta có thể khái quátdưới 2 dạng bên trong và bên ngoài

- Bên trong: là thái độ của chủ thể hoạt động, đó là sự tựnguyện, tự giác, có nhu cầu hứng thú đối với việc học tập, có sự nỗlực cố gắng, kiên trì khắc phục khó khăn trong quá trình nắm trithức và có khả năng định hướng đối với nhiệm vụ nhận thức

- Bên ngoài: Đó là sự huy động cao nhất, các chức năng tâm lý

để chiếm lĩnh kiến thức, biểu hiện ra bên ngoài của nó là nhữngtrạng thái hoạt động tích cực Chẳng hạn là sự tập trung chú ý, sựcăng thẳng trí tuệ, sự tận dụng thời gian để thực hiện kế hoạch họctập và khả năng giải quyết các tình huống một cách sáng tạo

Trang 22

1) Nhóm kỹ năng kế hoạch hoá hoạt động tự học bao gồm các

kỹ năng:

- Xác định mục đích, nội dung và trình tự công việc cần làm

- Phân phối, sắp xếp thời gian cho từng công việc

2) Nhóm kỹ năng tổ chức thực hiện kế hoạch bao gồm

- Kỹ năng tiến hành các hành động nhận thức đối với quá trình

tự học, đảm bảo hoàn thành kế hoạch đề ra

- Kỹ năng đọc tài liệu, ghi chép tài liệu

- Kỹ năng hệ thống hoá, khái quát hoá kiến thức

3) Nhóm kỹ năng tự kiểm tra, đánh giá

Bao gồm các kỹ năng

- Xác định nội dung kiểm tra đánh giá

- Xây dựng chuẩn thang đánh giá

- Cách thức kiểm tra đánh giá

* Y nghĩa, vai trò của hoạt động tự học.

Trang 23

Hoạt động tự học có ý nghĩa quan trọng đối với kết quả học tậpcủa mỗi học viên Giúp cho học viên nắm vững tri thức, thông hiểutri thức, bổ sung và hoàn thiện tri thức, cũng như việc hình thànhcác kỹ năng, kỹ xảo tương ứng.

Hoạt động tự học có tác dụng giáo dục tình cảm và những phẩmchất đạo đức của bản thân, rèn luyện cho học viên cách suy nghĩ, làmviệc tự giác độc lập Hoạt động tự học xét về ý nghĩa lâu dài nócòn xây dựng cho học viên phương pháp học tập suốt đời, như

Lênin đã khẳng định: “Học - Học nữa, học mãi”.

* Yêu cầu đối với giáo viên và học viên.

- Đối với giáo viên.

+ Bảo đảm định hướng tư tưởng trong dạy học.

Giảng dạy các môn khoa học xã hôi nhân văn phải luôn luôngiữ vững định hướng chính trị giai cấp, đây là con đường gần nhấtgiúp cho học viên hình thành thế giới quan, phương pháp luận khoahọc và xây dựng niềm tin cho học viên Được thể hiện thông quaviệc giảng dạy phản ảnh tính chiến đấu, đấu tranh không khoan

nhượng với những quan điểm sai trái như “Đa nguyên đa Đảng , Đòi phi chính trị hoá quân đội ”

+ Sự đa dạng về hình thức giảng dạy.

Quá trình truyền thụ kiến thức đòi hỏi người giáo viên phảidụng tổng hợp các hình thức giảng dạy nhằm phát huy cao độ cácgiác quan của người học tham gia vào quá trình lĩnh hội tri thức.Việc giảng dạy các môn khoa học xã hôi nhân văn nếu không có cáchình thức phù hợp hoặc chỉ sử dụng một hình thức truyền thụ mộtchiều thì không mang lại hiệu quả cao Do vậy ngoài hình thức bài

Trang 24

giảng giáo viên cần tích cực sử dụng các hình thức dạy học khác có

ưu thế để phát huy tính tích cực của người học, tăng cường tính trựcquan, tính thực tiễn, tạo điều kiện cho học viên tiếp thu bài học quanhiều kênh như: bài giảng, Xê mi na, trao đổi, tham quan, chuyên đề

là phương pháp dạy học phát huy tính tích cực của nhận thức, đồngthời phải chứng minh, luận giải những mâu thuẫn giữa lý luận và thựctiễn đang đặt ra tạo ra hứng thú cho người học

* Đối với học viên.

Quá trình tự học các môn khoa học xã hôi nhân văn đòi hỏi họcviên phải có lập trường quan điểm rõ ràng, kết hợp chặt chẽ giữa tưduy trừu tượng với tư duy cụ thể, nắm chắc lý luận đi đôi vận dụng

lý luận vào thực tiễn, không quá lệ thuộc máy móc vào câu chữ vànhững khái niêm trừu tượng Cách nghe giảng, cách đọc tài liệu,cách ghi chép, thu thập xử lý thông tin, hệ thống hoá, khái quát hoátài liệu, học viên cần lựa chon cho phù hợp với nội dung của từngmôn học

1.2 Thực trạng chất lượng tự học và việc thực hiện các giải pháp tự học của học viên - đào tạo giáo viên khoa học xã hôi nhân văn- cấp trung đoàn - ở Học viện chính trị quân sự

* Đặc điểm tự học của học viên

Trang 25

Năm học 2005 - 2006 Học viện chính trị quân sự tiếp tục thựchiện nghị quyết Trung ương 2 khoá VIII về giáo dục và đào tạo,Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX, nghị quyết 94 Đảng

uỷ quân sự trung ương và Chỉ thị số 76/CT-HV4 của Ban Giám đốcHọc viện về việc nâng cao chất lượng học tập của học viên

Là đơn vị được cấp trên giao nhiệm vụ đào tạo cán bộ chính trịcác cấp trong quân đội và đào tạo giáo viên khoa học xã hôi nhânvăn Riêng đối tượng đào tạo giáo viên khoa học xã hôi nhân văn-cấp trung đoàn kết thúc năm học học 2004-2005 đã đào tạo được 21khoá Hiên đang tiếp tục đào tạo hai khoá là K22 và K23 với tổngquân số 258 học viên, gồm 6 chuyên ngành

Triết học, Kinh tế chính trị, Chủ nghĩa xã hội khoa học, Lịch sửĐảng, Giáo dục học và Công tác đảng, công tác chính trị Đây lànhững học viên có tuổi đời từ 28 – 38 tuổi, tuổi quân từ 12 – 22năm, trước khi về Học viện học tập họ là những cá nhân tiêu biểu vềbản lĩnh chính trị, năng lực và kinh nghiệm công tác Có khả năng

và xu hướng nghề nghiệp sư phạm, được các học viện, nhà trườngtrong toàn quân tín nhiệm gửi về học tập

Thời gian đào tạo đối với lớp giáo viên khoa học xã hôi nhânvăn- cấp trung đoàn trước đây là 3 năm, đến nay rút xuống 2 năm,nhưng số lượng và nội dung các môn học không giảm xuống mà còntăng thêm một số môn học mới đã đặt ra sức ép về thời gian chongười học Từ đó xuất hiện một mâu thuẫn trong quá trình đào tạogiữa một bên là mục tiêu yêu cầu đào tạo cao với thời gian đào tạohạn chế Cho nên trong quá trình lên lớp giáo viên không thể truyềnthụ hết toàn bộ những tri thức cần trang bị cho người học Mà ở đây

Trang 26

giáo viên chỉ trình bày những kiến thức cơ bản, cốt lõi của môn học.Những nội dung còn lại giáo viên chỉ định hướng cho học viênnghiên cứu vào thời gian sau bài giảng Song thực tế học viên- đàotạo giáo viên khoa học xã hôi nhân văn- cấp trung đoàn - ở Học việnchính trị quân sự không phải học viên nào cũng thực hiện tốt hoạtđộng tự học sau bài giảng Vẫn còn sảy ra hiện tượng mặc dù giáoviên đã hướng dẫn hoạt động tự học nhưng học viên vẫn thực hiệnkhông tốt, mang tính chất qua loa đại khái, hoặc đối phó với các kỳthi và kiểm tra, không nắm được bản chất của vấn đề học tập, dẫn đếnkết quả học tập không cao.

* Tính tích cực chủ động trong tự học

Đặc điểm tự học là người học chủ động chiếm lĩnh lấy tri thức,

do vậy tính tích cực chủ động trong tư học là một nhân tố quyếtđịnh chất lương hiệu quả tự học Nó được biểu hiện thông qua thái

độ tự học, chấp hành kế hoạch tự học, có phương pháp học tập hiệuquả, tranh thủ thời gian để làm giàu tri thức của mình Nhưng thực

tế ở đối tượng đào tạo giáo viên khoa học xã hôi nhân văn- cấptrung đoàn vẫn còn có học viên chưa có phương pháp học tập phùhợp, nhận thức đúng ý nghĩa tác dụng kế hoạch tự học cho nên dẫntới việc làm kế hoạch không thường xuyên, hoặc mang tính chất saochép kế hoạch của lớp, khoá để đối phó với cấp trên khi kiểm tra,nhiều học viên chưa có phương pháp học tập có hiệu quả, chưa tậndụng hết thời gian tự học

* Tổ chức hoạt động tự học

Hoạt động tự học của học viên - đào tạo giáo viên khoa học xãhôi nhân văn- cấp trung đoàn được tổ chức biên chế theo từng

Trang 27

chuyên ngành lớp học có sự quản lý chặt chẽ của Lớp, Khoá, Hệ.Song việc tổ chức quản lý còn mang nặng tính hành chính, hạn chếtính chủ động sáng tạo của người học, gây không khí gò bó, xuấthiện tư tưởng đối phó trong giờ tự học Bên cạnh đó vai trò của cán

bộ kiêm chức, trực ban chưa được phát huy có hiệu quả, một số íthọc viên thiếu tự giác trong xây dựng môi trường văn hoá tự học

* Kết quả nắm tri thức

Theo báo cáo tổng kết năm học 2004-2005 của khoá học thì kếtquả năm tri thức của học viên được đánh giá loại khá, nhưng việcnắm tri thức chưa đồng đều, một số ít năm kiến thức chưa vữngchắc Được thể hiện thông qua khả năng phân tích, khái quát, tổnghợp vấn đề, nhân dạng những thông tin cốt lõi, phản ánh bản chấtcủa vấn đề, hướng tư duy vấn đề còn chưa tốt, trong nhận thức bàihọc còn mang tính xuôi chiều, chưa biết vận dụng những kiến thứcliên ngành vào giải quyết môt nhiêm vụ nhận thức Cách nắm bài vànhớ bài còn mang tính máy móc dẫn tới khó hiểu khó nhớ gây tâm

lý ngại học, ngại suy nghĩ, thậm chí mất tự tin khi bước vào thi hếtmôn Việc liên hệ vận dụng kiến thức của bài học vào thực tiễn cònchưa sát, việc đấu tranh với những quan điểm sai trái còn chưamang tính luận chiến cao

* Đặc điểm tự học các môn khoa học xã hội nhân văn.

Hội nghị lần thư 6 ban chấp hành trung ương Đảng khoá IX

khẳng định “Khoa học xã hội và nhân văn đã đóng góp quan trọng trong việc khẳng định chủ nghĩa Mác Lê Nin, Tư tưởng Hồ Chí

Trang 28

Minh, con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta, phát triển tư duy lý luận, nâng cao nhận thức chính trị của người dân, cung cấp luận cứ khoa học cho hoạch định đường lối, chính sách đổi mới đất nước”( 8 - 70)

Khoa học xã hội nhân văn với tư cách là một khoa học nghiêncứu trong lĩnh vực quân sự, bao gồm các môn: Triết học, Kinh tếchính trị,Chủ nghĩa xã hội khoa học, Lịch sử Đảng, Tư tưởng Hồ chíMinh được giảng dạy cho học viên đào tạo giáo viên cấp trungđoàn Đây là môn học có những nét đặc trưng riêng chẳng hạn như:học thuyết Mác Lê Nin về chiến tranh quân đội, Kinh tế quân sự,Tâm lý học quân sự, Giáo dục học quân sự, Xã hội học quân sự,Lịch sử nghệ thuật quân sự Tự học các môn khoa học xã hội nhânvăn là tổng hợp các cách thức, biện pháp thu thập, xử lý, vận dụngthông tin phù hợp với đặc điểm của các môn học do vậy tự học cácmôn khoa học xã hội nhân văn có các đặc điểm sau:

- Tự học các môn khoa học xã hội nhân văn gắn liền với đặcđiểm tư duy lô gíc của mỗi học viên

- Tự học các môn khoa học xã hội nhân văn gắn chặt và bi chiphối bởi trải nghiệm cá nhân học viên trong lĩnh vực quân sự

- Tự học các môn khoa học xã hội nhân văn trong mối quan hệvới tri thức và phương pháp nghiên cứu của các khoa học quân sự.-Tự học các môn khoa học xã hội nhân văn đòi hỏi học viên phải

có tư duy khái quát hoá cao, phải tích cực đọc tài liệu, khái quát tàiliệu kết hợp với việc ghi chép một cách khoa học mới đáp ứng đượcyêu cầu đào tạo của khoá học

1.2.1 Nhận thức của học viên về hoạt động tự học.

Trang 29

Với thời gian đào tạo 2 năm, Phải tiếp thu một khối lượng trithức khá lớn để sau khi ra trường trở thành những nhà sư phạmgiảng dạy các môn khoa học xã hội nhân văn quân sự cho nên đa

số học viên đã nhận thức đúng vị trí, ý nghĩa tầm quan trọng củahoạt động tự học Được biểu hiện thông qua trên lớp tích cực chú

ý nghe giảng, ghi chép bài, hăng hái thảo luận, đóng góp ý kiếnxây dựng bài, liên hệ giữa lý luận với thực tiễn Và tích cực thựchiện các công việc trước và sau bài giảng Tuy nhiên vẫn còn một

số học viên chưa nhận thức đầy đủ đúng đắn vị trí, ý nghĩa, tầmquan trọng của hoạt động tự học, cho rằng đi học để cốt lấy bằngcấp, để thăng quân hàm, để được đề bạt bổ nhiệm, hoặc là điềukiện thuận lợi để lựa chọn vị trí công tác mới sau khi ra trường.Nhận thức đúng vị trí tầm quan trọng của hoạt động tự học còngắn với hứng thú học tập Đây là nhân tố quan trọng ảnh hưởngđến chất lượng học tập và kết quả tự học của học viên Nếu họcviên nhận thức đúng, có hứng thú trong học tập, thì sẽ quyết tâmkhát khao tìm tòi, chiếm lĩnh tri thức mới Ngược lại nếu họcviên không hứng thú trong học tập thì dẫn tới tình trạng học viênlười suy nghĩ, học để lấy điểm, học để đối phó với việc thăngquân hàm, đánh giá chất lượng đảng viên và năng lực cán bộhàng năm

1.2.2 Động cơ tự học của học viên

Trang 30

Mọi hoạt động của con người bao giờ cũng được thúc đẩy bởinhững động cơ nhất định Khi có động cơ thúc đẩy họ sẽ có tinhthần, ý chí quyết tâm vượt qua mọi khó khăn trở ngại để đạt đượcmục đích của mình Đối với học viên khi có động cơ thúc đẩy họ sẽtập trung cao độ tâm trí của mình vào nhiệm vụ học tập, hướng toàn

bộ quá trình tâm lý của mình vào lĩnh hội tri thức, làm cho quá trìnhtri giác tài liệu chính xác hơn, ghi nhớ nhanh hơn, lâu hơn và tư duyvấn đề sâu sắc hơn Thực tế qua nghiên cứu động cơ của 60 đồngchí học viên - đào tạo giáo viên khoa học xã hôi nhân văn- cấp trungđoàn – ở Học viện chính trị quân sự cho thấy

T

T Tên động cơ

Tổng sốHV

Số xác

1 Khát vọng chiếm lĩnh tri thức 60 8 13,4

2 Lấy điểm thăng quân hàm,

phân tích đánh giá đảng viên

Trang 31

khác Chẳng hạn hình thành động cơ ham muốn hiểu biết, hứng thúhọc tập làm chủ tri thức và có kiến thức vững vàng để sau này trởthành người giáo viên làm công tác giảng dạy, hoặc đảm nhiệmnhững vị trí công tác tương đương Đó mới chính là động cơ thúcđẩy mạnh mẽ học viên tự học, tự nghiên cứu.

1.2.3 Hình thức tự học của học viên.

Hình thức tự học là nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng tự họccủa học viên Vì vậy muốn học tập đạt kết quả cao, học viên phảibiết lựa chọn cho mình những hình thức học tập thích hợp vớinhững điều kiện, đặc điểm nhận thức của bản thân Đối với học viênđào tạo - giáo viên khoa học xã hôi nhân văn- cấp trung đoàn quátrình điều tra chúng tôi thu được kết quả như sau:

T

TT Các hình thức tự học

Thườngxuyên

khôngthườngxuyên

Không sửdụng

Trang 32

cũng có tới 60/60 đồng chí, chiếm tỷ lệ 100% Các hình thức họctập khác ít sử dụng hoặc không sử dụng Hình thức học tập truytrao theo nhóm bạn học viên sử dụng không thường xuyên là26/60 đồng chí, chiếm tỷ lệ 43%, học viên không sử dụng 30/60đồng chí, chiếm tỷ lệ 50% Các hình thức khác học viên sử dụngkhông thường xuyên có 22/60 đồng chí, chiếm tỷ lệ 36,6%, họcviên không sử dụng có 38/60 đồng chí, chiếm tỷ lệ 63,4% Quađây chúng ta có thể thấy rằng hình thức tự học tập cá nhân làhình thức tự học cơ bản của học viên - đào tạo giáo viên khoa học

xã hôi nhân văn- cấp trung đoàn nhưng không phải là hình thức

tự học duy nhất Để nâng cao chất lượng tự học của học viên cầnphải kết hợp với các hình thức tự học khác Bởi vì mỗi hình thức

có những ưu nhược điểm khác nhau, nếu học viên biết kết hợpcác hình thức cho phù hợp với trình độ và điều kiện của mình thì

sẽ phát huy được ưu điểm, khắc phục được nhược điểm của từnghình thức góp phần nâng cao chất lượng tự học của học viên

1.2.4 Phương pháp tự học của học viên

Kết quả học tập của học viên có một nhân tố đóng vai trò quantrọng đó là phương pháp tự học Như vậy phương pháp tự học củahọc viên thực chất là con đường, cách thức, biện pháp mà người họclựa chọn cho mình trong quá trình học tập Quá trình nghiên cứuphương pháp tự học của 60 học viên - đào tạo giáo viên khoa học xãhôi nhân văn- cấp trung đoàn - ở Học viện chính trị quân sự tác giảthu được kết quả như sau:

Trang 33

TT Các phương

pháp

Thườngxuyên

Không thườngxuyên

Không sử

dụngS

53,3

14

23,3

14

23,3

33,3

40

66,7

33,3

2

16

26,6

36,6

38

65,4

26

43,4

Qua điều tra chúng ta thấy rằng nhìn chung học viên trong khoá

đã biết sử dụng nhiều phương pháp tự học Trong đó phương pháphọc vở ghi kết hợp sách giáo khoa chiếm tỷ lệ khá cao, số họcthường xuyên có 24/60 đồng chí = 40%, không thường xuyên36/60 đồng chí = 60% Đặc biệt là đối tượng đào tạo - giáo viênkhoa học xã hôi nhân văn- cấp trung đoàn đã có kinh nghiệmtrong cuộc sống và công tác, nên đã sử dụng phương pháp học

Trang 34

liên hệ với thực tiễn chiếm tỷ lệ tương đối cao, số thường xuyên20/60 đồng chí = 33,3% không thường xuyên 24/60 đồng chí =40% và chỉ có 16/60 đồng chí = 26,6% là không sử dụng Ngoài

ra học viên còn biết sử dụng một số phương pháp tự học khác gópphần nâng cao chất lượng đào tạo Song một vấn đề nổi lên đángquan tâm là hiện tượng học viên sử dụng phương pháp học theo

đề cương phôtô của khoá trước để lại vẫn còn phổ biến, số thườngxuyên 32/60 đồng chí = 53,3%, không thường xuyên 14/60 đồngchí = 23,3%, không sử dụng chỉ có 14/60 đồng chí = 23,3% Cóthể nói đây là phương pháp học tập đơn giản, ít phải động não,thiếu tính tích cực độc lập sáng tạo, bởi đây là những kiến thức đãđược học viên của các khoá trước gia công, chế biến sẵn, nếu quátập trung phương pháp này thì học viên sẽ ảnh hưởng đến chấtlượng học tập và phương pháp tư duy của mình

1.3 Những nguyên nhân ảnh hưởng tới chất lượng tự học của học viên

Hoạt động tự học của học viên là một quá trình nỗ lực thườngxuyên liên tục, chịu tác động của nguyên nhân chủ quan và kháchquan

1.3.1 Nguyên nhân chủ quan

* Nhận thức về vị trí ý nghĩa tầm quan trọng của hoạt động tự học.

Đa số học viên đào tạo - giáo viên khoa học xã hôi nhân văn- cấptrung đoàn có nhận thức đúng vị trí, ý nghĩa tầm quan trọng của hoạtđộng tự học, đây là nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng và kết quả họctập của học viên Nếu nhận thức đúng về tự học thì sẽ giúp cho học

Trang 35

viên có kế hoạch học tập phù hợp, xây dựng động cơ thái độ học tậpđúng đắn, chủ động vượt qua những khó khăn trở ngại để quyết tâmthực hiện có kết quả những mục tiêu của mình đề ra trong học tập.Nhưng thực tế hiện nay vẫn còn một số ít học viên không nhận thứcđúng về vị trí, ý nghĩa, tầm quan trọng của hoạt động tự học cho rằngmặc dù mình học ở Hệ Sư phạm nhưng sau này ra trường chưa chắc

đã làm giáo viên hoặc không muốn làm giáo viên Cá biệt có trườnghợp mơ hồ mất cảnh giác, hoang mang giao động trước những diễnbiến của tình hình trong nước và trên thế giới, nên cho rằng việc họctập các môn lý luận Mác-Lênin là giáo điều, xa rời với thực tiễn Đâycũng chính là những nguyên nhân ảnh hưởng tới chất lượng học tập củahọc viên

* Sự quyết tâm của học viên

Qua nghiên cứu trong khoá học phần lớn học viên cho rằng sự

nỗ lực quyết tâm của cá nhân có ảnh hưởng rất lớn đến kết quả họctập của người học Thực tế chứng minh rằng bất kỳ hoạt động nàocủa con người, dù trong điều kiện nào, nếu không có sự nỗ lực khắcphục khó khăn kiên trì chịu khó không thể thành công được Như

EĐISƠN đã từng nói: “Sự thành công của con người chỉ có 1% là thiên tài, còn 99% là mồ hôi và nước mắt”.

Hơn nữa hoạt động tự học của học viên là hoạt động nghiên cứumang tính chất độc lập của cá nhân do vậy sự nỗ lực và quyết tâmcủa người học là nhân tố quyết định đến chất lượng và hiệu quả họctập

* Phương pháp, hình thức tổ chức tự học của học viên

Ngày đăng: 24/04/2022, 15:34

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

khác. Chẳng hạn hình thành động cơ ham muốn hiểu biết, hứng thú học tập làm chủ tri thức và có kiến thức vững vàng để sau này trở thành người giáo viên làm công tác giảng dạy, hoặc đảm nhiệm những vị trí công tác tương đương - LUẬN văn những giải pháp nâng cao chất lượng tự học của học viên  đào tạo giáo viên khoa học xã hôi nhân văn  cấp trung đoàn   ở học viện chính trị quân sự
kh ác. Chẳng hạn hình thành động cơ ham muốn hiểu biết, hứng thú học tập làm chủ tri thức và có kiến thức vững vàng để sau này trở thành người giáo viên làm công tác giảng dạy, hoặc đảm nhiệm những vị trí công tác tương đương (Trang 31)
Các hình thức tự học Thường xuyên - LUẬN văn những giải pháp nâng cao chất lượng tự học của học viên  đào tạo giáo viên khoa học xã hôi nhân văn  cấp trung đoàn   ở học viện chính trị quân sự
c hình thức tự học Thường xuyên (Trang 65)

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w