Phát huy vai trò các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động tự học.

Một phần của tài liệu LUẬN văn những giải pháp nâng cao chất lượng tự học của học viên đào tạo giáo viên khoa học xã hôi nhân văn cấp trung đoàn ở học viện chính trị quân sự (Trang 55 - 69)

2.3. Phát huy vai trò các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt độngtự học. tự học.

Chất lượng tự học của học viên được quyết định chủ yếu tính tích cực, chủ động, sáng tạo của bản thân học viên. Nhưng hoạt động tự học của học viên diễn ra trong những điều kiện sư phạm nhất định, đó là một quá trình toàn vẹn, vì vậy chất lượng hoạt động tự học còn chịu sự chi phối của các nhân tố khác như : hoạt động của đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý, các vật chất đảm bảo,…

*Đối với giáo viên.

Hoạt động học tập của học viên trong nhà trường quân sự là quá trình nhận thức có tính chất nghiên cứu của người học. Nhưng trên

thực tế học viên - đào tạo giáo viên khoa học xã hôi nhân văn- cấp trung đoàn chưa ý thức được tầm quan trọng của việc tự học, tự nghiên cứu, chưa chọn cho mình phương pháp tự học, có hiệu quả. Vì vậy giáo viên cần hướng dẫn cho học viên biết cách tự học ở trên lớp, trên thư viện và tại đơn vị. Biết tìm đọc sách báo, tài liệu có liên quan đến học tập nghề nghiệp tương lai của mình bằng cách đưa ra các câu hỏi, các tình huống có vấn đề và định hướng, hướng dẫn cho học viên nghiên cứu nhằm phát huy tinh thần chủ động sáng tạo của người học.

Hướng dẫn cho học viên chủ động, tự kiểm tra, đánh giá rút kinh nghiệm để hình thành kỹ xảo, kỹ năng và thói quen tự học, tự nghiên cứu.

Quán triệt tốt mục tiêu giảng dạy trong thời kỳ mới, đổi mới cả tư duy sư phạm và hành động sư phạm, từng bước chuyển phương pháp giảng dạy lấy thuyết trình là chính sang đa dạng hoá các phương pháp và hình thức giảng dạy, chú trọng định hướng cho học viên tự học, tự nghiên cứu.

Hướng dẫn cho học viên biết lựa chọn và phối hợp các hình thức phương pháp tự học phù hợp với đặc điểm và trình độ nhận thức của từng người, rèn luyện cho học viên có cách học thường xuyên theo phương châm “Học bài nào xào bài ấy”, làm đề cương, sơ đồ hoá kiến thức, tóm tắt những vấn đề cơ bản sau mỗi bài là công việc quan trọng cần thiết của học viên.

Hướng dẫn cho học viên vận dụng những kiến thức của môn học, bài học vào giải quyết những vấn đề thực tiễn của xã hội và

quân đội đang đặt ra, biết kết hợp hài hoà giữa hình thức học độc lập cá nhân với hình thức học tập thể như: học theo nhóm, theo tổ học tập.

* Đối với cán bộ quản lý.

Với vai trò vừa là người quản lý chỉ huy, vừa là người hướng dẫn học viên học tập nghiên cứu, nên có điều kiện gần, gũi, nắm bắt được đặc điểm của học viên trong hoạt động giờ tự học, do vậy cán bộ quản lý cần định hướng cho học viên phương pháp học tập nghiên cứu phù hợp, giúp giải quyết những vấn đề khó khăn, vướng mắc trong quá trình nhận thức của học viên ngay tại đơn vị. Đặc biệt cần duy trì nghiêm túc có nề nếp thời gian tự học, tự nghiên cứu, thường xuyên kiểm tra đôn đốc, nhắc nhở những học viên có biểu hiện vi phạm qui định giờ tự học. Hàng tuần, hàng tháng làm tốt việc nhận xét, đánh giá học viên về chất lượng tự học thông qua việc giao ban, sinh hoạt và điểm danh động viên khen thưởng kịp thời những tập thể cá nhân tích cực trong hoạt động tự học, tự nghiên cứu, qua đó phát động phong trào tự học, tự rèn trong toàn khoá học.

* Đối với phòng đào tạo.

Tiếp tục đổi mới nội dung chương trình dạy học cho sát với mục tiêu yêu cầu đào tạo, xây dựng chương trình huấn luyện sát thực hiệu quả, tăng thời lượng học thực hành và thực tập ở một số môn học như: chuyên ngành và Công tác đảng- Công tác chính trị, đồng thời giảm bớt một số môn học không sát với nhiệm vụ của người học, đổi mới cách thức thi và kiểm tra. Khắc phục tình trạng chương

trình huấn luyện nặng về lý thuyết nhẹ về thực hành không sát với thực tiễn nhiệm vụ của người học đảm nhiệm khi ra trường.

*Về hệ thống giáo trình tài liệu.

Những năm qua Học viện rất quan tâm đầu tư mua sắm biên soạn hệ thống giáo trình tài liệu. Tuy nhiên hệ thống giáo trình, tài liệu vẫn chưa đáp ứng nhu cầu học viên tự học, tự nghiên cứu. Nhiều giáo trình, tài liệu được biên soạn đã lâu năm nên bị hư hỏng rách nát nội dung đã lạc hậu so với thực tiễn học tập nghiên cứu hiện nay.

Do đó Học viện cần tiếp tục quan tâm mua sắm, biên soạn và biên soạn lại số giáo trình đã cũ nát, lạc hậu, nhằm nâng cao chất lượng học tập nghiên cứu của học viên.

*Về cơ sở vật chất.

Học viên cần tạo điều kiện tốt về cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ tự học như phòng học chuyên dùng, phòng đọc, thư viện điện tử. Đặc biệt đối với phòng đọc ở thư viện Học viện cần tạo điều kiện mở cửa nhiều buổi trong ngày (sáng – chiều – tối) kể cả ngày thứ bảy và chủ nhật để học viên có điều kiện tự học tự nghiên cứu một cách thường xuyên góp phần nâng cao chất lượng tự học của học viên.

Nâng cao chất lượng tự học các môn khoa học xã hội nhân văn của học viên - Hệ sư phạm được thực hiện bằng các giải pháp tác động và chi phối quá trình tự học. Đây thực chất là quá trình chuẩn bị tâm thế, nâng cao nhận thức rèn luyện kỹ năng thực hiện tốt các bước các khâu trong quá trình tự học, đồng thời chuẩn bị tốt các điều kiện cần thiết khác cho học viên, tránh tình trạng bị động đối phó trong hoạt động tự học.

Các biện pháp trên có vai trò không ngang bằng nhau nhưng có mối quan hệ khăng khít, hỗ chợ lẫn nhau, tạo điều kiện cho nhau, phát huy kết quả của nhau trong một chỉnh thể thống nhất, do vậy phải tiến hành đồng bộ không được xem nhẹ hoặc bỏ qua phương pháp nào. Tuy nhiên trong từng giai đoạn và từng điều kiện cụ thể thì các giải pháp cần được nghiên cứu vận dung phù hợp để mang lại hiệu quả thiết thực nhất đáp ứng mục tiêu, yêu cầu, nhiệm vụ giáo dục đào tạo trong giai đoạn mới.

Kết luận và kiến nghị.

Cùng với chiến lược phát triển giáo dục ở nước ta giai đoạn 2001-2010 thì quá trình đào tạo- giáo viên - ở Học viện chính trị quân sự vấn đề nâng cao chất lượng tự học đang là mối quan tâm sâu sắc của các nhà nghiên cứu giáo dục. Bởi hoạt động tự học của học viên có vai trò rất quan trọng, đây là một yếu tố trực tiếp quyết định đến chất lượng đào tạo học viên. Với thời gian đào tạo của toàn khoá học là 2 năm đây là quĩ thời gian hết sức ngắn ngủi do vậy đòi hỏi học viên phải chủ động, tích cực học tập nghiên cứu, nắm vững kiến thức khoa học, có phương pháp tự học, tự nghiên cứu đáp ứng

nhu cầu giảng dạy của người giáo viên khoa học xã hội nhân văn quân sự. Trong phạm vi đề tài “Một số giải pháp nâng cao chất

lượng tự học các môn khoa học xã hôi nhân văn của học viên- Hệ sư phạm ở Học viên chính trị quân sự” Tác giả hy vọng sẽ đóng góp

những ý tưởng nhỏ của mình vào việc nâng cao chất lượng đào tạo của học viên.

Với quá trình nghiên cứu lý thuyết, thực tiễn, quan sát trao đổi trò chuyện, điều tra bằng phiếu cho thấy thực tế chất lượng tự học các môn khoa học xã hôi nhân văn của học viên- Hệ sư phạm ở Học viên chính trị quân sự còn nhiều bất cập. Để cải tiến tình hình đó tác giả đi sâu nghiên cứu các giải pháp nâng cao chất lượng tự học của học viên. Song đây chưa phải là những giải pháp tối ưu áp dụng phù hợp cho mọi đối tượng là học viên- đào tạo giáo viên khoa học xã hôi nhân văn. Vì vậy quá trình vân dụng phải hết sức linh hoạt, sáng tạo tránh dập khuôn máy móc, đồng thời không ngừng bổ sung hoàn thiện các giải pháp nói trên cho phù hợp đối với từng môn học, từng chuyên ngành đào tạo đào. Quá trình nghiên cứu đề tài tác giả xin kiến nghị một số vấn đề sau.

*. Làm tốt công tác tuyển sinh đầu vào.

Công tác tuyển sinh đầu vào là một yếu tố quan trọng đối với mỗi khoá học. Trên thực tế công tác tuyển sinh đầu vào đối với lớp đào tạo giáo viên cấp trung đoàn vẫn còn những bất cập, có những đồng chí không có xu hướng nghề nghiệp, khả năng sư phạm hạn chế, kiến thức nền tảng ban đầu thấp hơn so thấp hơn so với mục tiêu yêu cầu đào tạo, dẫn đến quá trình học tập nhận thức chậm, thiếu ý chí quyết tâm phấn đấu tạo ra sức ỳ trong môi trường sư phạm. Xuất

phát từ đặc điểm nêu trên quá trình tiến hành công tác tuyển sinh cấn quán triệt các yêu cầu sau.

- Ngay từ khâu tiếp nhận hồ sơ tiến hành chặt chẽ, đảm bảo các điều kiện: Xu hướng sư phạm rõ ràng, trình độ học vấn, kinh nghiệm trong công tác, độ tuổi phù hợp và có sức khoẻ tốt …

- Quá trình tổ chức thi tuyển sinh phải tiến hành nghiêm túc, đúng quy chế đào tạo, việc chấm thi phải khách quan trung thực, đánh giá đúng trình độ của học viên, kiên quyết xử lý loại bỏ những trường hợp có dấu hiệu gian lận, tiêu cực trong quá trình tuyển sinh. Riêng Hệ sư phạm phải tổ chức thi năng khiếu thay cho một trong ba môn thi bắt buộc, góp phần lựa chọn đúng đối tượng đào tạo, tránh được hiện tượng học ở Hệ sư phạm nhưng sau khi ra trường không làm được giáo viên.

*. Nâng cao năng lực lãnh đạo của chi bộ và đội ngũ cán bộ

chủ trì.

Thực tế còn có chi bộ chưa phát huy hết vai trò lãnh đạo, đảng viên còn e dè nể nang trong đấu tranh với những biểu hiện tiêu cực trong học tập, việc duy trì trật tự lớp học còn hạn chế, xây dựng môi trường tự học chưa cao. Từ đặc điểm trên trong thời gian tiếp theo của khoá học yêu cầu các chi bộ phải nâng cao năng lực lãnh đạo, kiện toàn đội ngũ cấp uỷ, phát huy tinh thần tự phê bình và phê bình của đội ngũ đảng viên, đấu tranh với những hành vi vi phạm quy định lớp học và các biểu hiện tiêu cực khác, kết hợp chặt chẽ giữa cán bộ quản lý với cán bộ kiêm chức trong duy trì qui định lớp học và phát động phong trào thi đua trong tự học, tự nghiên cứu. Hàng năm lấy kết quả tự học, tự nghiên cứu là một trong những tiêu chuẩn bình

xét thi đua khen thưởng, đề bạt thăng quân hàm, phân tích đánh giá chất lượng đảng viên và nhận xét cán bộ.

- Căn cứ vào tình hình của từng lớp, các chi bộ có nghị quyết lãnh đạo chuyên đề “Về việc nâng cao chất lượng tự học của học

viên” qua đó tạo ra những bước chuyển biến góp phần nâng cao chất

lượng học tập của học viên.

1. Mai Văn Hoá - Luận án tiến sỹ - Những giải pháp cơ bản bồi dưỡng phương pháp tự học cho học viên đào tạo sỹ quan ở các trường Đại học quân sự.

2. Đặng Vũ Hoạt, Hà Thị Đức - Lý luận dạy học đại học (giáo trình ding cho sinh viên, cán bộ quản lý giáo dục, học viên cao học), Nxb Đại học quốc gia, Hà Nội 1996.

3. Quách Tuấn Ngọc "Đổi mới phương pháp giảng dạy bằng công nghệ thông tin - Xu thế thời đại" Tạp chí đại học và giáo dục chuyên nghiệp số 18, 1999.

4. Hà Thế Ngữ, Nguyễn Đăng Tiến, Bùi Đức Thiệp - Hồ Chí Minh về vấn đề giáo dục, Nxb Giáo dục, 1990.

5. Hà Nhật Thăng, Đào Thanh Ân - Lịch sử giáo dục thế giới, Nxb Giáo dục, Hà Nội, 1997.

6. Nguyễn Cảnh Toàn (Chủ biên ) Nguyễn Kỳ, Lê Khánh Bằng, Vũ Văn Tảo, Bùi Tường - Qui trình dạy học tự học, Nxb Giáo dục, 2001.

7. Ban tư tưởng - Văn hoá trung ương, Ban khoa giáo trung ương, Ban tổ chức Trung ương, Tài liệu phục vụ nghiên cứu các kết luận hội nghị lần thứ 6 Ban chấp hành trung ương khoá IX, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2001.

8. Quân đội nhân dân Việt Nam - Tổng cục chính trị - Lý luận dạy học đại học quân sự (giáo trình đào tạo bậc đại học trong các trường quân đội), Nxb Quân đội nhân dân, 2003.

9. Từ điển bách khoa Việt Nam - Tập1, Trung tâm biên soan từ điển bách khoa Việt Nam, Hà Nội, 1995.

10. Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2001.

11. NA. Rubakin. Tự học như thế nào. Nxb Thanh niên, Hà Nội 1973.

phụ lục

phiếu điều tra dành cho học viên

Để nâng cao chất lượng tự học các môn khoa học hội hội nhân văn , xin đồng chí vui lòng cho biết những vấn đề sau :

Họ và tên: Năm sinh: Nhập ngũ Cấp bậc:

Chức vụ: (trước khi về học viên học tập) Đơn vị: (trước khi về nhập học)

Câu 1 : Theo đồng chí các môn khoa học xã hội nhân văn có vai

trò như thế nào với nghề nghiệp của mình . ( Đánh dấu mức độ phù hợp với mình ) . Vì sao ?

Mức độ ý kiến Vì sao

Quan trọng Bình thường Không cần thiết

Câu 2: Động cơ nào thúc đẩy đồng chí học tập các môn khoa

học xã hội nhân văn?

T đồng

ý khác

1 Khát vọng chiếm lĩnh tri thức 2 Lấy điểm thăng quân hàm,

phân tích đánh giá đảng viên 3 Làm giáo viên

4 Hứng thú học tập

Câu 3 : Trong quá trình tự học các môn khoa học xã hội nhân văn, đồng chí đã sử dụng hình thức tự học nào dưới đây ? ( Đánh dấu cộng vào hình thức mà đồng chí đã đã sử dụng ) S T T Các hình thức tự học Thường xuyên Không Thường xuyên Không sử dụng 1 Học độc lập cá nhân 2 Truy trao theo nhóm 3 Các hình thức tự học

khác

Câu 4 : Hãy cho biết số giáo trình và tài liệu các môn khoa học xã

hội nhân văn hiện nay mà đồng chí có ?

1 . Giáo trình : Đủ Thiếu

2 . Tài liệu tham khảo : Đủ Thiếu

5 . Số quyển sách đã mua : . Số quyển sách mượn thư viện :

Câu 5 . Đồng chí đã sử dụng phương pháp học nào sau đây để

STT Các phương pháp tự học ý kiến

1 Học đề cương của khoá trước để lại

2 Học nguyên văn vở ghi 3 Học vở kết hợp đọc SGK

4 Học liên hệ vận dụng kiến thức 5 Làm dàn bài đề cương

6 Phối hợp nhiều phương pháp tự học

( Đánh dấu + vào dòng phù hợp với ý kiến của bạn )

Câu 6 : Theo bạn những nguyên nhân nào sau đây ảnh hưởng đến chất lượng tự học các môn khoa học xã hội nhân văn? Đánh dấu + vào nguyên nhân bạn cho là đúng và xếp theo thứ tự từ 1 đến 3 ( Rất quan trọng , quan trọng , bình thường ) .

STT T Các nguyên nhân Rất quan trọng Quan trọng Bình thườ ng 1 Xác định đợc vị trí và vai trò quan trọng của môn học

2 Thiếu động cơ quyết tâm học tập .

3 Chưa có phương pháp học tập phù hợp . 4 Thiếu giáo trình cơ bản .

5 Không có tài liệu tham khảo . 6 Thiếu thời gian tự học .

7 Thiếu các điều kiện vật chất tối thiểu ( nơi học , ánh sáng ... )

8 Bản thân môn học không hấp dẫn . 9 Phơng pháp giảng dạy của giáo viên

không kích thích được tự học

10 Kiểm tra đánh giá không gắn với tự học .

Câu 7: : Theo đồng chí những yếu tố nào dưới đây cần thiết cho

việc tự học các môn khoa học xã hội nhân văn đạt kết quả tốt .

Một phần của tài liệu LUẬN văn những giải pháp nâng cao chất lượng tự học của học viên đào tạo giáo viên khoa học xã hôi nhân văn cấp trung đoàn ở học viện chính trị quân sự (Trang 55 - 69)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(71 trang)
w