Hướng dẫn cho học viên kỹ năng hệ thống hoá, khái quát hoá tài liệu.

Một phần của tài liệu LUẬN văn những giải pháp nâng cao chất lượng tự học của học viên đào tạo giáo viên khoa học xã hôi nhân văn cấp trung đoàn ở học viện chính trị quân sự (Trang 51 - 55)

hoá tài liệu.

Đây là kỹ năng rất quan trọng giúp ngời học phát triển năng lực nhận thức, kỹ năng khái quát hoá, hệ thống hoá tài liệu dưới hình thức làm dàn ý, đề cương, sơ đồ hoá, qua đó giúp cho học viên biết cách khái quát vấn đề, nắm bản chất vấn đề, khi cần có thể nhanh chóng tái

hiện được ngay. Thực tế hiện nay nhiều học viên chưa thực hiện tốt kỹ năng này bởi vì muốn thực hiện được đòi hỏi người học phải có sự nỗ lực cao độ của tư duy, thay thế những từ ngữ khoa học trong sách giáo trình, tài liệu bằng những từ ngữ riêng của mình giúp khi đọc lại rễ hiểu, rễ nhớ.

2.2.4.1 .Kỹ năng khái quát hoá.

Đây là kỹ năng bao gồm các thao tác trí tuệ như: phân tích, tổng hợp, so sánh, trừu tượng hoá nhằm tìm ra bản chất của sự vật hiện tượng.

Khái quát hoá thông qua bằng hai con đường qui nạp và diễn dịch.

- Con đường qui nạp: là đi từ những yếu tố, từ sự vật cụ thể rồi suy ra từng nhóm.

- Con đường diễn dịch: là đi từ cái chung để xem xét từng sự vật hiện tượng cụ thể.

* Hình thức khái quát hoá.

- Khái quát hoá những dấu hiệu trung, bản chất của sự vật hiện tượng riêng lẻ, từ đó rút ra khái niệm về sự vật hiện tượng đó.

- Khái quát những mối liên hệ chung, bản chất của sự vật hiện tượng để rút ra khái niêm về các quan hệ, định luật, định lý.

- Khái quát tài liệu học tập thông qua xây dựng dàn ý.

Để hình thành kỹ năng khái quát hoá cho học viên có thể vận dụng các hình thức nêu trên để thiết kế các bài tập nhận thức trong tự học. Đó là khái quát hoá theo từng đề tài, qua các tài liệu học tập nhằm tìm ra những khái niệm, định luật, qui luật của các sự vật hiện tượng như: Xây dựng dàn ý, viết đề cương, tóm tắt, thu hoạch... qua

các bài tập đó kỹ năng trí tuệ khái quát hoá của học viên sẽ được phát triển.

2.2.4.2. Kỹ năng hệ thống hoá.

Đây là một thao tác trí tuệ nhằm nhận thức các đối tượng được tổ chức theo một hệ thống nhất định. Kỹ năng hoạt động trí tuệ, hệ thống hoá được biểu hiện ở sự sắp xếp các đối tượng riêng lẻ theo một trật tự nhất định. Hệ thống hoá trong tự học cũng được diễn ra trong sự gắn bó với khái quát hoá và các thao tác trí tuệ khác.

* Hình thức khái quát hoá.

- Phân chia đối tượng trong tài liệu thành các nhóm, những lớp theo những dấu hiệu nhất định.

- Sắp xếp các tài liệu khác nhau thành thành một hệ thống nhất định

Để tiến hành hệ thống hoá học viên phải phát hiện ra những dấu hiệu chung, những mối liên hệ, những sự phụ thuộc lẫn nhau của các sự vật hiện tượng. Để hình thành kỹ năng hệ thống hoá cho học viên cần xây dựng các bài tập đòi hỏi học viên phải lập sơ đồ hệ thống hoá, lập bảng, thiết kế các mối quan hệ, lập dàn ý, đề cương, viết tóm tắt tài liệu...Có thể hình dung quá trình khái quát hoá hệ thống hoá của học viên thông qua qui trình sau:

- Đọc toàn bộ hệ thống tài liệu.

- Sử dụng các thao tác trí tuệ như: phân tích, tổng hợp, so sánh, khái quát và xác định các mối liên hệ giữa chúng.

- Diễn tả mối liên hệ thông qua lập sơ đồ, kẻ bảng.

- Đưa các dấu hiệu vào vị trí sơ đồ, kể bảng, biểu diễn mối quan hệ tác động qua lại giữa các nhân tố.

Như vậy nhờ có kỹ năng khái quát hoá, hệ thống hoá đươc cụ thể băng việc xây dựng dàn ý tổng quát, viết đề cương tóm tắt, xây dựng sơ đồ hoá.

Từng nội dung được khái quát thành những dấu hiệu chung nhất, bản chất của vấn đề, mối quan hệ giữa các vấn đề.

Nhờ có kỹ năng này mà học viên có thể khái quát một vấn đề nào đó quá nhiều tài liệu khác nhau để nắm được cái chung nhất, cái bản chất nhất của vấn đề. Từ cái chung đó có thể giải quyết những vấn đề đặt ra mà Học viện không cần phải học thuộc lòng toàn bộ giáo trình trong quá trình ôn thi để phục vụ kiểm tra.

2.2.5. Kỹ năng tự kiểm tra – Tự đánh giá hoạt động tự

học.

Kỹ năng tự kiểm tra đánh giá trong bất kỳ hoạt động nào cũng có vai trò quan trọng nhằm kịp thời điều chỉnh các hành động, đảm bảo cho kết quả hoạt động phù hợp với mục đích đề ra. Trong hoạt động tự học của học viên đòi hỏi người học phải tự tổ chức, tự điều khiển hoạt động của mình để lĩnh hội tri thức, hình thành kỹ xảo, kỹ năng thì vấn đề tự kiểm tra sẽ hoàn chỉnh chu trình tự điều khiển. Hình thức tự kiểm tra, tự đánh giá bao gồm các hình thức cơ bản sau:

- Tự kiểm tra cá nhân. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Tự kiểm tra thông qua kết quả khảo sát hành động của đồng đội trong lớp học, khoá học.

- Tự kiểm tra lẫn nhau.

- Các lớp tổ chức ra các nhóm để tự kiểm tra các thành viên trong lớp của mình

Tuy nhiên tự kiểm tra, tự đánh giá cá nhân là hình thức cơ bản, vì vậy hoc viên cần nắm vững kỹ năng tự kiểm tra, tự đánh giá cá nhân để làm cơ sở cho các hình thức tự kiểm tra khác.

Để tự kiểm tra, tự đánh giá có hiệu quả cần tuân theo các qui trình sau đây:

- Xác định mục đích và nội dung tự kiểm tra đánh giá.

- Xác định các chuẩn tương ứng với từng nội dung tự kiểm tra đánh giá.

- Đối chiếu từng nội dung kiểm tra đánh giá với các chuẩn tương ứng của nó để xác định mức độ phù hợp hay chưa phù hợp, được hay chưa được so với tiêu chuẩn.

- Chon thang đánh giá.

- Khái quát kết quả đánh giá cho toàn bộ bài tập để có một giá trị trung.

Một phần của tài liệu LUẬN văn những giải pháp nâng cao chất lượng tự học của học viên đào tạo giáo viên khoa học xã hôi nhân văn cấp trung đoàn ở học viện chính trị quân sự (Trang 51 - 55)