Hướng dẫn cho học viên kỹ năng đọc sách giáo trình tài liệu.

Một phần của tài liệu LUẬN văn những giải pháp nâng cao chất lượng tự học của học viên đào tạo giáo viên khoa học xã hôi nhân văn cấp trung đoàn ở học viện chính trị quân sự (Trang 46 - 49)

tài liệu.

Để đảm bảo nâng cao chất lương tự học đòi hỏi học viên phải có kỹ năng đọc sách báo, tài liêu khoa học, vì vậy các chuyên gia tâm lý giáo dục đã nhấn mạnh đọc sách là công việc chủ yếu của hoạt động tự học. Tuy nhiên đọc sách không phải là mục đích của tự học. “Thực chất của

việc học tập không phải ở chỗ đọc được bao nhiêu cuốn sách, mà là đọc và nghiên cứu như thế nào, tức là phải suy nghĩ, nghiền ngẫm sao cho tất cả những gì đọc được đều có thể tiếp thu được” [9 -12].

Do vậy việc đọc sách giáo trình tài liệu phục vụ cho việc học tập không đơn giản như đọc sách báo mang tính chất giải trí, mà đọc ở đây là mang tính chất nghiên cứu, cho nên quá trình đọc đòi hỏi phải hiểu được nội dung, phải có tư duy phân biệt đúng sai, có thái độ phê phán, phải có sự tập trung cao độ hay nói cách khác

phải có kỹ năng đọc sách thì mới mang lại hiệu quả. Yêu cầu giáo viên cần hướng dẫn cho học viên kỹ năng đọc sách, giáo trình, tài liệu. Để việc đọc sách đạt kết quả trong giờ tự học, trước tiên học viên phải xác định được mục đích của việc lựa chọn sách, tài liệu phù hợp với nội dung cần nghiên cứu. Nghĩa là phải trả lời được câu hỏi “đọc để làm gì, đọc loại sách gì, Đọc chỗ nào, đọc như

thế nào”.

* Phương pháp đọc.

Học viên có thể sử dụng nhiều cách đọc khác nhau như: đọc lướt qua, đọc có nghiền ngẫm, có tư duy, có nhận xét, đánh giá những chi tiết, những điểm quan trọng. Đọc toàn bộ cuốn sách từ đầu đến cuối nhưng không nghiền ngẫm, đọc từng phần, đọc đi đọc lại nhiều lần một cuốn sách. Mỗi cách đọc như trên đều đạt được mục đích nhất định của việc tự học. Tuy nhiên tuỳ theo nhiệm vụ học tập mà chúng ta có thể lựa chọn hoặc phối hợp các cách đọc khác nhau một cách hợp lý để nắm tri thức.

* Học viên phải tích cực tư duy khi đọc.

bởi vì quá trình đọc sách tài liệu có nhiều thao tác tư duy cùng tham gia thực hiện như: phân tích, tổng hợp, so sánh, hệ thống hoá, khái quát hoá...tích cực tư duy là luôn phối hợp sử dụng các thao tác tư duy để hình dung những ý tưởng trong sách thành những biểu tượng trong đầu, luôn đối chiếu, so sánh chúng với nhau và với những điều đã biết. Từ đó phát hiện ra cái chủ yếu, cái không chủ yếu, cái bản chất, cái không bản chất... phát hiện ra những thuộc tính bản chất, những đặc điểm cơ bản, những kiến thức chốt để rút ra những kết luận đúng đắn. tích cực tư duy khi đọc phải trên cơ sở tập trung chú ý

cao độ cho mục đích đọc sách, không bi sao nhãng phân tán, tản mạn ra khỏi nội dung đang đọc.

* Thường xuyên luyện tập kỹ năng đọc.

Để có kỹ năng đọc hợp lý bao gồm từ khâu tổ chức, xác định phương pháp đọc cho tới sử dung các thao tác trí tuệ trong khi đọc. Khâu tổ chức phải bố trí, xắp xếp đảm bảo các điều kiện cho quá trình đọc. Còn phương pháp đọc phải đáp ứng các yêu cầu: đọc bằng mắt chứ không đọc bằng lời, cố hiểu ý nghĩa cả đoạn văn, tập đọc nhanh, thâu tóm nhanh nọi dung chủ yếu của các vấn đề trong sách.

Ghi chép phải khoa học những điều đã đọc. Bởi lẽ hiệu quả của việc đọc thể hiện ở kết quả ghi chép được nội dung trong khi đọc. Đọc và ghi chép nội dung luôn có mối quan hệ biện chứng tác động qua lại chặt chẽ lẫn nhau, bổ sung cho nhau trong quá trình tự học.

Do vậy trong quá trình đọc học viên phải kết hợp với việc ghi chép, để khi cần có thể xem lại bút ký giúp cho việc tái hiện lại những tri thức đã nghiên cứu một cách nhanh nhất.

* Để góp phần nâng cao hiệu quả việc đọc sách tài liệu cần thực hiện theo các qui trình sau đây:

- Xác định mục đích đọc sách đây là bước quan trọng đầu tiên, quyết định việc chọn sách, chọn phương pháp đọc, phạm vi khai thác vấn đề

-Tìm hiểu sơ bộ cuốn sách nhằm mục đích nắm được tên tác giả, tên sách, nhà xuất bản, nơi xuất bản, thời gian và số lần xuất bản

- Xem mục lục để nắm dàn ý sơ bộ có tính chất chung nhất, phản ánh lô gíc cuốn sách, qua đó giải đáp được câu hỏi: cuốn sách có nội dung gì, trình bầy theo trật tự nào.

- Xem lời giới thiệu, lời nói đầu để hiểu được ý định mà tác giả hình dung một cách khái quát những vấn đề cơ bản, mục đích của cuốn sách mà tác giả trình bày

- Xem lời kết luận và tóm tắt cuốn sách. Nhằm thấy được nội dung cô đọng nhất, các kết luận chính của tác giả và phương hướng tiếp theo của vấn đề được trình bày trong sách

- Đọc thật sự, đọc sâu có nghiền ngẫm đi vào nội dung cuốn sách theo mục đích đã định. Cần sử dụng kỹ thuật đọc hợp lý để việc đọc đạt kết quả cao

Một phần của tài liệu LUẬN văn những giải pháp nâng cao chất lượng tự học của học viên đào tạo giáo viên khoa học xã hôi nhân văn cấp trung đoàn ở học viện chính trị quân sự (Trang 46 - 49)