Kỹ năng ghi chép tài liệu.

Một phần của tài liệu LUẬN văn những giải pháp nâng cao chất lượng tự học của học viên đào tạo giáo viên khoa học xã hôi nhân văn cấp trung đoàn ở học viện chính trị quân sự (Trang 49 - 51)

Ghi chép có vai trò quan trọng nhằm trợ giúp cho trí nhớ, tập trung tư tưởng cao trong quá trình học tập nghiên cứu, là công cụ để tích luỹ tư liệu trong qua trình học tập.

Với mục đích hoạt động tự học, ghi chép còn là bài tập để học viên khái quát hoá, hệ thống hoá tri thức, phản ánh kết quả học tập của học viên. tuỳ theo mục đích học tập mà học viên có các cách thức ghi sau đây

* Trích dẫn tài liệu.

Đây là hình thức đơn giản nhất nhằm ghi lại nguyên văn những câu, những đoạn diễn tả một ý tron vẹn, có ý nghĩa cho việc giải quyết những nhiêm vụ nghiên cứu nhất định.Sau câu trích, đoạn trích có thể có cả lời bình, nhận xét, phê phán về tư tưởng của đoạn trích đó. Để trích dẫn có hiệu quả học viên cần tích cực suy nghĩ khi

đọc, thấy câu nào, đoạn nào cần có thể đánh dấu lại. Đọc xong xem lại chỗ đánh dấu, so sánh với cái nhìn tổng quát sẽ quyết định sẽ trích đoạn nào, mức độ nào.

* Lập dàn ý.

Dàn ý là mục lục vắn tắt của các ý chính theo trình tự đảm bảo tính liên tục. Bề ngoài dàn ý có thể giống mục lục của tài liệu nhưng nó phát triển sâu hơn, vạch ra đầy đủ bản chất, lô gíc bên trong của nội dung tài liệu.

Học viên có thể lập dàn ý theo các bước sau: - Đọc toàn bộ tài liệu để thông hiểu nội dung.

- Phân tích nội dung tài tiệu thành những phần xác định, những ý kiến cơ bản chủ yếu của từng phần.

- Đặt tiêu đề cho từng phần, thiết lập mối quan hệ, trình tự nội dung giữa các phần đó.

- Sắp sếp các tiêu đề tương ứng giữa các phần theo trình tự lô gíc nhất định.

* Viết đề cương.

Đề cương là hình thức ghi chép khá phổ biến ở học viên. Nhằm ghi lại những luận điểm đã được sắp sếp theo một trật tự xác định của nội dung tài liệu. Đề cương có quan hệ với dàn ý nhưng phát triển cao hơn vì sau những câu trích có cả những lời bình, nhận xét. Qui trình xây dựng đề cương có thể tiến hành theo các bước sau.

- Đọc toàn bộ để thông hiểu nội dung đề cương định lập. - Lập dàn ý tài liệu.

- Đọc kỹ nội dung tương ứng với từng ý cơ bản của từng phần trong dàn ý để rút ra những luận điểm cơ bản của vấn đề.

- Đưa những luận điểm, tư tưởng, dẫn chứng vào từng ý sao cho phù hợp với nội dung.

* Viết bản tóm tắt.

Bản tóm tắt là hình thức ghi chép ngắn ngọn, chứa đựng những sự kiên chủ yếu nhất, những ví dụ điển hình nhất, nhưng dẫn chứng minh hoạ và chứng minh được rút ra từ tài liệu nghiên cứu. Bản tóm tắt đầy đủ hơn đề cương, được trình bày theo ngôn ngữ của người viết. Trong bản tóm tắt có cả thái độ cuả người viết, đó là điểm phát triển hơn đề cương.

Qui trình viết bản tóm tắt như sau.

- Đọc toàn bộ, suy nghĩ để thông hiểu tài liệu. - Xây dựng đề cương của tài liệu.

- Lựa chọn những lập luận chốt nhất, những ví dụ, những đoạn trích điển hình nhất trong tài liệu tương ứng với từng phần của đề cương đã lập. Suy nghĩ đối chiếu với tri thức, kinh nghiệm đã có để có thái độ phù hợp với nội dung trên.

- Đưa đoạn trích, lập luận, ví dụ vào từng phần của đề cương.

Một phần của tài liệu LUẬN văn những giải pháp nâng cao chất lượng tự học của học viên đào tạo giáo viên khoa học xã hôi nhân văn cấp trung đoàn ở học viện chính trị quân sự (Trang 49 - 51)