Động cơ tự học có một vị trí vai trò quan trọng ảnh hưởng đến chất lượng học tập của học viên. Nếu xây dựng cho học viên có động cơ học tập đúng đắn thì họ sẽ say mê nghiên cứu học tập, chủ động vượt qua những khó khăn thử thách để làm chủ tri thức khoa học. Do vậy đòi hỏi các nhà giáo dục, các cơ quan chức năng phải thường xuyên quán triệt tốt mục tiêu yêu cầu đào tạo giúp học viên có nhận thức đúng, trả lời được câu hỏi “Học để làm gì, học như thế
nào, nội dung cần đạt được những vấn đề gì?”. Vấn đề này cần
được quán triệt cho học viên ngay từ đầu khoá học. Khi học viên có động cơ học tập đúng đắn thì sẽ được biểu hiện trong quá trình lên lớp chú ý nghe giảng, ghi chép bài, tích cực tham gia thảo luận, đóng góp ý kiến xây dựng bài và thực hiện tốt các công việc tự học, tự nghiên cứu. Có thái độ đúng đắn đồng tình với những tập thể và cá nhân tích cực và đấu tranh với những tập thể và cá nhân lười nhác, ngại khó, ngại khổ trong học tập. Vì vậy muốn xây dựng động cơ đúng đắn cho người học cần thực hiện tốt các yêu cầu sau:
* Xây dựng nhu cầu tự học cho học viên.
Nhu cầu tự học là nguồn gốc nảy sinh tính tích cực của nhận thức.
Nhu cầu là dạng tiềm năng được tiềm ẩn trong con người và khi phát triển đến độ nhất định con người sẽ tìm đối tượng để thoả mãn. Khi gặp đối tượng, hoạt động mới hình thành, động cơ mới xuất hiện. Do đó muốn hình thành động cơ tự học cho học viên một cách
đúng đắn phải bắt đầu từ việc xây dựng nhu cầu tự học cho học viên. Đối với học viên đào tạo giáo viên cấp trung đoàn hệ sư phạm nhu cầu tự học được biểu hiện ở người học ý thức rõ những đòi hỏi khách quan của việc làm chủ tri thức, kỹ xảo, kỹ năng nghề nghiệp sư phạm, biến những cái khách quan thành cái chủ quan, từ đó người học tự vươn lên làm chủ tri thức.
- Do vậy ngay từ đàu khoá học phải thường xuyên tạo ra các tác động mạnh mẽ giúp người học quán triệt sâu sắc mục tiêu yêu cầu đào tạo, nhiệm vụ của người học viên trong quá trình học tập tại trường, Từ đó giúp cho người học tự xác định trách nhịêm của mình. - Quá trình thực hiện cần có sự quan tâm, theo dõi, uốn nắm, điều chỉnh những nhân thức lệch lạc, những biểu hiện cá nhân tiêu cực gây tác động sấu đến hình thành nhu cầu tự học.
- Cần tạo ra những điều kiện thuận lợi để học viên nảy sinh nhu cầu tự học, biến quá trình đào tạo thành quá trình tự đào tạo.
- Hướng dẫn các cách thức thoả mãn nhu cầu tự học cho học viên thông qua nghe giảng, nghiên cứu sách, tài liệu, các phương tiện thông tin đại chúng, quan sát các vấn đề lý luận thực tiễn nảy sinh trong cuộc sống và nghề nghiệp quân sự.
* Đổi mới nội dung phương pháp dạy học.
Tiếp tục đổi mới nội dung phương pháp dạy học theo hướng tích cực hoá hoạt động của nhận thức. Sử dụng đa dạng hoá các hình thức dạy học, trong đó chú trọng sử dụng có hiệu quả phương pháp gợi mở, định hướng tự học. Góp phần tạo ra những tác động sư phạm mạnh mẽ trong việc rèn luyện phương pháp tư duy sáng tạo của học viên.
* Phát huy vai trò của tập thể học viên.
Thông qua tăng cường trao đổi, giúp đỡ lẫn nhau giữa các thành viên trong lớp học để mỗi người tự đánh giá chất lượng lĩnh hội của mình, học hỏi thêm đồng chí đồng đội để bổ sung vào hệ thống tri thức kỹ xảo, kỹ năng, hoàn thiện các phẩm chất tâm lý và các phẩm chất nhân cách của người giảng viên khoa học xã hội nhân văn quân sự. Vai trò của tập thể được biểu hiện thông qua sự động viên, đánh giá, giúp đỡ lẫn nhau.
Qua đó tập thể sẽ đòi hỏi mọi thành viên phấn đấu vươn lên với khả năng cao nhất của mình để đạt được những giá trị, chuẩn mực, yêu cầu của tập thể đề ra. Mặt khác dư luận tập thể cũng sẽ phê phán đấu tranh với những nhận thức, thái độ, hành vi thiếu tích cực trong tự học.
Xây dựng bầu không khí học tập, tranh luận tích cực trong tập thể học viên luôn là điều kiện để nuôi dưỡng óc tò mò khoa học, là sự khởi nguồn của sự tìm tòi sáng tạo và tiếp cận chân lý khoa học. Qua tranh luận hệ thống tri thức được củng cố, mở rộng đồng thời phát triển tư duy sáng tạo của người học.
Vì vây phải thường xuyên quan tâm tới việc xây dựng bầu không khí học tập, tranh luận khoa học trong tập thể học viên, thực hiện tốt dân chủ trong dạy học, tránh dạy học theo lối áp đặt. Khuyến khích học viên mạnh dan bộc lộ quan điểm có tính sáng tạo trong trao đổi, thảo luận.
Xây dựng và phát huy những tấm gương điển hình trong trong tự học, tự nghiên cứu, kích thích động cơ tự khẳng định trong từng học viên. Qua đó tạo ra sự hăng hái thi đua trong tập thể lớp học.
* Làm tốt công tác đánh giá, nhận xét kết quả tự hoc của học viên để thúc đẩy tính tích cực trong tự học.
Việc lấy kết quả kiểm tra các môn học làm tiêu trí quan trọng để đánh giá chất lượng đào tạo và tự học. Tuy nhiên sự đánh giá thường xuyên của giáo viên thông qua bài giảng và các hình thức sau bài giảng sẽ khiến người học hoc tập tích cực hơn và luôn có ý thức cao trong quá trình hoc tập. Điều này giúp cho giáo viên cán bộ quản lý nhanh chóng nắm được trình độ, khả năng lĩnh hội kiến thức, rèn luyên kỹ xảo, kỹ năng nghề nghiệp sư phạm, từ đó đưa ra các tác động sư phạm có hiệu quả, sát với đối tương học viên, góp phần nâng cao chất lương tự học. Việc đánh giá phải đảm bảo khách quan trung thực phản ánh đúng trình độ năng lưc của học viên. Thực tế hiện nay việc đánh chất lượng học tập của học viên còn chưa chính xác dẫn tới học viên tự bằng lòng thoả mãn với mình, không cần phải phấn đấu vươn lên hơn nữa trong học tập. Những học viên có thái độ học tập tích cực thì không được đánh giá đúng mức, chính xác về trình năng lực của mình, từ đó giảm đi sự hứng thú trong học tập, tạo ra bầu không khí tâm lý thiếu tích cực trong tập thể học viên và là nguyên nhân dẫn đến không thừa nhận kết quả của nhau.
Cần thấy rằng đánh giá trong giáo dục không phải là nhằm loại bỏ mà nhằm mục tiêu điều chỉnh và hoàn thiện, tạo điều kiện cho sự phát triển nhân cách người học. đánh giá không phải chỉ dừng lại ở hình thức thi kiểm tra mà phải là một quá trình thường xuyên liên tục. Qua đánh giá sẽ kích thích được tính tích cực của người học, hình thành động lực trong tự học.
Như vậy xây dựng động cơ đúng đắn cho người học là một quá trình phức tạp gồm nhiều khâu từ hình thành nhu cầu tự học, đổi mới nôi dung phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực sáng tạo của người học, tận dụng những tích cực từ phía tập thể học viên, tổ chức thường xuyên các hình thức đánh giá và đổi mới cách đánh giá hiện nay. Tất cả các yếu tố trên góp phần thúc đẩy người học nâng cao chất lương tự học.
Quá trình đào tạo giáo viên tại Học viện Chính trị quân sự theo từng chuyên ngành cụ thể, nhưng thực tế khi ra trường trở thành giáo viên việc giảng dạy rất đa dạng, phải giảng dạy nhiều môn học. Thậm chí có môn chưa hề được học tập nghiên cứu. Cho nên nếu không có động cơ học tập đúng, không chịu tích luỹ kiến thức ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường, thiếu phương pháp độc lập nghiên cứu thì sẽ khó khăn sau khi ra trường làm công tác giảng dạy. Do vậy xây dựng động cơ học tập cho học viên là việc làm cần thiết. Không những trang bị cho học viên hệ thống tri thức kỹ xảo - kỹ năng mà còn hình thành cho người học khả năng tư duy, phương pháp sáng tạo, độc lập nghiên cứu.