25 MỞ ĐẦU 1 Tính cấp thiết Ngày nay, sự phát triển nhanh chóng của khoa học, công nghệ và sự xuất hiện của nền kinh tế tri thức đã tác động mạnh mẽ đến mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, đặc biệt là giáo dục đào tạo Phát triển giáo dục đào tạo là yêu cầu khách quan, cấp thiết đối với các quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam Xây dựng đội ngũ nhà giáo theo hướng “chuẩn hóa” đảm bảo đủ về số lượng, hợp lí về cơ cấu và có chất lượng ngày càng cao là khâu trọng yếu trong chiến lược phát triển.
Trang 1MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết
Ngày nay, sự phát triển nhanh chóng của khoa học, công nghệ và sự xuấthiện của nền kinh tế tri thức đã tác động mạnh mẽ đến mọi lĩnh vực của đờisống xã hội, đặc biệt là giáo dục - đào tạo Phát triển giáo dục - đào tạo là yêucầu khách quan, cấp thiết đối với các quốc gia trên thế giới, trong đó có ViệtNam Xây dựng đội ngũ nhà giáo theo hướng “chuẩn hóa” đảm bảo đủ về sốlượng, hợp lí về cơ cấu và có chất lượng ngày càng cao là khâu trọng yếutrong chiến lược phát triển giáo dục - đào tạo của nước ta hiện nay Đại hộiđại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng xác định: “Phát triển đội ngũ nhàgiáo và cán bộ quản lý, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục và đào tạo Thựchiện chuẩn hóa đội ngũ nhà giáo theo từng cấp học và trình độ đào tạo” [16,tr.117] Chiến lược phát triển giáo dục - đào tạo trong quân đội giai đoạn 2011
- 2020 chỉ rõ: “Nâng cao chất lượng, thực hiện chuẩn hóa đội ngũ nhà giáo vàcán bộ quản lý giáo dục” [4, tr.36]
Trường SQCT là trung tâm đào tạo cán bộ chính trị cấp phân đội và đàotạo giáo viên KHXH&NV cho toàn quân Nhận thức rõ yêu cầu, nhiệm vụđào tạo giáo viên KHXH&NV, những năm qua Nhà trường đã có nhiều chủtrương, biện pháp nâng cao chất lượng đào tạo giáo viên KHXH&NV, pháttriển BLSP của học viên, đã tạo được sự chuyển biến tích cực về chất lượngđào tạo đội ngũ học viên này; học viên có động cơ học tập đúng đắn, đã tíchcực, chủ động học tập, say mê nghiên cứu khoa học, thường xuyên tu dưỡngrèn luyện đạo đức nhà giáo, phát triển BLSP và tích cực tham gia đấu tranhtrên mặt trận tư tưởng, lý luận, đáp ứng ngày càng tốt hơn mục tiêu, yêu cầuđào tạo Tuy nhiên, việc phát triển BLSP của học viên đào tạo giáo viênKHXH&NV ở Trường SQCT vẫn còn những hạn chế nhất định Một bộ phậnhọc viên nắm kiến thức, phương pháp tác phong còn hạn chế, một số học viênsau khi tốt nghiệp đào tạo giáo viên KHXH&NV vẫn còn lúng túng, thiếu linh
Trang 2hoạt, tự tin trong giảng dạy và hoạt động thực tiễn sư phạm, chất lượng giảngdạy và nghiên cứu khoa học còn thấp.
Vì vậy, nghiên cứu làm rõ những vấn đề lý luận, thực tiễn và đề xuấtgiải pháp cơ bản phát triển BLSP của học viên đào tạo giáo viênKHXH&NV ở Trường SQCT hiện nay có tính cấp thiết, có ý nghĩa lý luận
và thực tiễn sâu sắc Từ những lí do trên, tác giả lựa chọn vấn đề: “Phát triển bản lĩnh sư phạm của học viên đào tạo giáo viên khoa học xã hội và nhân văn ở Trường Sĩ quan Chính trị hiện nay” làm đề tài khóa luận tốt
nghiệp nhằm góp phần nâng cao chất lượng đào tạo đội ngũ giáo viên củaTrường SQCT trong giai đoạn mới
2 Tình hình nghiên cứu có liên quan
Vấn đề phát triển đội ngũ nhà giáo đã được nhiều nhà khoa học trong
và ngoài quân đội quan tâm nghiên cứu
* Nhóm công trình liên quan đến hoạt động sư phạm
Phan Xuân Thắng: “Bồi dưỡng năng lực sư phạm cho học viên đào tạo giáo viên khoa học xã hội và nhân văn ở Trường Sĩ quan Chính trị” [29], tác
giả đưa ra quan niệm năng lực sư phạm, chỉ ra một số vấn đề có tính quy luật
và đề xuất một số giải pháp cơ bản bồi dưỡng năng lực sư phạm của học viênđào tạo giáo viên KHXH&NV ở Trường SQCT
Trần Bá Hoành với công trình: “Tổng quan về đội ngũ giáo viên” [18],
tác giả cho rằng chất lượng giáo viên bao gồm hai yếu tố cấu thành đó làphẩm chất và năng lực Phẩm chất giáo viên được thể hiện ở thế giới quan,lòng yêu nghề, yêu trẻ, đạo đức và tính gương mẫu Năng lực của giáo viênđược thể hiện ở sự nắm vững đặc điểm tâm sinh lí các lứa tuổi học sinh, nănglực thiết kế và tổ chức thực hiện kế hoạch, dạy học, năng lực đánh giá họcsinh, năng lực giải quyết các tình huống nảy sinh trong giáo dục
Đặng Đức Thắng với công trình: “Nâng cao chất lượng đào tạo đội ngũ giáo viên khoa học xã hội và nhân văn trong quân đội giai đoạn hiện nay”
Trang 3[28], đã luận giải những vấn đề lý luận cơ bản, chung nhất về nâng cao chấtlượng đào tạo đội ngũ giáo viên quân đội, trong đó nhấn mạnh: “Sự trưởngthành về nhân cách của học viên sư phạm cả về kiến thức, kĩ năng, thái độ sauquá trình đào tạo, đáp ứng được những yêu cầu và tiêu chuẩn người giáoviên” [28, tr 29 - 30].
* Nhóm công trình liên quan đến bản lĩnh
Hoàng Xuân Việt: “Người bản lĩnh” [38]; Dương Tự Đam: “Bản lĩnh thanh niên sinh viên ngày nay” [8]; Phạm Văn Đồng: “Văn hóa đổi mới” [9].
Các công trình khoa học này đã làm rõ những yếu tố thuộc về bản lĩnh củacon người trong hoạt động thực tiễn Quan niệm bản lĩnh là phẩm chất cơ bảnchủ đạo, quyết định suy nghĩ và hành vi của con người, nhất là trong việc tiếpnhận, kế thừa, chọn lọc các giá trị để không ngừng phát triển hoàn thiện nhâncách Hoàng Xuân Việt cho rằng, “người bản lĩnh là người có bộ óc sáng suốt,
ý chí gang thép và tình cảm tế nhị” [38, tr.39] Tác giả Dương Tự Đam nhấnmạnh: “thanh niên, sinh viên ngày nay không chỉ cần trang bị cho mình mộtkiến thức chuyên môn vững vàng, một phẩm chất đạo đức cao đẹp, mà hànhtrang vào đời của họ cần phải có bản lĩnh chính trị, bản lĩnh khoa học, bảnlĩnh chuyên môn” [8, tr.54] Cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng lại khẳng định:
“bản lĩnh cá nhân không vững chắc thì cũng dễ du nhập từ nước ngoài cảnhững điều sai lầm thậm chí độc hại” [9, tr.39]
Phạm Thanh Ngân: “Bản lĩnh chính trị Bộ đội Cụ Hồ trong thời kì mới” [24], “Xây dựng đội ngũ cán bộ quân đội vững mạnh, đáp ứng yêu cầu nhiệm
vụ cách mạng trong giai đoạn cách mạng mới” [25] Các công trình khoa học
trên đã bàn khá sâu sắc về bản lĩnh chính trị đối với cán bộ, đảng viên trongquân đội Trước tình hình, yêu cầu nhiệm vụ hiện nay, đòi hỏi Quân đội nhầndân phải nâng cao sức mạnh tổng hợp, trước hết là bản lĩnh chính trị, năng lựctrí tuệ để xử lý đúng đắn những vấn đề thực tiễn đang đặt ra trong quá trìnhthực hiện đường lối của Đảng thời kì mới [24, tr.10] Bản lĩnh chính trị của
Trang 4đội ngũ cán bộ trong thời kì mới được thể hiện ở việc: “nắm vững mục tiêuchiến đấu, trước những diễn biến phức tạp của tình hình và sự tấn công hiểmđộc của các thế lực thù địch luôn luôn vững vàng không dao động, nghiêngngả, kiên định nguyên tắc, quan điểm, đường lối của Đảng, đồng thời biếtcách xử lý những vấn đề phức tạp một cách khôn khéo, mềm dẻo để giànhthắng lợi trong những hoàn cảnh cụ thể” [25, tr.11].
Nguyễn Đình Tu: “Nâng cao bản lĩnh chính trị của sĩ quan trẻ Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay” [37] Tác giả đã đưa ra quan niệm về bản lĩnh
chính trị, chỉ ra một số vấn đề có tính quy luật và đề xuất một số giải pháp cơbản nâng cao bản lĩnh chính trị của sĩ quan trẻ Quân đội nhân dân Việt Nam.Bản lĩnh chính trị của sĩ quan trẻ là một phẩm chất xã hội cơ bản, chủ đạotrong nhân cách, là phẩm chất chính trị tinh thần phản ánh mặt giác ngộ giaicấp, giác ngộ dân tộc của người sĩ quan cấp phân đội; là phẩm chất chính trị
đã phát triển cao làm cho sĩ quan trẻ tự quyết định một cách độc lập, sáng tạo
ý thức và hành vi chính trị của mình, có lòng tin sắt đá vào chủ nghĩa Mác Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và đường lối chính trị quân sự của Đảng, khôngdao động lay chuyển trước những tác động bên ngoài [37, tr.9]
-Nguyễn Xuân Trường với công trình: “Phát triển bản lĩnh chính trị và tri thức khoa học của giảng viên trẻ khoa học xã hội và nhân văn ở các Trường sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay” [36], đã chỉ ra thực chất phát
triển tri thức khoa học và bản lĩnh chính trị của giảng viên trẻ KHXH&NV ởcác Trường sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam và những vấn đề có tính quyluật về phát triển tri thức khoa học và bản lĩnh chính trị Tác giả đã đề xuất giảipháp phát triển hài hòa tri thức khoa học và bản lĩnh chính trị trong quá trìnhhoàn thiện nhân cách nhằm nâng cao chất lượng toàn diện
Dương Quốc Dũng với công trình: “Nâng cao bản lĩnh cá nhân của sĩ quan trẻ quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay” [7] Tác giả đã làm rõ quan
niệm về bản lĩnh cá nhân, bản lĩnh cá nhân của sĩ quan trẻ, phân tích cấu trúc,
Trang 5đặc điểm và đưa ra những giải pháp cơ bản nhằm nâng cao bản lĩnh cá nhâncủa sĩ quan trẻ hiện nay Bản lĩnh cá nhân của sĩ quan trẻ là sự kết tinh nhữngphẩm chất xã hội của sĩ quan trẻ, bảo đảm cho sĩ quan trẻ làm chủ cuộc sống
và hoạt động trên cương vị lãnh đạo, chỉ huy phân đội [7, tr.27]
Nhìn chung, các công trình nêu trên đã tập trung luận giải vấn đề nângcao chất lượng đào tạo về phẩm chất, năng lực, kỹ năng sư phạm trong đàotạo giáo viên KHXH&NV, về bản lĩnh cá nhân, phát triển bản lĩnh chính trịcủa sĩ quan trẻ, của giảng viên trẻ KHXH&NV và các lực lượng sư phạmtrong giải quyết vấn đề liên quan Tuy nhiên, chưa có công trình nào bànchuyên sâu về phát triển BLSP của học viên đào tạo giáo viên KHXH&NV ởTrường SQCT Vì vậy, đề tài khóa luận không trùng lặp với các công trìnhkhoa học đã công bố
3 Mục tiêu, nội dung nghiên cứu
* Mục tiêu
Làm rõ một số vấn đề lý luận, thực tiễn; trên cơ sở đó đề xuất giải pháp
cơ bản phát triển BLSP của học viên đào tạo giáo viên KHXH&NV ở TrườngSQCT hiện nay
4 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
* Đối tượng nghiên cứu
Phát triển BLSP của học viên đào tạo giáo viên KHXH&NV ở Trường SQCT
Trang 6* Phạm vi nghiên cứu
Hoạt động phát triển BLSP của học viên đào tạo giáo viên KHXH&NV
ở Trường SQCT Các tư liệu, số liệu được sử dụng để nghiên cứu từ năm
2012 đến nay ở Tiểu đoàn 7, Trường SQCT
5 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
* Phương pháp luận
Đề tài được nghiên cứu trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duyvật biện chứng, chủ nghĩa duy vật lịch sử, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối,quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về giáo dục - đào tạo và xây dựng độingũ nhà giáo
* Phương pháp nghiên cứu
Sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu của KHXH&NV, trong
đó tập trung các phương pháp cụ thể như: phân tích, tổng hợp, quy nạp, diễndịch, khảo sát điều tra xã hội học, trao đổi, quan sát và phương pháp chuyêngia để thực hiện đề tài
6 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của vấn đề nghiên cứu
Đề tài góp phần làm rõ quan niệm, nội dung, hình thức, phương phápphát triển BLSP của học viên đào tạo giáo viên KHXH&NV; đề xuất đượcyêu cầu và giải pháp cơ bản phát triển BLSP của họ đáp ứng mục tiêu, yêucầu đào tạo ở Trường SQCT
Kết quả nghiên cứu của đề tài góp phần cung cấp những luận cứ khoahọc cho công tác lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức giáo dục, rèn luyện phát triểnBLSP của học viên đào tạo giáo viên KHXH&NV ở Trường SQCT hiện nay;làm tài liệu tham khảo trong nghiên cứu những vấn đề có liên quan
7 Kết cấu
Phần mở đầu, 2 chương (4 tiết), kết luận, kiến nghị, danh mục tài liệutham khảo và phụ lục
Trang 7Chương 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN PHÁT TRIỂN BẢN LĨNH SƯ PHẠM CỦA HỌC VIÊN ĐÀO TẠO GIÁO VIÊN KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN Ở TRƯỜNG SĨ QUAN CHÍNH TRỊ 1.1 Thực chất phát triển bản lĩnh sư phạm của học viên đào tạo giáo viên khoa học xã hội và nhân văn ở Trường Sĩ quan Chính trị
1.1.1 Bản lĩnh và bản lĩnh sư phạm của học viên đào tạo giáo viên khoa học xã hội và nhân văn ở Trường Sĩ quan Chính trị
* Bản lĩnh sư phạm
Khái niệm “bản lĩnh” đã được các nhà khoa học nghiên cứu dưới nhiềugóc độ khác nhau: Theo Đại từ điển Tiếng Việt, “Bản lĩnh là khả năng và ý
chí kiên định trước mọi hoàn cảnh” [10, tr.93] Theo từ điển Tiếng Việt, “Bản
lĩnh là đức tính tự quyết định một cách độc lập thái độ, hành động của mình,
không vì áp lực ngoài mà thay đổi quan điểm” [40, tr.3] Hai khái niệm trên
đều có hàm ý chỉ ý chí và năng lực để quyết định một cách độc lập thái độ,hành động của mình, không bị chi phối bởi bất kì hoàn cảnh nào
Theo từ điển Bách khoa quân sự Việt Nam, “Bản lĩnh chính trị là phẩmchất chính trị của một người (một tổ chức) đã phát triển đến một mức có thể tựquyết định một cách độc lập, sáng tạo, làm chủ hành vi chính trị của mình trướcnhững bước ngoặt và tình huống phức tạp về chính trị; không dao động, chùn
bước trước gian khổ, khó khăn, kiên quyết đạt mục tiêu đã định” [39, tr.50] Bản
lĩnh chính trị phản ánh trình độ giác ngộ lợi ích giai cấp, dân tộc, lòng tin vào
sự tất thắng của sự nghiệp chính nghĩa Biểu hiện bằng việc tích cực, tự giáctham gia các hoạt động chính trị - xã hội, nhạy cảm, giải quyết mau lẹ nhữngvấn đề chính trị - thực tiễn theo quy luật khách quan, phù hợp điều kiện lịch
sử cụ thể Bản lĩnh chính trị được hình thành từng bước trong quá trình giáodục, rèn luyện và hoạt động thực tiễn
Trang 8Theo Dương Quốc Dũng, “Bản lĩnh là một phẩm chất xã hội cơ bản tổnghợp của con người, bảo đảm cho con người làm chủ cuộc sống và hoạt động
của mình, vững vàng trước mọi thử thách, kiên quyết đạt đến mục đích” [7,
tr.12]
Dưới góc độ tâm lí học, bản lĩnh được hiểu là một phẩm chất của nhâncách mà thành phần cốt lõi là ý chí con người được thể hiện ra trong hoạtđộng thực tiễn bao gồm các phẩm chất cơ bản như: tính mục đích, tính kiênđịnh - vững vàng, tính kiên trì - bền bỉ, tính độc lập - tự chủ
Dưới góc độ văn hóa chính trị, con người chính trị, bản lĩnh là khái niệmthuộc phạm trù con người, là hiện thân và chỉ có ý nghĩa đối với con ngườitrong xã hội Đây là phẩm chất có tính tổng hợp của con người, nó thể hiệntính kiên định và tính tự quyết định một cách độc lập thái độ, hành vi (hànhđộng) của chủ thể (người); không vì một tác động, một áp lực bên ngoài làmthay đổi quan điểm, thay đổi chí hướng của mình; bằng ý chí và năng lực củachính mình, chủ thể quyết tâm thực hiện mục đích theo chí hướng kiên địnhcủa chủ thể
Như vậy, với các khía cạnh tiếp cận nêu trên, dù cách thể hiện có khácnhau nhưng đều nêu bật những điểm chính sau: Bản lĩnh là khái niệm thuộcphạm trù con người, chỉ có ở con người, là một phẩm chất tổng hợp của conngười, được hình thành trên những tiền đề tâm - sinh lý của con người Bảnlĩnh phản ánh trình độ làm chủ của con người trong mối quan hệ với tự nhiên,với xã hội và với bản thân mình Người có bản lĩnh là người có khả năng và ýchí làm chủ bản thân trước mọi biến cố của xã hội Bản lĩnh là do giáo dục vàcon người tự rèn luyện mà nên Người có bản lĩnh sẽ vững vàng trước mọikhó khăn, thử thách, kiên quyết thực hiện cho được mục tiêu đã chọn và manglại hiệu quả công việc tốt nhất
Kế thừa những quan niệm trên đây về bản lĩnh và từ góc độ tiếp cận của
Trang 9đề tài, tác giả quan niệm: Bản lĩnh là một phẩm chất xã hội cơ bản
của con người, đảm bảo cho người đó làm chủ cuộc sống và hoạt động của mình, vững vàng trước mọi thử thách, kiên quyết đạt được mục tiêu đã xác định.
Bản lĩnh là một phẩm chất xã hội cơ bản, phản ánh vai trò của chủ thểcon người trong mối quan hệ biện chứng với hoàn cảnh và với chính mình Ởmỗi người có bản lĩnh khác nhau, phụ thuộc vào sự khác nhau về khả năngtâm - sinh lí, về lĩnh vực hoạt động, môi trường công tác, chức vụ, địa vị xãhội, học vấn, độ tuổi, sự trải nghiệm thực tiễn của họ Trong những điều kiện,hoàn cảnh xã hội như nhau nhưng mỗi người lại có bản lĩnh khác nhau Cáccách tiếp cận bản lĩnh có khác nhau, nhưng nhìn chung đều bao hàm ở mức
độ nhất định về tính kiên định đạt mục tiêu, hay kiên định mục tiêu trước mọihoàn cảnh Điều đó đòi hỏi chủ thể phải có khả năng và ý chí
Theo nghĩa Hán Việt, sư có nghĩa là thầy, còn phạm là khuôn thước, mẫumực Yêu cầu về sự mẫu mực, khuôn thước này nhất định phải được đặt ratrước tiên cho người đã chọn nghiệp làm thầy Như vậy, sư phạm có nghĩa làngười thầy mẫu mực, khuôn phép, là tấm gương sáng cho học trò noi theo Sưphạm còn có nghĩa là khoa học về giảng dạy và giáo dục trong nhà trường.Làm nghề sư phạm, nhà giáo phải được đào tạo ở các nhà trường sư phạm.Mục tiêu đào tạo giáo viên có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và phẩmchất đạo đức nghề nghiệp để giảng dạy, nghiên cứu một lĩnh vực khoa họcnào đó tại các cơ sở giáo dục, đào tạo Đào tạo giáo viên phải đạt được yêucầu về trình độ chuyên môn và đạo đức nghề nghiệp cụ thể như: có kiến thức
cơ bản hệ thống về khoa học cơ bản, khoa học chuyên ngành, khoa học giáodục, kỹ năng sư phạm, vận dụng tốt phương pháp dạy học chung và phươngpháp dạy học chuyên ngành; thực hiện yêu cầu đổi mới nội dung, hình thức tổchức dạy - học, kiểm tra đánh giá kết quả học tập của người học đáp ứng yêu
Trang 10cầu đổi mới nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo; có phẩm chất chính trị,đạo đức, lối sống và BLSP đáp ứng yêu cầu của ngành sư phạm.
Trong các học viện, nhà trường của quân đội thì hoạt động sư phạm quân
sự là hoạt động cơ bản tác động đến mọi quá trình, mọi hoạt động giáo dục,đào tạo, hoạt động hành chính quân sự Tuy nhiên, hoạt động sư phạm quân
sự ở đây được nghiên cứu theo nghĩa hẹp, nghĩa là dạy học, huấn luyện Trên
ý nghĩa đó, hoạt động sư phạm quân sự là một quá trình hoạt động tổng thể cómục đích, có tổ chức thông qua hoạt động của nhà giáo dục và đối tượng giáodục nhằm đào tạo quân nhân có đủ phẩm chất và năng lực đáp ứng với mụctiêu đào tạo của quân đội và của xã hội Như vậy, hoạt động sư phạm quân sự
là hoạt động của một hệ thống các lực lượng trong nhà trường quân đội, trong
đó hoạt động của giáo viên và học viên đóng góp vai trò quan trọng, có tácđộng đến mọi hoạt động của các lực lượng khác Và chính thông qua hoạtđộng sư phạm quân sự mà BLSP được hình thành và phát triển
Bản lĩnh trong con người nói chung có thể được xem xét trên nhiều góc
độ khác nhau Do đó, cũng có thể phân bản lĩnh thành nhiều dạng cụ thể khácnhau như: bản lĩnh chính trị, bản lĩnh khoa học, bản lĩnh trong lao động, bảnlĩnh đạo đức, bản lĩnh chiến đấu, BLSP…
Kế thừa những quan niệm trên, tác giả quan niệm: Bản lĩnh sư phạm là
tổng hợp các phẩm chất của giáo viên đã phát triển đến mức
có thể tự quyết định một cách độc lập, sáng tạo, làm chủ hành vi sư phạm của mình trước những khó khăn và tình huống phức tạp về sư phạm, vững vàng trước mọi thử thách, kiên quyết đạt được mục tiêu sư phạm đã định
Bản lĩnh sư phạm của giáo viên là phẩm chất sư phạm được xây dựng
và phát triển, hoàn thiện đến mức có thể độc lập, làm chủ thái độ, hành vi sưphạm và chịu trách nhiệm trong thực hiện chức trách, nhiệm vụ của mình.Nhân cách của giáo viên là sự thống nhất hai yếu tố cơ bản: phẩm chất và
Trang 11năng lực Phẩm chất của giáo viên bao gồm: phẩm chất chính trị, đạo đức vàphẩm chất nghề nghiệp Năng lực bao gồm: năng lực nhận thức; năng lực tưduy; năng lực sư phạm; năng lực nghiên cứu khoa học… BLSP bảo đảm chogiáo viên luôn kiên định về ý chí, không dao động trước mọi khó khăn, vữngvàng trong chuyên môn; xử lý linh hoạt các tình huống sư phạm có tính độclập, tự chủ, sáng tạo trên cơ sở đánh giá đúng quy luật, bản chất của các hoạtđộng sư phạm Đồng thời, BLSP giúp giáo viên củng cố, nâng cao tình cảmyêu nghề, luôn tu dưỡng rèn luyện về phẩm chất, đạo đức, lối sống trongsáng của nhà giáo, phát huy cao độ tính độc lập, sáng tạo Nếu không cóBLSP, thì người giáo viên dễ nghiêng ngả, dao động, không làm chủ đượccác tình huống sư phạm, lúng túng, bị động trong các hoạt động sư phạm BLSP là phẩm chất sư phạm của giáo viên thể hiện ở sự phát triển khíchất, phẩm chất và khả năng sư phạm đạt đến mức có thể làm chủ được thái
độ và hành vi sư phạm của mình, luôn kiên định vững vàng, không bị daođộng trước những tác động bên ngoài làm ảnh hưởng đến hoạt động sư phạmnhằm đạt được mục tiêu đã định
Khí chất là nền tảng bản chất sinh lý, tâm lý của giáo viên Chính yếu tốnày tạo dựng nên mặt vật chất của cấu trúc BLSP, tạo cơ sở cho ý chí quyết tâm,không dao động trước những khó khăn, tình huống sư phạm Phẩm chất đượchình thành cơ bản trên nền tảng của khí chất, nhưng do điều kiện giáo dục, rènluyện và môi trường hoạt động quyết định và phát triển Khí chất sư phạm sẽlàm cơ sở để phát triển các phẩm chất sư phạm tốt đẹp ở người giáo viên trongquá trình đào tạo, bồi dưỡng và thực tiễn giảng dạy Phẩm chất sư phạm là nềntảng cơ bản của BLSP Nhưng đặc trưng cơ bản của BLSP là khả năng sư phạmcủa giáo viên Đây là yếu tố nền tảng bảo đảm cho giáo viên chủ động trong mọitình huống sư phạm và kiên quyết thực hiện mục tiêu sư phạm đã định
* Bản lĩnh sư phạm của học viên đào tạo giáo viên khoa học xã hội và nhân văn ở Trường Sĩ quan Chính trị
Trang 12Đặc điểm học viên đào tạo giáo viên KHXH&NV ở Trường SQCT.
Học viên đào tạo giáo viên KHXH&NV ở Trường SQCT là những quânnhân và học sinh đã trúng tuyển trong các kì thi tuyển sinh đại học theo quyđịnh của Bộ Giáo dục và Đào tạo, của Bộ Quốc phòng và được tuyển chọnđào tạo giáo viên KHXH&NV ở Trường SQCT Họ được tuyển chọn từ đốitượng học viên đào tạo sĩ quan chính trị cấp phân đội đã hoàn thành năm thứnhất của chương trình đào tạo, đủ điều kiện về khí chất và các quy định, tiêuchuẩn để đào tạo các chuyên ngành: Triết học Mác - Lênin, Kinh tế chính trị,Chủ nghĩa xã hội khoa học, Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam, Tâm lí họcquân sự, Giáo dục học quân sự Học viên đào tạo giáo viên KHXH&NV cóphẩm chất đạo đức tốt, lối sống lành mạnh, có kiến thức khoa học cơ bản,khoa học cơ sở, khoa học chuyên ngành, khoa học quân sự, có khả năng pháttriển nghề sư phạm, ngoại hình đáp ứng mục tiêu, yêu cầu đào tạo giáo viên,
có nguyện vọng, tình cảm, yêu thích nghề sư phạm, tin tưởng và gắn bó lâudài với chuyên ngành đào tạo giáo viên
Mục tiêu đào tạo giáo viên KHXH&NV ở Trường SQCT: Đào tạo giáoviên KHXH&NV có phẩm chất chính trị vững vàng, đạo đức sư phạm trongsáng, có trình độ đại học, có kiến thức chuyên ngành, kiến thức khoa họcquân sự, KHXH&NV, ngoại ngữ, tin học và sức khỏe, có năng lực sư phạm
và nghiên cứu khoa học, có khả năng hoàn thành chức trách, nhiệm vụ củagiáo viên ở các nhà trường trong quân đội và có khả năng phát triển
Học viên đào tạo giáo viên KHXH&NV ở Trường SQCT có một số đặc
điểm chủ yếu sau: Một là, nguồn vào đào tạo giáo viên KHXH&NV ở Trường
SQCT được tuyển chọn chặt chẽ, đúng quy định và có chất lượng ngày cao
Hai là, học viên đào tạo giáo viên KHXH&NV ở Trường SQCT có tuổi đời
còn trẻ (chủ yếu từ 18 - 25) Đây là lứa tuổi ham hiểu biết, năng động, nhiệttình… trong học tập, rèn luyện để thực hiện mục tiêu, yêu cầu đào tạo Tuynhiên, họ đang trong quá trình hình thành, phát triển phẩm chất, năng lực, nhân
Trang 13cách của người giáo viên, theo đó BLSP đang hình thành, phát triển, dễ bị dao
động, thiếu kiên định vững vàng, ngại rèn luyện… trước những khó khăn Ba
là, học viên đào tạo giáo viên KHXH&NV đa số là con em nông dân, quê quán
ở các vùng miền khác nhau Cho nên họ chịu sự ảnh hưởng nhất định cácphong tục, tập quán, thói quen tâm lý, văn hóa… của các giai tầng xuất thân,dân tộc và quê hương Điều đó có ảnh hưởng nhất định đến sự hình thành phát
triển BLSP của học viên Bốn là, đa số học viên đào tạo giáo viên KHXH&NV
có xu hướng nghề nghiệp sư phạm quân sự rõ ràng, tích cực học tập và rènluyện Họ đã tự nguyện đăng ký nguyện vọng xét tuyển đào tạo giáo viên Vìvậy, họ có động cơ, trách nhiệm học tập tốt, tích cực, tự giác học tập, rèn luyện
để trở thành người giáo viên tương lai Tuy nhiên, một số học viên động cơ họctập chưa đúng đắn, thiếu tự giác trong học tập, rèn luyện, còn ngại khó, ngạikhổ, có biểu hiện dao động về mục tiêu, nghề nghiệp đã lựa chọn
Quan niệm về bản lĩnh sư phạm của học viên đào tạo giáo viên khoa học
xã hội và nhân văn ở Trường Sĩ quan Chính trị
Từ quan niệm BLSP và đặc điểm học viên đào tạo giáo viên, tác giả quan
niệm: Bản lĩnh sư phạm của học viên đào tạo giáo viên khoa học xã hội và nhân văn ở Trường Sĩ quan Chính trị là tổng hợp các phẩm chất của học viên được hình thành, phát triển trong quá trình đào tạo nhằm đạt đến mức có thể
tự quyết định một cách độc lập, sáng tạo, làm chủ thái độ và hành vi sư phạm của mình trước những khó khăn và tình huống sư phạm phức tạp, kiên quyết thực hiện thắng lợi mục tiêu đào tạo giáo viên khoa học xã hội và nhân văn ở Trường Sĩ quan Chính trị.
BLSP là một phẩm chất sư phạm của học viên đào tạo giáo viênKHXH&NV được hình thành, phát triển trong quá trình đào tạo ở TrườngSQCT Nhờ đó mà họ củng cố tình yêu, sự say mê với nghề nghiệp sư phạm;không dao động, thay đổi trước những tác động bên ngoài; có khí chất, phẩmchất và khả năng tự quyết định một cách độc lập, sáng tạo và làm chủ thái độ
Trang 14và hành vi sư phạm của mình, làm chủ cuộc sống của mình, luôn kiên địnhvững vàng trong học tập, rèn luyện để hoàn thành tốt mục tiêu đào tạo giáo viênKHXH&NV ở Trường SQCT
* Vai trò bản lĩnh sư phạm của học viên đào tạo giáo viên khoa học xã hội và nhân văn ở Trường Sĩ quan Chính trị
BLSP có vai trò quan trọng trong việc hoàn thiện phẩm chất, nhân cáchcủa người học viên đào tạo giáo viên KHXH&NV theo mục tiêu, yêu cầu đàotạo của Nhà trường và đảm bảo hoàn thành tốt chức trách, nhiệm vụ củangười giáo viên KHXH&NV trong tương lai Vai trò đó được biểu hiện cụ thểnhư sau:
Thứ nhất, bản lĩnh sư phạm là một phẩm chất cơ bản quan trọng định hướng trong quá trình hình thành, phát triển nhân cách của giáo viên.
BLSP góp phần giúp cho học viên nâng cao nhận thức, thái độ, tráchnhiệm trong quá trình học tập; củng cố niềm tin, ý chí, tình cảm và động cơtrong quá trình học tập, không bị dao động về mục tiêu, nghề nghiệp mà bảnthân đã lựa chọn, luôn nhận thức rõ những thuận lợi và khó khăn, từ đó xâydựng ý chí quyết tâm phấn đấu vươn lên trong học tập, rèn luyện
BLSP góp phần định hướng và điều chỉnh hành vi của học viên, giúp cho
họ không ngừng học tập nâng cao vốn tri thức của bản thân, đồng thời huy độngtoàn bộ phẩm chất và năng lực của bản thân vận dụng vào quá trình học tập, rènluyện để hình thành, phát triển nhân cách sư phạm đáp ứng mục tiêu, yêu cầuđào tạo giáo viên KHXH&NV Học viên không chỉ tu dưỡng phẩm chất chínhtrị, đạo đức cách mạng mà còn tu dưỡng rèn luyện về phẩm chất, đạo đức nhàgiáo, một phẩm chất cơ bản quan trọng của nhân cách người giáo viên
Thứ hai, bản lĩnh sư phạm góp phần tạo nên sự kiên định, vững vàng, kiên quyết thực hiện thắng lợi mục tiêu đào tạo giáo viên.
BLSP giúp học viên luôn kiên định mục tiêu, nghề nghiệp đã lựa chọn,
Trang 15có động cơ học tập đúng đắn, yên tâm học tập, rèn luyện để phát triển tri thức,nâng cao phẩm chất chính trị, đạo đức, phong cách và năng lực sư phạm.BLSP còn giúp cho học viên tự tin hơn, không bị dao động trước những khókhăn, những tác động tiêu cực làm thay đổi lập trường, ý chí phấn đấu vươnlên thực hiện thắng lợi mục tiêu đào tạo giáo viên KHXH&NV.
Mặt khác, thông qua các hoạt động thực tiễn sư phạm đa dạng, phongphú như kiến tập, giảng tập, thực tập, các tình huống sư phạm… giúp họcviên rèn luyện được BLSP, từ đó nâng cao khả năng ứng xử chủ động, linhhoạt, sáng tạo và hiệu quả các tình huống sư phạm, không còn biểu hiện thiếu
tự tin, mất bình tĩnh, lúng túng trong các hoạt động sư phạm
Thứ ba, bản lĩnh sư phạm góp phần nâng cao khả năng độc lập, sáng tạo, tự chủ, tự tin của học viên trong quá trình đào tạo giáo viên.
Bản lĩnh góp phần phát triển khả năng làm chủ hoạt động sư phạm củahọc viên Đây là một trong những kĩ năng cơ bản quan trọng giúp cho họcviên chủ động, sáng tạo, bình tĩnh, tự tin trong quá trình học tập Làm chủhoạt động sư phạm của học viên là làm chủ nội dung, phương pháp, chủ độngnắm bắt các tình huống sư phạm để có cách giải quyết cho phù hợp Quá trìnhhình thành BLSP là quá trình học viên tích lũy kiến thức, năng lực và kinhnghiệm sư phạm, rèn luyện tính tự tin, phương pháp, tác phong của ngườithầy Khi có được BLSP, học viên sẽ chủ động, bình tĩnh tự tin trong giảiquyết các tình huống sư phạm, chất lượng học tập và rèn luyện được nângcao Đồng thời, BLSP còn tạo nhu cầu, động lực cho học viên tiếp tục họctập, rèn luyện để tích lũy kiến thức, kinh nghiệm sư phạm Do vậy, BLSP gópphần nâng cao khả năng làm chủ hoạt động sư phạm, nhất là tính độc lập,sáng tạo, tự chủ, tự tin; tạo nên sức mạnh, tình cảm, niềm tin; sự thống nhất ýchí và hành động của học viên
1.1.2 Quan niệm về phát triển bản lĩnh sư phạm của học viên đào tạo giáo viên khoa học xã hội và nhân văn ở Trường Sĩ quan Chính trị
Trang 16Theo từ điển Tiếng Việt: Phát triển là quá trình biến đổi hoặc làm biếnđổi theo chiều hướng tăng, từ ít đến nhiều, hẹp đến rộng, thấp đến cao, đơn
giản đến phức tạp [40, tr.65] Theo quan niệm của phép biện chứng duy vật:
Phát triển là một phạm trù triết học dùng để khái quát quá trình vận động tiếnlên từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ kém hoàn thiện đến hoàn
thiện hơn Như vậy, quan niệm phát triển bao gồm hai nội dung: thứ nhất, chỉ trạng thái, trình độ; thứ hai, chỉ xu thế vận động, biến đổi Phát triển là biến
đổi, hoặc làm cho biến đổi từ ít đến nhiều, hẹp đến rộng, thấp đến cao, đơngiản đến phức tạp Phát triển được đề cập đến nhiều lĩnh vực, trong đó có giáodục - đào tạo
Trên cơ sở quan điểm của phép biện chứng duy vật về phát triển và quanniệm BLSP của học viên đào tạo giáo viên KHXH&NV ở Trường SQCT, tác
giả quan niệm: Phát triển bản lĩnh sư phạm của học viên đào tạo giáo viên khoa học xã hội và nhân văn ở Trường Sĩ quan Chính trị là sự tác động
tự giác, hợp quy luật của các chủ thể đến học viên nhằm nâng cao các phẩm chất sư phạm đạt đến mức có thể tự quyết định một cách độc lập, sáng tạo, làm chủ thái độ và hành vi sư phạm của mình trước những khó khăn và tình huống sư phạm phức tạp, đáp ứng mục tiêu, yêu cầu đào tạo giáo viên khoa học xã hội và nhân văn ở Trường Sĩ quan Chính trị.
Mục đích phát triển BLSP của học viên đào tạo giáo viên KHXH&NV ởTrường SQCT nhằm giáo dục, bồi dưỡng, rèn luyện nâng cao phẩm chất sưphạm của học viên theo mục tiêu đào tạo giáo viên KHXH&NV ở TrườngSQCT Nâng cao phẩm chất sư phạm của học viên trong quá trình đào tạo đượcthể hiện ở sự nhận thức ngày càng sâu sắc về mục tiêu, yêu cầu đào tạo giáoviên KHXH&VN, nâng cao phẩm chất, ý chí, tính độc lập, tự chủ trong hoạtđộng sư phạm và tình cảm nghề nghiệp Nâng cao khả năng hoạt động sư phạm
Trang 17của học viên trong quá trình đào tạo được thể hiện ở sự phát triển vững chắc vềtri thức; sự tự tin, tác phong chững chạc, hoàn thiện kĩ năng thực hành sư phạmtrong hoạt động giảng tập, thực tập; rèn luyện phát triển những phẩm chất,nhân cách, kĩ xảo, kĩ năng sư phạm cần thiết của người giáo viên; khả năngsáng tạo, say mê trong nghiên cứu khoa học, khám phá tri thức mới Bảo đảmcho học viên có thể hoàn thành tốt nhiệm vụ giảng dạy, nghiên cứu khoa học
và các nhiệm vụ khác trên cương vị giáo viên KHXH&NV trong tương lai.Chủ thể phát triển BLSP của học viên đào tạo giáo viên KHXH&NV ởTrường SQCT là các tổ chức, các lực lượng sư phạm ở Trường SQCT và bảnthân học viên đào tạo giáo viên KHXH&NV - với tư cách là chủ thể tự bồidưỡng, rèn luyện BLSP Các tổ chức, các lực lượng sư phạm ở Trường SQCTbao gồm: Đảng ủy, Ban Giám hiệu Nhà trường; cấp ủy, chỉ huy của các cơ quanchức năng, các khoa giáo viên và đơn vị quản lý học viên; đội ngũ giảng viên,cán bộ quản lý giáo dục Mỗi tổ chức, lực lượng có vị trí, vai trò khác nhau gópphần tạo thành hệ thống động lực thúc đẩy phát triển BLSP của học viên đào tạogiáo viên KHXH&NV ở Trường SQCT Học viên đào tạo giáo viênKHXH&NV vừa là đối tượng, vừa là chủ thể phát triển BLSP của mình Họ chịu
sự quản lý, giáo dục, bồi dưỡng, rèn luyện và kiểm tra, đánh giá của các tổ chức,các lực lượng về sự phát triển BLSP theo mục tiêu đào tạo Đồng thời, học viêncòn với tư cách là chủ thể tự học tập, rèn luyện để phát triển BLSP
Nội dung phát triển BLSP của học viên đào tạo giáo viên KHXH&NV ởTrường SQCT là hệ thống những tác động có ý thức của các chủ thể nhằmphát triển các yếu tố cấu thành phẩm chất sư phạm của học viên, bao gồmphát triển nhận thức của học viên về mục tiêu, yêu cầu, nội dung, chươngtrình đào tạo giáo viên KHXH&NV, về chức trách, nhiệm vụ của giáo viênKHXH&NV; nâng cao ý thức trách nhiệm, xây dựng động cơ học tập, rènluyện đúng đắn; phát triển tình cảm yêu mến, say mê nghề sư phạm mà bảnthân đã chọn, củng cố niềm tin, ý chí quyết tâm phấn đấu vươn lên khắc phục
Trang 18mọi khó khăn, không bị dao động trong quá trình học tập, rèn luyện; pháttriển vững chắc về tri thức, khả năng sư phạm, sự tự tin, tác phong sư phạm;rèn luyện những phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống gắn với phát triển kĩxảo, kĩ năng sư phạm cần thiết của người giáo viên KHXH&NV Từ đó, giúpcho học viên ngày càng làm chủ được thái độ và hành vi sư phạm, không bịdao động bởi các tác động bên ngoài, tự tin, kiên định vững vàng trong quátrình học tập, rèn luyện để trở thành người giáo viên KHXH&NV Nội dungphát triển BLSP của học viên có mối quan hệ biện chứng với sự phát triểnnhân cách của người sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam.
Cách thức, biện pháp phát triển BLSP của học viên đào tạo giáo viênKHXH&NV ở Trường SQCT là tổng thể những hình thức, biện pháp pháttriển đa dạng, phong phú, hài hòa phù hợp với đối tượng đào tạo Thông quacác hoạt động học tập chính khóa như: huấn luyện trên giảng đường, thaotrường, trao đổi, thảo luận, xêmina, giảng tập… trang bị cho học viên hệthống tri thức cơ bản và chuyên sâu bao gồm cả tri thức khoa học cơ bản,khoa học chuyên ngành, liên ngành, tri thức và vốn sống thực tiễn hoạt độngquân sự, xã hội Thông qua các hoạt động sư phạm ngoại khóa như: sinh hoạthọc thuật, diễn đàn, tổ chức hội thảo, thông tin chuyên đề, hướng dẫn nghiệp
vụ sư phạm… góp phần bổ sung các kĩ năng, kinh nghiệm sư phạm và nhữngphẩm chất tâm lí quan trọng để phát triển BLSP của học viên Thông qua cáchoạt động đa dạng, phong phú trên nếu được phối hợp chặt chẽ, đồng bộ vớinhau sẽ góp phần không nhỏ phát triển BLSP của học viên đào tạo giáo viênKHXH&NV ở Trường SQCT
BLSP của học viên hình thành, phát triển từ thấp đến cao, từ chưa hoànthiện đến hoàn thiện trong quá trình đào tạo dưới sự tác động tự giác của cácchủ thể Mọi sự tác động của các chủ thể đến học viên nhằm phát triển phẩmchất, ý thức hoạt động sư phạm và thông qua hoạt động thực tiễn rèn luyệnnghề sư phạm để phát triển BLSP của học viên
Trang 19Ý thức hoạt động sư phạm của học viên gồm: nhận thức hoạt động sưphạm và phẩm chất, ý chí tình cảm với nghề sư phạm của học viên.
Nhận thức hoạt động sư phạm là quá trình nhận thức mục tiêu, yêu cầuđào tạo của Nhà trường, mục tiêu, yêu cầu đào tạo giáo viên KHXH&NV;nhận thức nội dung, chương trình đào tạo; nhận thức những yêu cầu về nănglực, trình độ trong quá trình đào tạo; nhận thức về chức trách, nhiệm vụ củagiáo viên KHXH&NV Từ nhận thức hoạt động sư phạm, hình thành, pháttriển tri thức, sự hiểu biết đúng đắn về nghề nghiệp sư phạm của học viên.Nhận thức hoạt động sư phạm là tiền đề, cơ sở, nền tảng vững chắc để họcviên phát triển BLSP Nhận thức hoạt động sư phạm một cách đúng đắn giúpcho học viên hình thành những phẩm chất sư phạm cần thiết, lập trường kiênđịnh với mục tiêu, nghề nghiệp, ý chí quyết tâm vượt qua mọi khó khăn đểhoàn thành nhiệm vụ học tập, rèn luyện theo mục tiêu đào tạo
Tình cảm với nghề sư phạm là hình thức đặc thù của học viên đào tạo giáoviên Tình cảm với nghề sư phạm được thể hiện ở tình yêu nghề sư phạm, sự say
mê hứng thú với hoạt động sư phạm Tình cảm đó là nguồn động lực bên trong cóvai trò kích thích học viên tích cực, tự giác học tập, rèn luyện, điều chỉnh hành vi,thái độ của mình theo hướng tích cực Các phẩm chất trí tuệ, kiến thức chuyên môn,nghiệp vụ sư phạm, các kĩ năng, kĩ xảo sư phạm… chỉ phát huy tác dụng thực sựkhi học viên có tình yêu nghề sư phạm, say mê, hứng thú với nghề sư phạm
Giữa nhận thức hoạt động sư phạm và phẩm chất, ý chí, tình cảm vớinghề sư phạm có mối quan hệ biện chứng chặt chẽ với nhau Trong đó, tìnhcảm sư phạm chịu sự tác động sâu sắc, trực tiếp của nhận thức sư phạm, biểuhiện tình cảm với nghề nghiệp càng sâu sắc, không ngừng được củng cố trên cơ
sở, nền tảng nhận thức Vì vậy, quá trình phát triển BLSP của học viên đào tạogiáo viên KHXH&NV phải quan tâm đầy đủ cả về nhận thức hoạt động sưphạm và phẩm chất, ý chí, tình cảm với nghề sư phạm của học viên
Nhận thức hoạt động sư phạm và phẩm chất, ý chí, tình cảm với nghề sư
Trang 20phạm tạo thành ý thức, động cơ, trách nhiệm của học viên và trở thành động lực,sức mạnh vật chất có tác động to lớn, chi phối mạnh mẽ mọi hoạt động học tập, rènluyện của học viên, giúp học viên không dao động về mục tiêu, động cơ học tập,tích cực, chủ động phấn đấu trở thành người giáo viên KHXH&NV trong tương lai.
Hoạt động thực tiễn rèn luyện nghề sư phạm là một thành tố cơ bản quan
trọng, là mặt hoạt động thực tiễn để hình thành phát triển BLSP của học viên.Thông qua hoạt động thực tiễn đa dạng như: học tập, giảng tập, thực tập, rènluyện, nghiên cứu khoa học mà những phẩm chất sư phạm của học viênhình thành, phát triển nhất là tính độc lập, tự chủ, tự tin, sáng tạo, làm chủ thái
độ và hành vi sư phạm của mình
Hoạt động học tập, rèn luyện bảo đảm sự phát triển vững chắc về tri thức
và khả năng sư phạm của học viên Đây là nhân tố quan trọng hàng đầu, thểhiện rõ cơ sở, nền tảng về trình độ, năng lực của học viên Đối với học viênđào tạo giáo viên KHXH&NV, điều quan trọng đầu tiên là phải nắm vữngkiến thức cơ bản, kiến thức chuyên ngành, liên ngành đáp ứng mục tiêu, yêucầu đào tạo giáo viên KHXH&NV ở Nhà trường Điều đó chỉ có được thôngqua quá trình dạy học để tích lũy kiến thức theo chương trình đào tạo Thôngqua hoạt động học tập, khả năng nhận thức, lĩnh hội, chuyển hóa tri thức nhânloại thành tri thức của bản thân Nếu không có tri thức vững chắc thì học viên
sẽ không đủ tự tin, không làm chủ được thái độ và hành vi sư phạm của mìnhtrong các tình huống sư phạm Do đó, trong quá trình phát triển BLSP của họcviên đào tạo giáo viên KHXH&NV nhiệm vụ quan trọng hàng đầu là trang bịkiến thức cơ bản, hệ thống, chuyên sâu, toàn diện về khoa học chuyên ngành,khoa học liên ngành và kiến thức nghiệp vụ sư phạm
Hoạt động giảng tập, kiến tập rèn luyện tính tự tin, tác phong chững
chạc của học viên Hoạt động giảng tập giúp cho học viên sử dụng kiến thức
đã học để chuẩn bị giáo án bài giảng, thực hành giảng bài theo kế hoạch, nộidung và phương pháp đã xác định Nhờ đó, khả năng diễn đạt, sử dụng ngôn
Trang 21ngữ, tâm lý tự tin, khả năng làm chủ thái độ, hành vi sư phạm trong giảng bàiđược nâng lên Thông qua hoạt động giảng tập, học viên không chỉ rèn luyện
kĩ năng giảng dạy, nâng cao trình độ kiến thức toàn diện mà còn từng bướckhắc phục được tâm lý thiếu tự tin, mất bình tĩnh, thiếu kiên định với mục tiêu
đã định Đây là hoạt động thực tiễn sư phạm quan trọng góp phần hình thành
và phát triển BLSP của học viên
Hoạt động thực tập sư phạm của học viên là hoạt động thực tiễn sư phạm
của học viên tại các học viện, nhà trường trong Quân đội Hoạt động này có vaitrò quan trọng trong quá trình đào tạo giáo viên, góp phần rèn luyện, kiểmnghiệm, củng cố, phát triển phẩm chất và năng lực sư phạm cần thiết đáp ứngmục tiêu đào tạo; khơi dậy và phát huy tính chủ động, tích cực, độc lập, sáng tạotrong học tập, rèn luyện và nâng cao tình yêu nghề, kiên định với nghề sư phạmquân sự của học viên Thực tập sư phạm giúp cho học viên trải nghiệm thực tiễncác hoạt động sư phạm, nhất là hoạt động giảng dạy; thông qua đó các nội dungkiến thức mà học viên đã tiếp thu được nghiên cứu, sử dụng vào thực tiễn giảngdạy Từ đó, tự nhìn nhận, đánh giá kiến thức, kĩ năng, kĩ xảo, bản lĩnh, phươngpháp, tác phong sư phạm của mình và tiếp tục bổ sung, hoàn thiện cả về trình độ,nhận thức, năng lực và phẩm chất chính trị, đạo đức, nhân cách sư phạm, nhất làBLSP của học viên Đồng thời, hoạt động thực tập là thời điểm BLSP của họcviên đã đạt đến mức có thể làm chủ thái độ và hành vi sư phạm của mình, đủđiều kiện và khả năng tham gia giảng dạy
Hoạt động rèn luyện, có vai trò quan trọng trong quá trình hình thành,
phát triển BLSP của học viên Thông qua hoạt động thực tiễn rèn luyện màphẩm chất, năng lực sư phạm quân sự của học viên hình thành, phát triển trongquá trình đào tạo ở Nhà trường Nhờ đó, BLSP của học viên được hình thành,phát triển theo mục tiêu đào tạo Học viên không chỉ có đạo đức, lối sống trongsạch, lành mạnh; phẩm chất chính trị vững vàng, tình yêu nghề sư phạm mà cókhả năng tự quyết định một cách độc lập, sáng tạo, làm chủ thái độ và hành vi
Trang 22sư phạm của mình trước những tình huống sư phạm phức tạp và những khókhăn từ thực tiễn, kiên quyết phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ học tập, rèn luyệntheo mục tiêu đào tạo giáo viên KHXH&NV của Trường SQCT.
Hoạt động nghiên cứu khoa học góp phần rèn luyện tính say mê, sáng
tạo, tác phong làm việc khoa học của học viên Đó là hoạt động trí tuệ sángtạo giúp cho học viên có khả năng vận dụng kiến thức, phương pháp luận vàphương pháp nghiên cứu khoa học trong học tập và hoạt động thực tiễn.Nghiên cứu khoa học tạo cơ hội để học viên tiếp cận, lựa chọn và làm rõnhững vấn đề mới; đề xuất phương hướng, giải pháp thực hiện; rèn luyện chohọc viên có phương pháp nhìn nhận, xem xét, giải quyết vấn đề một cáchkhách quan, khoa học, với sư tiếp cận từ nhiều góc độ và phù hợp với thựctiễn Nghiên cứu khoa học của học viên được tiến hành thông qua nhiều hìnhthức: viết tiểu luận, chuyên đề, đề tài, viết báo,… Thông qua đó, học viên rènluyện, phát triển khả năng viết, tư duy lôgic, phát huy tinh thần chủ động,sáng tạo, ham học hỏi, tìm tòi, tiếp thu tri thức mới, phát hiện và nghiên cứunhững vấn đề mới Nhà giáo vừa là người truyền thụ tri thức, vừa là nhà khoahọc Do vậy, sự say mê, sáng tạo, phương pháp, tác phong làm việc khoa học
là phẩm chất quan trọng, góp phần hình thành và phát triển BLSP của ngườihọc viên đào tạo giáo viên KHXH&NV ở Trường SQCT
Trong quá trình hình thành, phát triển BLSP của học viên, ý thức hoạtđộng sư phạm và hoạt động thực tiễn rèn luyện nghề sư phạm có mối quan hệbiện chứng với nhau Trong đó, mặt ý thức hoạt động sư phạm giữ vai trò chỉđạo đối với mặt hoạt động thực tiễn rèn luyện nghề sư phạm, mặt hoạt độngthực tiễn rèn luyện nghề sư phạm là sự biểu hiện ra bên ngoài của mặt ý thứchoạt động sư phạm Trình độ nhận thức và phẩm chất sư phạm của học viênbao giờ cũng thống nhất với nội dung, tính chất, trình độ và hành vi rèn luyệnnghề sư phạm Hành vi sư phạm là thước đo, là căn cứ để nhận biết và đánh
Trang 23giá sự phát triển của ý thức sư phạm Ý thức sư phạm của học viên là cái bêntrong, trừu tượng, không nhìn thấy được, nhưng qua hành vi ta có thể nhậnbiết được Như vậy, ý thức hoạt động sư phạm và thực tiễn rèn luyện nghề sưphạm tạo nên tính quy định sự hình thành, phát triển BLSP của học viên theomục tiêu đào tạo Từ đó, giúp các chủ thể có mục tiêu, kế hoạch, nội dung,phương thức tác động phù hợp để phát triển BLSP của học viên trong quátrình đào tạo giáo viên KHXH&NV ở Trường SQCT.
1.2 Thực trạng phát triển bản lĩnh sư phạm của học viên đào tạo giáo viên khoa học xã hội và nhân văn ở Trường Sĩ quan Chính trị hiện nay
Để đánh giá thực trạng phát triển bản lĩnh sư phạm của học viên đào tạogiáo viên KHXH&NV ở Trường SQCT hiện nay, tác giả đã tập trung khảo sátchủ yếu các đối tượng: giảng viên, cán bộ quản lý giáo dục và học viên đàotạo giáo viên KHXH&NV ở Trường SQCT Cách thức, biện pháp khảo sát:quan sát các hoạt động học tập, giảng tập, kiến tập và thực tập sư phạm củahọc viên đào tạo giáo viên KHXH&NV Gặp gỡ, trao đổi đối với giảng viên,cán bộ quản lý giáo dục và học viên về các nội dung liên quan đến thực trạngphát triển BLSP của học viên đào tạo giáo viên KHXH&NV hiện nay Nghiêncứu, tổng hợp tư liệu, số liệu trong các Nghị quyết, chỉ thị, tổng kết của Nhàtrường, cơ quan, khoa giáo viên và đơn vị quản lý học viên (tiểu đoàn 7); lậpphiếu điều tra xã hội học và các văn bản, chỉ thị, nghị quyết có liên quan
1.2.1 Ưu điểm và nguyên nhân
Trang 24tạo trong tình hình mới, Chiến lược phát triển giáo dục và đào tạo trong quânđội giai đoạn 2011 - 2020 [4], Đảng ủy, Ban Giám hiệu Trường SQCT và các
tổ chức, các lực lượng sư phạm trong Nhà trường đã nhận thức đúng vai trò,tầm quan trọng của nhiệm vụ đào tạo giáo viên KHXH&NV trong đó có pháttriển BLSP của học viên đào tạo giáo viên KHXH&NV và sự cần thiết phảiphát triển BLSP của học viên Đảng ủy, Ban Giám hiệu Nhà trường đã cónhững chủ trương, biện pháp lãnh đạo, chỉ đạo đúng đắn, kịp thời; chủ độngđổi mới hoàn thiện mục tiêu, nội dung, chương trình đào tạo giáo viênKHXH&NV Làm cơ sở để các tổ chức, các lực lượng sư phạm trong Nhàtrường có sự chuyển biến tích cực trong nhận thức, thái độ trách nhiệm đốivới việc phát triển BLSP của học viên nhằm đáp ứng mục tiêu, yêu cầu đàotạo của Nhà trường
Các cơ quan chức năng, đặc biệt là Phòng Đào tạo, đã chủ động phối hợpchặt chẽ với các khoa giáo viên xây dựng, đổi mới hoàn thiện nội dung,chương trình và phương pháp đào tạo giáo viên từng chuyên ngành đào tạo.Qua đó tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, lực lượng sư phạm trong Nhàtrường tiến hành các hoạt động phát triển BLSP của học viên đào tạo giáoviên KHXH&NV
Các khoa giáo viên đã chủ động đổi mới chương trình, nội dung môn học,đổi mới nội dung, phương pháp dạy học theo hướng tiếp cận năng lực; chútrọng các hình thức xêmina, trao đổi, thảo luận, kiến tập, giảng tập, thực hành,thực tập để rèn luyện phẩm chất và năng lực sư phạm, hình thành và phát triểnBLSP của học viên Quá trình giảng dạy, ngoài truyền thụ tri thức khoa học cơbản, chuyên ngành, liên ngành đội ngũ giảng viên còn truyền thụ những kinhnghiệm, kĩ xảo, kĩ năng, phương pháp tác phong sư phạm cho học viên, gópphần quan trọng vào quá trình hình thành và phát triển BLSP của học viên.Đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục đã có nhận thức đúng, tinh thần tráchnhiệm cao trong quán triệt, cụ thể hóa các chỉ thị, nghị quyết của cấp trên và
Trang 25mục tiêu yêu cầu đào tạo của Nhà trường trong thực hiện quản lý, giáo dục,bồi dưỡng, rèn luyện, phát triển BLSP của học viên; thường xuyên làm tốtcông tác giáo dục chính trị, tư tưởng, động cơ, thái độ, trách nhiệm học tậpcho học viên; luôn biết lồng ghép việc phát triển BLSP của học viên với cáchoạt động khác của đơn vị Duy trì đơn vị thực hiện tốt kế hoạch, nội dunghuấn luyện, chấp hành nghiêm quy chế giáo dục - đào tạo, các chế độ quyđịnh; thường xuyên tổ chức có hiệu quả các hoạt động sư phạm, hoạt độngngoại khóa nhằm rèn luyện, phát triển BLSP và nâng cao chất lượng học tập,rèn luyện của học viên; phát huy được tính tích cực, chủ động của học viêntrong quá trình hình thành và phát triển BLSP.
Qua khảo sát, có 92% học viên cho rằng Đảng ủy, Ban Giám hiệu,Phòng Đào tạo, khoa giáo viên và đội ngũ giảng viên, cán bộ quản lý giáo dục
đã thường xuyên quan tâm đến phát triển BLSP của học viên Có 90% họcviên cho rằng Đảng ủy, Ban Giám hiệu, Phòng Đào tạo, khoa giáo viên và cáclực lượng sư phạm đã phát huy tốt vai trò, trách nhiệm trong phát triển BLSPcủa học viên đào tạo giáo viên KHXH&NV [Phụ lục 1]
Qua từng năm học, nhận thức của học viên về mục tiêu, chương trình,nội dung đào tạo giáo viên KHXH&NV ngày càng được nâng lên; về động
cơ, thái độ, trách nhiệm trong học tập, rèn luyện, phát triển BLSP có sựchuyển biến rõ nét, tính tự giác, trách nhiệm đối với nghề sư phạm quân sựngày càng cao Vì vậy, học viên đã tích cực chủ động tu dưỡng, rèn luyệnphát triển BLSP của mình trong quá trình đào tạo giáo viên KHXH&NV Quakhảo sát, có 94% học viên cho rằng việc nhận thức về mục tiêu, yêu cầu đàotạo giáo viên KHXH&NV của mình là tốt [Phụ lục 1]
Tình yêu nghề, sự say mê, hứng thú với nghề sư phạm của học viên ngày càng tăng và kiên định, gắn bó lâu dài với nghề sư phạm quân sự đã chọn
Phần lớn học viên đã bộc lộ rõ thái độ, tình cảm, tính tích cực, sự say mêđối với nghề nghiệp sư phạm, luôn tích cực, tự giác trong học tập, rèn luyện
Trang 26để hình thành, phát triển những phẩm chất cần thiết Qua khảo sát, có 80%học viên cho rằng lựa chọn học chuyên ngành giáo viên là do đam mê, sởthích; có 90% cảm thấy rất yêu mến, hứng thú với chuyên ngành mình đangtheo học [Phụ lục 1].
Phẩm chất sư phạm của học viên được nâng cao thông qua các hoạt động thực tiễn rèn luyện nghề nghiệp sư phạm đáp ứng mục tiêu, yêu cầu đào tạo giáo viên khoa học xã hội và nhân văn.
Về hoạt động học tập, mỗi năm học học viên có từ 20 - 25 học phần môn
học thi kiểm tra với kết quả cơ bản 100% đạt yêu cầu trở lên, có 75% khá, giỏi;các học phần, môn chuyên ngành kết quả thi kiểm tra 100% đạt yêu cầu trở lên,85% khá, giỏi; kết quả học tập của năm học được nâng lên, 100% đạt yêu cầutrở lên, có 95% khá, giỏi [Phụ lục 2] Thông qua quá trình học tập, học viên đãnắm được kiến thức cơ bản, hệ thống, chuyên sâu và có sự phát triển tư duy,phương pháp sư phạm, nhất là kiến thức chuyên ngành, liên ngành và kiến thứcquân sự Nhiều học viên đã có khả năng nắm kiến thức nhanh; phương pháphọc tập phù hợp và kết quả học tập cao; đã biết huy động kiến thức, kinhnghiệm đã có vào nghiên cứu giải quyết tốt những vấn đề mới trong học tập vàthực tiễn Bên cạnh đó, học viên còn chủ động, tích cực nâng cao chất lượnghọc tập ngoại ngữ, tin học Như vậy, quá trình hoạt động học tập đã góp phầnquan trọng, có ý nghĩa quyết định sự phát triển tri thức, năng lực sư phạm vàphẩm chất nhân cách, BLSP của học viên đạt đến mức có thể tự quyết định mộtcách độc lập, sáng tạo làm chủ thái độ và hành vi sư phạm của mình trướcnhững khó khăn và tình huống sư phạm phức tạp, đáp ứng mục tiêu, yêu cầuđào tạo giáo viên KHXH&NV
Về hoạt động giảng tập, kiến tập, thực tập sư phạm, học viên có 2 - 3 lần
giảng tập, 1 lần kiến tập và 1 lần thực tập sư phạm tại các học viện, nhàtrường Quân đội Trong các hoạt động đó học viên đã tích cực học hỏi, chủđộng chuẩn bị về mọi mặt, củng cố kiến thức, rèn luyện phương pháp, tác
Trang 27phong sư phạm rèn luyện phát triển phẩm chất sư phạm, phát triển BLSP,nhân cách nhà giáo của học viên Kết quả của các hoạt động này luôn đạtthành tích cao: năm học 2015 - 2016, kết quả: thực tập đạt 100% khá, giỏi,xuất sắc (25% xuất sắc); kết quả giảng tập đạt 100% khá, giỏi (55,2% giỏi);kết quả thực tập cuối khóa đạt 100% khá, giỏi, xuất sắc (77.94% giỏi, xuấtsắc) Năm học 2016 - 2017, kết quả: kiến tập đạt 100% giỏi, xuất sắc (30%xuất sắc); kết quả giảng tập đạt 100% khá, giỏi (72,86% giỏi); kết quả thựctập cuối khóa đạt 100% khá, giỏi, xuất sắc (94,12 giỏi, xuất sắc) [Phụ lục 3].Các hình thức hoạt động này đã rèn luyện, kiểm nghiệm, đánh giá khả năngchuển bị thực hành giảng bài và khả năng tự nhận xét, đánh giá kết quả hoạtđộng sự phạm; đã rèn luyện, bồi dưỡng, phát triển các phẩm chất sư phạm,BLSP, nhân cách nhà giáo theo mục tiêu đào tạo giáo viên KHXH&NV ởTrường SQCT.
Về hoạt động rèn luyện, học viên luôn đạt được kết quả cao Năm học
2015 - 2016, có 95,31% học viên rèn luyện tốt, 2,56% học viên rèn luyện khá;năm học 2016 - 2017 có 96,40% học viên rèn luyện tốt, 2,16% học viên rènluyện khá [Phụ lục 2] Học viên đã chấp hành nghiêm pháp luật của Nhànước; điều lệnh, điều lệ của quân đội; nội quy, quy chế, quy định của Nhàtrường, đơn vị Học viên đã tích cực tu dưỡng rèn luyện phẩm chất, nhâncách; kĩ xảo, kĩ năng sư phạm theo mục tiêu đào tạo Thông qua các hoạtđộng thực tiễn trong môi trường sư phạm quân sự, BLSP của học viên đã có
sự phát triển toàn diện đáp ứng mục tiêu, yêu cầu của từng năm học và cảkhóa học Học viên đã rèn luyện, phát triển về phẩm chất chính trị, phẩm chất
sư phạm, đạo đức lối sống, phong cách sư phạm; về khả năng giải quyết cáctình huống sư phạm phức tạp Đồng thời, nâng cao ý chí, quyết tâm khắc phụcmọi khó khăn hoàn thành tốt nhiệm vụ học tập, rèn luyện
Trong quá trình đào tạo tại Nhà trường, 100% học viên đào tạo giáo viênKHXH&NV tham gia nghiên cứu khoa học với nhiều hình thức như: nghiên
Trang 28cứu chuyên đề, đề tài khoa học, viết bài báo khoa học, bài tham luận hội thảokhoa học…, có chất lượng ngày càng tốt hơn Năm học 2015 - 2016, có 02 đềtài khoa học đạt giải nhì, 02 đề tài khoa học đạt giải ba, 01 chuyên đề đạt giảinhì, 01 chuyên đề đạt giải ba cấp Nhà trường; 01 đề tài đạt giải ba tuổi trẻ sángtạo toàn quân Năm học 2016 - 2017, có 01 sáng kiến đạt giải nhất, 02 đề tàikhoa học đạt giải nhất, 04 đề tài khoa học đạt giải nhì, 02 đề tài khoa học đạtgiải ba, 01 chuyên đề đạt giải nhất, 02 chuyên đề đạt giải nhì, 01 chuyên đề đạtgiải ba cấp Nhà trường, 01 đề tài khoa học đạt giải khuyến khích tuổi trẻ sángtạo toàn quân [Phụ lục 4] Kết quả hoạt động nghiên cứu khoa học đó đã gópphần quan trọng nâng cao phẩm chất sư phạm, phát triển BLSP của học viêntrong quá trình đào tạo giáo viên KHXH&NV ở Trường SQCT.
* Nguyên nhân của ưu điểm
Những ưu điểm trong sự phát triển BLSP của học viên đào tạo giáo viênKHXH&NV ở Trường SQCT thời gian qua có nhiều nguyên nhân, trong đó
có một số nguyên nhân chủ yếu sau:
Một là, Đảng ủy, Ban Giám hiệu Nhà trường, cấp ủy chỉ huy các cấp đã
thường xuyên quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo phát triển BLSP của học viên đàotạo giáo viên KHXH&NV Trên cơ sở quán triệt sâu sắc Chỉ thị, Nghị quyếtcủa Đảng, của Quân ủy trung ương, Bộ Quốc phòng, Bộ Giáo dục và Đào tạo
về đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục theo hướng chuẩn hóa, hiện đạihóa, chuyển mạnh quá trình giáo dục từ chủ yếu chú trọng trang bị kiên thứcsang tập trung phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học, Đảng
ủy, Ban Giám hiệu Nhà trường, cấp ủy, chỉ huy các cấp đã đề ra nhiều chủtrương, biện pháp đúng đắn, phù hợp nhằm đổi mới nâng cao chất lượng giáodục - đào tạo Do đó, đã nâng cao được nhận thức, trách nhiệm của các tổchức, các lực lượng sư phạm đối với việc phát triển BLSP của học viên đàotạo giáo viên KHXH&NV
Hai là, sự phối hợp giữa các khoa giáo viên, các cơ quan chức năng và
Trang 29đơn vị luôn thống nhất, chặt chẽ trong hoạt động giáo dục - đào tạo nói chung
và hoạt động phát triển BLSP nói riêng Do đó, chất lượng các hoạt động giáodục đào tạo được nâng cao Học viên luôn nhận được sự quan tâm, hướngdẫn, giúp đỡ tận tình của đội ngũ giảng viên, nhất là giảng viên các khoachuyên ngành Từ đó, đã tạo điều kiện thuận lợi và động lực để học viên nângcao tinh thần, trách nhiệm, say mê học tập, rèn luyện hoàn thành tốt nhiệm vụ
và phát triển BLSP theo mục tiêu đào tạo
Ba là, chất lượng nguồn vào đào tạo giáo viên được nâng cao đã tạo cơ sở
nền tảng phát triển BLSP của học viên Những năm qua, việc tuyển chọnnguồn vào đào tạo giáo viên KHXH&NV của Nhà trường được thực hiệnnghiêm túc, có kế hoạch bảo đảm khoa học đúng quy trình quy định Trên cơ
sở học viên đăng kí nguyện vọng đào tạo giáo viên KHXH&NV, Nhà trường
đã xây dựng kế hoạch, tiêu chí và tổ chức tuyển chọn Quá trình tuyển chọn đã
có sự phối hợp chặt chẽ giữa các lực lượng tham gia, đảm bảo chính xác, kháchquan, công khai, minh bạch; và có phương thức tuyển chọn phù hợp Nhờ đó,chất lượng học viên đào tạo giáo viên KHXH&NV được nâng cao, nhất lànhững khí chất, phẩm chất sư phạm cần thiết để đào tạo giáo viên, có tình cảm,yêu mến với nghề sư phạm Đây là nguyên nhân quan trọng của những ưu điểmđạt được trong phát triển BLSP của học viên trong những năm qua
Bốn là, học viên đã có động cơ, thái độ, trách nhiệm học tập, rèn luyện
đúng đắn Học viên đã nhận thức rõ vị trí, vai trò của nghề sư phạm quân sự,của người sĩ quan làm công tác giảng dạy trong các nhà trường của quân đội
và họ đã có mục tiêu, lý tưởng học tập để trở thành nhà giáo Học viên đã xácđịnh tốt động cơ, thái độ, trách nhiệm học tập, rèn luyện, quyết tâm vượt quamọi khó khăn, không ngừng nâng cao kết quả học tập, rèn luyện, nghiên cứukhoa học Nhờ đó, mà BLSP của học viên không ngừng được nâng cao, gópphần thực hiện thắng lợi mục tiêu đào tạo giáo viên KHXH&NV
Năm là, môi trường, điều kiện sư phạm thuận lợi cho sự phát triển BLSP
Trang 30của học viên Môi trường điều kiện sư phạm thuận lợi đã góp phần quan trọngtạo động lực và phát huy vai trò của các tổ chức, các lực lượng tham gia hoạtđộng phát triển BLSP của học viên đào tạo giáo viên KHXH&NV Nhà trường
đã luôn quan tâm xây dựng môi trường sư phạm lành mạnh, tăng cường cơ sởvật chất; các phương tiện kĩ thuật hiện đại phục vụ dạy và học Nhờ đó, chấtlượng giáo dục đào tạo được nâng cao góp phần không nhỏ vào việc phát triểnBLSP của học viên đào tạo giáo viên KHXH&NV ở Trường SQCT hiện nay
1.2.2 Hạn chế và nguyên nhân
* Hạn chế
Một số chủ thể phát triển BLSP của học viên nhận thức về chức trách,nhiệm vụ còn hạn chế, chưa thật sự quan tâm đến phát triển BLSP của họcviên, chưa phát huy tốt vai trò, trách nhiệm và khả năng trong các hoạt độngphát triển BLSP của học viên đào tạo giáo viên KHXH&NV
Kết quả khảo sát về việc phát huy vai trò, trách nhiệm của giảng viên,cán bộ quản lý giáo dục trong phát triển BLSP của học viên đào tạo giảngviên KHXH&NV vẫn còn 6% học viên nhận định là chưa phát huy tốt [Phụlục 1] Về vai trò của BLSP đối với hoạt động học tập, rèn luyện của học viênđào tạo giáo viên KHXH&NV có 10% học viên cho rằng có vai trò bìnhthường, 2% học viên cho rằng là không quan trọng [Phụ lục 1]; về sự cần thiếtphát triển BLSP của học viên đào tạo giáo viên KHXH&NV có 18% học viênnhận định là bình thường, 6% nhận định là không cần thiết [Phụ lục 1] Từnhận thức như vậy nên một bộ phận học viên đào tạo giáo viên KHXH&NVchưa tích cực, cố gắng trong phát triển BLSP của bản thân
Một số hình thức, biện pháp phát triển BLSP của học viên đào tạo giáoviên KHXH&NV chưa phù hợp, hiệu quả chưa cao Trong quá trình đào tạo,
có lúc, có nơi chưa thật sự quan tâm đổi mới và sử dụng đồng bộ các hìnhthức, biện pháp phát triển BLSP, nhất là những hình thức, biện pháp cụ thểđối với từng học viên Một số hình thức, biện pháp chưa được tổ chức thực