Nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các chủ thể trong phát triển bản lĩnh sư phạm của học viên đào giáo viên khoa học xã hội và nhân

Một phần của tài liệu Khóa luận: Phát triển bản lĩnh sư phạm của học viên đào tạo giáo viên khoa học xã hội và nhân văn ở Trường Sĩ quan Chính trị hiện nay (Trang 42 - 47)

triển bản lĩnh sư phạm của học viên đào giáo viên khoa học xã hội và nhân văn ở Trường Sĩ quan Chính trị

Đây là giải pháp cơ bản, quan trọng, tạo sự đồng thuận, thống nhất cao của tất cả các chủ thể tham gia vào quá trình phát triển BLSP của học viên đào tạo giáo viên KHXH&NV ở Trường SQCT. Việc nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các chủ thể trong phát triển BLSP của học viên thực chất là giúp cho các chủ thể có nhận thức đúng đắn và sâu sắc hơn về vị trí, vai trò, mục tiêu, nội dung phát triển BLSP của học viên đào tạo giáo viên KHXH&NV. Từ đó, các chủ thể xác định rõ động cơ, trách nhiệm của mình, tích cực tham gia phát triển BLSP của học viên.

Để nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các chủ thể trong phát triển BLSP của học viên đào tạo giáo viên KHXH&NV, cần tập trung thực hiện tốt một số nội dung cơ bản sau:

Thứ nhất, nhận thức đúng đắn của các chủ thể đối với việc phát triển bản lĩnh sư phạm của học viên đào tạo giáo viên.

Các chủ thể tham gia vào quá trình phát triển BLSP của học viên đào tạo giáo viên KHXH&NV ở Trường SQCT có vị trí, chức năng, nhiệm vụ cụ thể khác nhau, song đều có chung mục đích là phát triển BLSP theo mục tiêu, yêu cầu đào tạo của Nhà trường. Thông qua giáo dục và hoạt động thực tiễn, các tổ chức, các lực lượng làm nâng cao nhận thức đối với quá trình phát triển BLSP của học viên. Tuy nhiên, mỗi chủ thể lại có vị trí, vai trò và nhiệm vụ khác nhau nên nhận thức, thái độ, quan điểm của từng chủ thể cũng có sự khác nhau trong quá trình phát triển BLSP của học viên. Chính vì vậy, phải thường xuyên giáo dục, bồi dưỡng và thông qua hoạt động thực tập để nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các chủ thể; từ đó tích cực tham gia các hoạt động phát triển BLSP của học viên đào tạo giáo viên KHXH&NV có chất lượng và hiệu quả hơn.

Thứ hai, xác định rõ vị trí, vai trò, trách nhiệm của từng chủ thể trong việc phát triển bản lĩnh sư phạm của học viên đào tạo giáo viên.

Việc xác định rõ vị trí, vai trò, trách nhiệm của từng chủ thể trong phát triển BLSP của học viên đào tạo giáo viên KHXH&NV gắn liền với việc quy định một cách rõ ràng, cụ thể, chặt chẽ, công khai về vị trí, vai trò, nhiệm vụ, phạm vi, cách thức tiến hành của từng chủ thể; khắc phục sự chồng chéo và bảo đảm phù hợp với đặc điểm hoạt động, góc độ tiếp cận theo chuyên môn của mỗi chủ thể tham gia. Cụ thể là:

Đối với Đảng ủy, Ban Giám hiệu Nhà trường, giữ vị trí, vai trò lãnh đạo, chỉ đạo các chủ thể tham gia hoạt động phát triển BLSP của học viên đào tạo giáo viên KHXH&NV. Căn cứ vào các chỉ thị, nghị quyết của Đảng ủy, Ban Giám hiệu Nhà trường, quy định, nhiệm vụ cụ thể của các tổ chức, lực lượng để đánh giá về mức độ nhận thức của các chủ thể đối với việc phát triển BLSP của học viên. Đồng thời, là cơ sở để đề ra các hình thức, biện pháp cần thiết nâng cao nhận thức của các chủ thể về phát triển BLSP của học viên theo mục

tiêu, yêu cầu đào tạo. Chính vì vậy, Đảng ủy, Ban Giám hiệu Nhà trường là chủ thể quan trọng nhất trong lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức các hoạt động phát triển BLSP của học viên đào tạo giáo viên KHXH&NV.

Đối với các cơ quan chức năng, trực tiếp là Phòng Đào tạo và Phòng Chính trị là cơ quan tham mưu giúp Đảng ủy, Ban Giám hiệu Nhà trường lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức các hoạt động của Nhà trường nói chung và hoạt động phát triển BLSP của học viên đào tạo giáo viên KHXH&NV nói riêng theo chức năng, nhiệm vụ được giao. Đồng thời, là trung tâm phối hợp, điều hành các lực lượng tham gia và tổ chức hoạt động phát triển BLSP của học viên đào tạo giáo viên KHXH&NV. Để hoạt động này đạt hiệu quả, trước hết đối với Phòng Đào tạo phải nghiên cứu, tham mưu, đề xuất với Đảng ủy, Ban Gián hiệu và xây dựng kế hoạch, lộ trình cụ thể với từng đối tượng phát triển BLSP theo từng năm và khóa học; lồng ghép các nội dung phát triển BLSP giữa hoạt động chính khóa với hoạt động ngoại khóa; nâng cao chất lượng hoạt động sau giảng, đặc biệt là chất lượng các hoạt động kiến tập, giảng tập, thực tập… Đối với Phòng Chính trị, là cơ quan tham mưu giúp Đảng ủy, Ban Giám hiệu Nhà trường triển khai công tác đảng, công tác chính trị, tuyên truyền giáo dục các lực lượng trong Nhà trường về nhiệm vụ phát triển BLSP của học viên; tổ chức thực hiện quy chế thi đua, khen thưởng các tổ chức, các lực lượng có thành tích trong giáo dục, đào tạo, trong thực hiện các nhiệm vụ, trong đó có phát triển BLSP của học viên. Chính vì vậy, các cơ quan chức năng cần phối hợp chặt chẽ với nhau cùng khoa giáo viên và đơn vị quản lý tổ chức tốt các hoạt động trong quá trình đào tạo, góp phần phát triển BLSP của học viên đào tạo giáo viên KHXH&NV ở Nhà trường.

Các khoa giáo viên, là các lực lượng trực tiếp quyết định chất lượng, hiệu quả hoạt động phát triển BLSP của học viên đào tạo giáo viên KHXH&NV ở Trường SQCT. Cán bộ, giảng viên các khoa chuyên ngành có vai trò đặc biệt

quan trọng, là người trực tiếp tổ chức, thực hiện hoạt động phát triển BLSP của học viên. Do đó, nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các khoa, trực tiếp là đội ngũ giảng viên, nhất là khoa chuyên ngành, là một biện pháp cơ bản nhằm đổi mới nội dung, phương thức đào tạo nói chung và phát triển BLSP của học viên nói riêng. Cán bộ, giảng viên các khoa cần thường xuyên quán triệt sâu sắc về mục tiêu, yêu cầu phát triển BLSP của học viên đối với các lực lượng tham gia, cụ thể hóa nội dung phát triển BLSP đối với học viên đào tạo giáo viên KHXH&NV. Đây là biện pháp cơ bản, trực tiếp nâng cao chất lượng đào tạo giáo viên KHXH&NV ở Trường SQCT hiện nay.

Các đơn vị học viên, bao gồm đại đội, tiểu đoàn có nhiệm vụ quản lý học viên đào tạo giáo viên KHXH&NV, có vai trò quan trọng, trực tiếp giáo dục nâng cao nhận thức cho học viên, giúp học viên thấy được tầm quan trọng của BLSP đối với nghề nghiệp sư phạm. Các đơn vị học viên phải coi hoạt động phát triển BLSP của học viên là trách nhiệm chính trị là nhiệm vụ quan trọng thường xuyên góp phần nâng cao chất lượng giáo dục - đào tạo của Nhà trường. Từ đó, phát huy vai trò, trách nhiệm của mình trong giáo dục, bồi dưỡng, rèn luyện, kiểm tra, đôn đốc các lực lượng trong việc tham gia các hoạt động phát triển BLSP của học viên.

Tạo chuyển biến nhận thức, trách nhiệm của học viên trong phát triển BLSP. Bởi họ là lực lượng trực tiếp quan trọng, vừa là đối tượng vừa là chủ thể trong hoạt động phát triển BLSP. Vì vậy, việc nâng cao nhận thức, trách nhiệm của học viên là trực tiếp phát triển BLSP, biến quá trình phát triển này của các chủ thể tham gia trong Nhà trường thành quá trình tự phát triển của chính người học theo mục tiêu, yêu cầu đào tạo của Nhà trường. Việc giáo dục bồi dưỡng, rèn luyện của các lực lượng sư phạm giữ vai trò quan trọng nhưng không thể thay thế được hoạt động tự học tập, bồi dưỡng, tự rèn luyện phát triển BLSP của chính học viên. Đồng thời, sự phát triển BLSP lại có tác động không nhỏ đến nâng cao chất lượng học tập, rèn luyện và công tác của

học viên. Do đó, các cơ quan chức năng, khoa giáo viên và đơn vị học viên cần tiến hành đồng bộ các biện pháp giáo dục, bồi dưỡng, rèn luyện; làm cho mọi học viên có nhận thức đúng về động cơ, thái độ, trách nhiệm và nhiệm vụ học tập, rèn luyện cũng như mục tiêu phát triển BLSP đáp ứng mục tiêu, yêu cầu đào tạo giáo viên KHXH&NV ở Trường SQCT hiện nay.

Để thực hiện những nội dung cơ bản trên cần tiến hành một số biện pháp cụ thể sau:

Một là, xây dựng hoàn thiện các văn bản quy định về phát triển bản lính sư phạm của học viên đào tạo giáo viên.

Để nâng cao nhận thức của các lực lương sư phạm trong phát triển BLSP của học viên phải trên cơ sở hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, các quy định cụ thể đối với từng tổ chức và lực lượng tham gia vào hoạt động này. Hệ thống văn bản pháp quy là sự thống nhất nội dung với cơ sở pháp lý và có khả năng cùng lúc phổ biến đến nhiều đối tượng trong Nhà trường. Nếu được triển khai xây dựng, hoàn thiện và triển khai đồng bộ, kịp thời sẽ làm cho nhận thức của các lực lượng trở nên thống nhất, tạo được sự đồng thuận và hiệu quả cao phát triển BLSP của học viên. Để làm được điều đó đòi hỏi phải quán triệt tốt các quan điểm chỉ đạo của các cấp, trực tiếp là Đảng ủy, Ban Giám hiệu Nhà trường; bổ sung và hoàn thiện các văn bản quy định theo từng năm học, sát với từng đối tượng đào tạo, đề ra những yêu cầu cụ thể về nội dung phát triển BLSP sát với trình độ và khả năng của học viên đào tạo giáo viên KHXH&NV.

Hai là, tổ chức tốt các hoạt động tuyên truyền giáo dục cho các chủ thể nhận thức đúng đắn về vị trí, vai trò, tầm quan trọng của việc phát triển bản lĩnh sư phạm của học viên đào tạo giáo viên.

Tổ chức tốt các hoạt động tuyên truyền giáo dục, quán triệt về mục đích, yêu cầu, vị trí, vai trò và tầm quan trọng của việc phát triển BLSP của học

viên đào tạo giáo viên KHXH&NV cho từng tổ chức, cá nhân là một biện pháp vô cùng quan trọng, có ý nghĩa quyết định nâng cao nhận thức và phát huy vai trò, trách nhiệm của các chủ thể phát triển BLSP của học viên. Mặt khác, còn bảo đảm cho các văn bản, quy định, hướng dẫn được phổ biến, quán triệt tới các chủ thể một cách thống nhất, chính xác và đầy đủ nhất, làm cho các chủ thể nắm chắc mục đích, yêu cầu, vị trí, vai trò, ý nghĩa của việc phát triển BLSP của học viên. Ngoài ra có thể thông qua các hình thức khác như lồng ghép vào các hoạt động sư phạm, hoạt động thi đua, hoạt động tuyên truyền, cổ động… để tuyên truyền, giáo dục.

Ba là, làm tốt công tác kiểm tra, đánh giá, sơ kết, tổng kết rút kinh nghiệm về nhận thức, trách nhiệm của các chủ thể trong phát triển bản lính sư phạm của học viên đào tạo giáo viên.

Để hoạt động nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các chủ thể trong phát triển BLSP của học viên hiệu quả tốt đòi hỏi phải thường xuyên làm tốt công tác kiểm tra, đánh giá; tổ chức các buổi sơ kết, tổng kết rút kinh nghiệm về nhận thức, trách nhiệm của các chủ thể tham gia hoạt động này. Để từ đó, xác định rõ những mặt đã làm được, những mặt còn hạn chế, nguyên nhân của nó và rút ra kinh nghiệm, bài học để có phương hướng, biện pháp điều chỉnh nội dung, biện pháp giáo dục cho phù hợp hơn, hiệu quả hơn trong thời gian tiếp theo góp phần phát triển BLSP của học viên đào tạo giáo viên KHXH&NV.

Một phần của tài liệu Khóa luận: Phát triển bản lĩnh sư phạm của học viên đào tạo giáo viên khoa học xã hội và nhân văn ở Trường Sĩ quan Chính trị hiện nay (Trang 42 - 47)

w