đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chất lượng đào tạo giáo viên khoa học xã hội và nhân văn ở Trường Sĩ quan Chính trị
Đây là giải pháp có ý nghĩa quan trọng quyết định, chất lượng đào tạo giáo viên KHXH&NV ở Trường SQCT hiện nay. Do nội dung, hình thức, phương pháp đào tạo, bồi dưỡng có tác động trực tiếp đến chất lượng và hiệu
quả học tập, rèn luyện của học viên, có tác động trực tiếp đến việc xây dựng động cơ, thái độ và trách nhiệm trong học tập, rèn luyện, phát triển BLSP, đáp ứng mục tiêu, yêu cầu đào tạo giáo viên KHXH&NV.
Đổi mới, hoàn thiện nội dung, hình thức, phương pháp đào tạo, bồi dưỡng là một vấn đề cơ bản, phức tạp và cấp thiết hiện nay. Bởi yêu cầu cao và toàn diện của mục tiêu, yêu cầu đào tạo đáp ứng với tình hình, nhiệm vụ cách mạng, sự nghiệp xây dựng Quân đội trong giai đoạn mới; sự tăng trưởng nhanh chóng của kho tàng tri thức nhân loại trong khi thời gian đào tạo có hạn; nội dung, chương trình đào tạo vừa phải bảo đảm khối lượng kiến thức mà Bộ Giáo dục - đào tạo, Bộ Quốc phòng quy định, vừa phải đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ và thực tiễn đào tạo giáo viên KHXH&NV ở Trường SQCT.
Tùy vào từng chuyên ngành đào tạo giáo viên để tiếp tục đổi mới hoàn thiện nội dung, hình thức, phương pháp đào tạo. Đây là cơ sở quyết định việc hình thành hệ thống tri thức cơ bản và chuyên ngành của từng học viên. Vì vậy, đổi mới, hoàn thiện nội dung, hình thức, phương pháp đào tạo giáo viên KHXH&NV là yêu cầu cấp thiết, phải đảm bảo sự đồng bộ, toàn diện, chuyên sâu, thiết thực và khoa học.
Trong quá trình đổi mới, hoàn thiện phải quán triệt sâu sắc nguyên tắc: lý luận gắn liền với thực tiễn; học đi đối với hành; đổi mới trên cơ sở kế thừa và phát triển, phù hợp với đối tượng đào tạo giáo viên KHXH&NV và điều kiện thực tiễn của Nhà trường.
Để đổi mới, hoàn thiện nội dung, chương trình, phương pháp đào tạo, bồi dưỡng góp phần phát triển BLSP của học viên đào tạo giáo viên KHXH&NV có hiệu quả cần thực hiện tốt các biện pháp sau:
Một là, đổi mới, hoàn thiện phải căn cứ vào mục tiêu, yêu cầu nhiệm vụ đào tạo giáo viên khoa học xã hội và nhân văn ở Trường Sĩ quan Chính trị.
Đổi mới, hoàn thiện nội dung, hình thức, phương pháp đào tạo, bồi dưỡng phải căn cứ vào mục tiêu, yêu cầu nhiệm vụ đào tạo của Nhà trường,
mục tiêu, yêu cầu nhiệm vụ đào tạo giáo viên KHXH&NV; những yêu cầu về phẩm chất, trình độ, kiến thức, năng lực trong quá trình đào tạo; chức trách, nhiệm vụ trong tương lai và thời lượng đào tạo. Như vậy, sẽ khắc phục được những hạn chế, bất cập về nội dung, hình thức, phương pháp đào tạo, bồi dưỡng, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo nói chung và hình thành, phát triển BLSP của học viên nói riêng.
Trên cơ sở đó, phải rà soát kiểm tra, tổ chức biên soạn, đảm bảo hệ thống giáo trình, giáo khoa, sách tham khảo, tài liệu đáp ứng yêu cầu đổi mới; cần đổi mới nôi dung thi, kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học viên theo hướng mở, bảo đảm sự cân đối giữa lý thuyết và thực hành, giữa thi viết và thi vấn đáp. Chú trọng đánh giá phẩm chất BLSP và năng lực sư phạm của học viên.
Hai là, đổi mới nội dung, hình thức, phương pháp đào tạo phải hướng vào phát triển bản lĩnh sư phạm của học viên đào tạo giáo viên.
Đội ngũ giảng viên là lực lượng trực tiếp giảng dạy và có vai trò quyết định chất lượng, hiệu quả hoạt động phát triển BLSP của học viên. Họ là người trực tiếp tổ chức, thực hiện hoạt động giáo dục, đào tạo phát triển BLSP của học viên. Chính họ là người triển khai thực hiện nội dung, hình thức, phương pháp đào tạo, đồng thời cũng phát hiện ra những hạn chế, bất cập cần đổi mới hoàn thiện. Do đó, quá trình đổi mới cần phát huy tối đa vai trò, trách nhiệm của các khoa chuyên ngành, trực tiếp là đội ngũ giảng viên. Đây là một biện pháp cơ bản, quan trọng để đổi mới nội dung, phương thức đào tạo nói chung và phát triển BLSP của học viên nói riêng. Cán bộ, giảng viên cần thường xuyên quán triệt sâu sắc tư tưởng chỉ đạo, mục tiêu, yêu cầu đổi mới, hoàn thiện nội dung, hình thức, phương pháp đào tạo, bồi dưỡng phát triển BLSP của học viên đào tạo giáo viên KHXH&NV ở Trường SQCT hiện nay.
với thực tiễn đào tạo của Nhà trường.
Đây là biện pháp cơ bản trong đào tạo giáo viên KHXH&NV. Đối tượng đào tạo của Nhà trường đa dạng, có số lượng đào tạo ngày càng tăng về cả số lượng và chất lượng. Trong đó, học viên đào tạo giáo viên KHXH&NV vừa là đối tượng, vừa là chủ thể của quá trình phát triển BLSP. Vì vậy, cần thường xuyên bám sát thực tiễn, nắm thực chất, chất lượng giảng dạy của giảng viên và kết quả học tập, rèn luyện phát triển BLSP của học viên đào tạo giáo viên KHXH&NV để đổi mới nội dung, phương thức đào tạo, bồi dưỡng.