Những yếu tố tác động đến sự phát triển bản lĩnh sư phạm của học viên đào tạo giáo viên khoa học xã hội và nhân văn ở trường sĩ quan

Một phần của tài liệu Khóa luận: Phát triển bản lĩnh sư phạm của học viên đào tạo giáo viên khoa học xã hội và nhân văn ở Trường Sĩ quan Chính trị hiện nay (Trang 35 - 38)

học viên đào tạo giáo viên khoa học xã hội và nhân văn ở trường sĩ quan chính trị hiện nay

* Môi trường sư phạm bảo đảm cho quá trình phát triển bản lĩnh sư phạm của học viên đào tạo giáo viên khoa học xã hội và nhân văn

Môi trường sư phạm là một bộ phận nằm trong môi trường giáo dục - đào tạo ở Trường SQCT, thường xuyên tác động trực tiếp đến quá trình phát triển BLSP của học viên đào tạo giáo viên KHXH&NV. Đây là yếu tố góp phần xây dựng, nâng cao ý thức hoạt động sư phạm và hoạt động thực tiễn rèn luyện nghề nghiệp sư phạm của học viên diễn ra đạt hiệu quả cao. Môi trường sư phạm còn cung cấp phương tiện cho hoạt động nghiên cứu khoa học, học tập, rèn luyện BLSP của học viên. Thông qua các hoạt động thực tiễn và các mối quan hệ giao tiếp trong môi trường sư phạm mà trình độ nhận thức, năng lực sư phạm và BLSP của học viên ngày càng phát triển.

Trong các yếu tố cấu thành môi trường sư phạm, bầu không khí tâm lý tập thể, các hiện tượng tâm lý xã hội và mối quan hệ giao tiếp trong tập thể là những yếu tố cơ bản có ảnh hưởng mạnh mẽ nhất đến phát triển BLSP của học viên đào tạo giáo viên KHXH&NV ở Trường SQCT. Bầu không khí tâm lý tập thể là hệ quả của quá trình tiếp nhận, phân tích, đánh giá tình hình chính trị - xã hội, quân đội của mỗi học viên trong quá trình hoạt động thực tiễn, từ đó hình thành nên những cảm xúc, tâm trạng chung ảnh hưởng tới thái độ và hành vi của học viên trong tập thể. Nếu bầu không khí tâm lí tích cực, lành mạnh sẽ có tác dụng kích thích, phát triển động cơ hoạt động của các lực lượng sư phạm trong Nhà trường, tạo cho học viên cảm xúc, tình cảm tốt đẹp, nâng cao ý thức trách nhiệm trong quá trình đào tạo. Ngược lại, nếu là bầu không khí tâm lí tập thể tiêu cực sẽ dẫn đến tâm trạng buồn chán, nội bộ thiếu đồng thuận, dễ nảy sinh mâu thuẫn, xung đột trong tập thể… hạn chế tới chất lượng học tập, rèn luyện của các thành viên trong tập thể, nhất là sự phát triển BLSP của học viên.

Mối quan hệ giữa giảng viên với học viên, giữa cán bộ với học viên, giữa học viên với học viên,… là những mối quan hệ cơ bản tạo nên môi trường sư phạm, có ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục - đào tạo và phát triển BLSP của học viên. Thực tế ở Trường SQCT cho thấy, mối quan hệ giữa giảng viên và học viên đào tạo giáo viên KHXH&NV luôn được gắn kết chặt chẽ, đặc biệt là giữa khoa, giảng viên với đơn vị và học viên. Từ đó đã tạo ra môi trường sư phạm thân thiện giúp học viên an tâm học tập, rèn luyện, phấn đấu trở thành người giáo viên KHXH&NV trong tương lai. Trong quá trình đào tạo, các mối quan hệ trong tập thể hoạc viên nói chung và tập thể học viên đào tạo giáo viên KHXH&NV nói riêng có tác động tích cựa làm hạn chế nảy sinh các mâu thuẫn, xung đột tâm lý ảnh hưởng đến kết quả học tập, rèn luyện và phát triển BLSP của học viên.

học xã hội và nhân văn của Nhà trường

Chất lượng tuyển chọn học viên là yếu tố cơ bản, quan trọng có ảnh hưởng trực tiếp đến phát triển BLSP của học viên đào tạo giáo viên KHXH&NV ở Trường SQCT. Hàng năm, công tác tuyển chọn học viên đào tạo giáo viên KHXH&NV của Nhà trường sẽ được quan tâm thực hiện tốt hơn, có kế hoạch cụ thể về đối tượng, tiêu chí tuyển chọn; xác định rõ thời gian và hình thức tuyển chọn; giảng viên tham gia tuyển chọn có kiến thức, năng lực, phẩm chất và kinh nghiệm sư phạm. Các khâu, các bước tuyển chọn được thực hiện nghiêm túc, tuyển lựa được những học viên có khí chất, phẩm chất và khả năng cần thiết để đào tạo giáo viên. Đây là yếu tố quan trọng có tác động tích cực đến phát triển BLSP của học viên.

* Mục tiêu, chương trình, nội dung, phương pháp đào tạo giáo viên khoa học xã hội và nhân văn ở Trường Sĩ quan Chính trị tiếp tục có sự đổi mới.

Quán triệt Nghị quyết Đại hội XII của Đảng về: “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ và đồng bộ các yếu tố cơ bản của giáo dục, đào tạo theo hướng coi trọng phát triển phẩm chất, năng lực của người học. Đổi mới chương trình, nội dung giáo dục theo hướng tinh giảm, hiện đại, thiết thực phù hợp với lứa tuổi, trình độ và ngành nghề” [16, tr.115], Trường SQCT sẽ tiếp tục đổi mới hoàn thiện mục tiêu, chương trình, nội dung và phương pháp đào tạo các đối tượng, trong đó có đào tạo giáo viên KHXH&NV. Điều đó sẽ có tác động nhất định đến việc phát triển BLSP của học viên.

Trong những năm tới, Nhà trường sẽ tiếp tục quan tâm phát triển đội ngũ giảng viên, cán bộ quản lý giáo dục cả về số lượng, cơ cấu và chất lượng theo hướng chuẩn hóa. Điều đó sẽ tạo điều kiện thuận lợi để phát huy vai trò của đội ngũ này trong quá trìn phát triển BLSP của học viên đào tạo giáo viên KHXH&NV.

dạy học hiện đại bảo đảm cho hoạt động giáo dục, đào tạo ngày càng tốt hơn

Đây là yếu tố có tác động trực tiếp đến các hoạt động giáo dục, đào tạo và phát triển BLSP của học viên. Cơ sở vật chất, giáo trình, tài liệu, phương tiện kĩ thuật dạy học hiện đại ở Trường SQCT bao gồm: hệ thống giảng đường, phòng học chuyên dùng, thư viện, thao trường, bãi tập, sách báo, giáo trình tài liệu, hệ thống máy tính, máy chiếu, mạng internet… bảo đảm ngày càng tốt hơn cho hoạt động giáo dục và đào tạo. Điều đó sẽ có tác động tích cực đến các hoạt động dạy học, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo, hiệu quả hoạt động giảng dạy của giảng viên và hoạt động tự học tập, rèn luyện của học viên. Học viên sẽ có điều kiện thuận lợi để lĩnh hội sâu sắc nội dung học tập, rèn luyện nâng cao kĩ năng, kĩ xảo thực hành, khả năng thu nhận và xử lý thông tin trong học tập. Vì vậy, học viên có được những điều kiện thuận lợi để nâng cao chất lượng học tập, rèn luyện BLSP trong quá trình đào tạo giáo viên KHXH&NV ở Trường SQCT hiện nay.

Một phần của tài liệu Khóa luận: Phát triển bản lĩnh sư phạm của học viên đào tạo giáo viên khoa học xã hội và nhân văn ở Trường Sĩ quan Chính trị hiện nay (Trang 35 - 38)

w