Nâng cao chất lượng nguồn đào tạo giáo viên, tạo môi trường sư phạm và điều kiện thuận lợi cho phát triển bản lĩnh sư phạm của học viên

Một phần của tài liệu Khóa luận: Phát triển bản lĩnh sư phạm của học viên đào tạo giáo viên khoa học xã hội và nhân văn ở Trường Sĩ quan Chính trị hiện nay (Trang 50 - 53)

phạm và điều kiện thuận lợi cho phát triển bản lĩnh sư phạm của học viên đào tạo giáo viên khoa học xã hội và nhân văn ở Trường Sĩ quan Chính trị

Nâng cao chất lượng nguồn đào tạo giáo viên, tạo môi trường sư phạm và điều kiện thuận lợi cho phát triển BLSP của học viên là một giải pháp cơ bản quan trọng góp phần phát triển BLSP của học viên trong quá trình đào tạo giáo viên KHXH&NV ở Trường SQCT hiện nay.

Để nâng cao chất lượng nguồn đào tạo giáo viên phải làm tốt công tác tuyển chọn nguồn vào đào tạo giáo viên KHXH&NV, góp phần tuyển chọn được những học viên có khí chất, phẩm chất, khả năng sư phạm cần thiết, có tình yêu, niềm đam mê với nghề nghiệp sư phạm để có thể đào tạo giáo viên KHXH&NV. Điều đó đặt ra mục tiêu, yêu cầu, quy trình, quy định, kế hoạch, nội dung, phương thức tuyển chọn nguồn đào tạo giáo viên phải được xác định và thực hiện có chất lượng, hiệu quả cao. Trong quá trình tuyển chọn phải có sự phối hợp thống nhất, chặt chẽ giữa các tổ chức, lực lượng tham gia. Phương thức tuyển chọn bảo đảm tính khách quan, công khai minh bạch.

Môi trường sư phạm là toàn bộ những điều kiện sư phạm, trong đó diễn ra quá trình dạy học. Nó góp phần tạo nên mục đích, động cơ, xác định nội dung, tạo điều kiện cho hoạt động giáo dục đào tạo và hoạt động phát triển

BLSP của học viên. Đồng thời, thông qua đó giúp học viên nâng cao trình độ nhận thức, trình độ kĩ năng, kĩ xảo nghề nghiệp, bản lĩnh và sự tự tin. Tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động phát triển BLSP của học viên đào tạo giáo viên KHXH&NV là yếu tố quan trọng để nâng cao chất lượng và hiệu quả của hoạt động này hiện nay.

Để thực hiện những nội dung cơ bản trên cần thực hiện một số biện pháp cụ thể sau:

Một là, tổ chức và duy trì nghiêm túc công tác tuyển chọn học viên đào tạo giáo viên khoa học xã hội và nhân văn.

Làm tốt công tác tuyển chọn học viên đào tạo giáo viên KHXH&NV sẽ góp phần lựa chọn được những học viên có khí chất, phẩm chất, khả năng sư phạm cần thiết, tạo điều kiện thuận lợi trong quá trình đào tạo và hoạt động phát triển BLSP của học viên. Do vậy, trong quá trình tổ chức thực hiện công tác tuyển chọn cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa Phòng Đào tạo, các khoa giáo viên và đơn vị trong công tác chuẩn bị và tổ chức thực hiện. Phòng Đào tạo chủ động tham mưu, đề xuất xây dựng kế hoạch, tổ chức quán triệt nhiệm vụ, hợp đồng thực hiện; bảo đảm tốt phương tiện, vật chất bảo đảm cho quá trình tuyển chọn. Các khoa giáo viên chuyên ngành cần quán triệt sâu sắc mục đích, nhiệm vụ, quy trình, tiêu chí, quy định, phương pháp đánh giá, lựa chọn và chuẩn bị cán bộ, giảng viên có kinh nghiệm để tham gia tuyển chọn những học viên có đủ tiêu chuẩn quy định về phẩm chất, năng lực, tố chất, năng khiếu sư phạm để đào tạo giáo viên KHXH&NV. Chỉ huy đơn vị phát huy tốt vai trò của mình trong việc quán triệt các văn bản, hướng dẫn của cơ quan về công tác tuyển chọn học viên đào tạo giáo viên KHXH&NV, từ đó giáo dục, hướng dẫn, động viên học viên tích cực làm tốt công tác chuẩn bị và tham gia tuyển chọn đạt kết quả cao nhất.

Hai là, duy trì quản lý chặt chẽ các hoạt động phát triển bản lĩnh sư phạm của học viên, tạo môi trường sư phạm và điều kiện thuận lợi cho phát

triển bản lĩnh sư phạm của học viên đào tạo giáo .

Quản lý hoạt động giáo dục, bồi dưỡng rèn luyện phát triển BLSP của học viên là trách nhiệm của tất cả các tổ chức, các lực lượng sư phạm trong Nhà trường, trong đó cán bộ quản lý giáo dục và giảng viên là lực lượng trực tiếp quan trọng. Quản lý hoạt động phát triển BLSP của học viên phải toàn diện, đồng bộ, chặt chẽ, đánh giá kết quả hoạt động phải khách quan, chính xác, khoa học không được chủ quan, dựa vào cảm tính, hình thức. Quản lý học viên phải được tiến hành có hệ thống, thường xuyên, liên tục; tiến hành quản lý chặt chẽ tất cả các hoạt động của quá trình đào tạo và các hoạt động phát triển BLSP của học viên. Phối hợp chặt chẽ giữa các lực lượng sư phạm trong Nhà trường trong quản lý chặt chẽ các hoạt động phát triển BLSP của học viên và tạo dựng môi trường thuận lợi cho phát triển BLSP của học viên đào tạo giáo viên KHXH&NV.

Ba là, xây dựng các tập thể học viên có kết quả học tập cao, rèn luyện nghiêm; có thái độ tích cực, tự giác tu dưỡng, rèn luyện, phát triển bản lĩnh sư phạm.

Tập thể học viên là nơi học viên trực tiếp sinh hoạt, học tập, rèn luyện và thực hiện các mối quan hệ sư phạm. Lực lượng chính trong tập thể này là cán bộ quản lý học viên và học viên đào tạo giáo viên KHXH&NV gắn bó với nhau bởi mục tiêu, nhiệm vụ đào tạo giáo viên KHXH&NV. Tập thể học viên có vai trò quan trọng trong phát triển BLSP, là nơi trực tiếp tiến hành các hoạt động giáo dục, bồi dưỡng, học tập, rèn luyện, nghiên cứu khoa học góp phần phát triển BLSP.

Để xây dựng tập thể học viên có kết quả học tập cao, rèn luyện nghiêm; có ý thức trách nhiệm cao, tích cực tự giác trong học tập, rèn luyện, phát triển BLSP, lãnh đạo, chỉ huy các cấp phải thường xuyên chăm lo, củng cố mối quan hệ đoàn kết, thống nhất, dân chủ, kỉ luật; nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức đảng; duy trì, thực hiện tốt các phong trào thi đua và công tác

khen thưởng, biểu dương kịp thời những cá nhân và tập thể có thành tích cao trong học tập, rèn luyện và nghiên cứu khoa học. Đồng thời, phát động và duy trì các phong trào thi đua học tập, rèn luyện thường xuyên, rộng khắp trong đơn vị, làm cho cán bộ, học viên không chỉ có nhận thức đúng đắn mà còn tham gia có chất lượng các hoạt động phát triển BLSP của học viên.

Bốn là, xây dựng các mối quan hệ lành mạnh, tạo dựng môi trường sư phạm thuận lợi cho phát triển bản lĩnh sư phạm.

Trong hoạt động phát triển BLSP của học viên đào tạo giáo viên KHXH&NV, xây dựng các mối quan hệ lành mạnh phát xuất phát từ cả hai phía: cả người dạy, người quản lý giáo dục và người học. Các mối quan hệ ở đây bao gồm: quan hệ giữa cơ quan chức năng với đơn vị; quan hệ giữa giảng viên với học viên; giữa cán bộ quản lý với học viên; giữa học viên với học viên. Trong đó quan hệ giữa giảng viên với học viên, giữa cán bộ quản lý với học viên và quan hệ giữa học viên với học viên là những quan hệ cơ bản. Các quan hệ này có vai trò quan trọng đối với quá trình phát triển BLSP của học viên. Do vậy, xây dựng các mối quan hệ này lành mạnh là nội dung quan trọng góp phần phát triển BLSP của học viên đào tạo giáo viên KHXH&NV. Xây dựng các mối quan hệ trong Nhà trường vừa phải tuân thủ đúng quy định của pháp luật, điều lệnh quân đội, điều lệ công tác nhà trường trong quân đội, quy chế giáo dục và đào tạo vừa phải phù hợp với những giá trị văn hóa dân tộc, đặc điểm tâm lý xã hội của đối tượng để tạo ra bầu không khí vui tươi, phấn khởi; đầy tình đồng chí, đồng đội, tôn trọng yêu thương giúp nhau cùng tiến bộ. Từ đó, tạo cơ sở, động lực vững chắc cho học viên đào tạo giáo viên KHXH&NV phát triển BLSP của mình.

Một phần của tài liệu Khóa luận: Phát triển bản lĩnh sư phạm của học viên đào tạo giáo viên khoa học xã hội và nhân văn ở Trường Sĩ quan Chính trị hiện nay (Trang 50 - 53)

w