Hạn chế và nguyên nhân

Một phần của tài liệu Khóa luận: Phát triển bản lĩnh sư phạm của học viên đào tạo giáo viên khoa học xã hội và nhân văn ở Trường Sĩ quan Chính trị hiện nay (Trang 30 - 35)

* Hạn chế

Một số chủ thể phát triển BLSP của học viên nhận thức về chức trách, nhiệm vụ còn hạn chế, chưa thật sự quan tâm đến phát triển BLSP của học viên, chưa phát huy tốt vai trò, trách nhiệm và khả năng trong các hoạt động phát triển BLSP của học viên đào tạo giáo viên KHXH&NV.

Kết quả khảo sát về việc phát huy vai trò, trách nhiệm của giảng viên, cán bộ quản lý giáo dục trong phát triển BLSP của học viên đào tạo giảng viên KHXH&NV vẫn còn 6% học viên nhận định là chưa phát huy tốt [Phụ lục 1]. Về vai trò của BLSP đối với hoạt động học tập, rèn luyện của học viên đào tạo giáo viên KHXH&NV có 10% học viên cho rằng có vai trò bình thường, 2% học viên cho rằng là không quan trọng [Phụ lục 1]; về sự cần thiết phát triển BLSP của học viên đào tạo giáo viên KHXH&NV có 18% học viên nhận định là bình thường, 6% nhận định là không cần thiết [Phụ lục 1]. Từ nhận thức như vậy nên một bộ phận học viên đào tạo giáo viên KHXH&NV chưa tích cực, cố gắng trong phát triển BLSP của bản thân.

Một số hình thức, biện pháp phát triển BLSP của học viên đào tạo giáo viên KHXH&NV chưa phù hợp, hiệu quả chưa cao. Trong quá trình đào tạo, có lúc, có nơi chưa thật sự quan tâm đổi mới và sử dụng đồng bộ các hình thức, biện pháp phát triển BLSP, nhất là những hình thức, biện pháp cụ thể đối với từng học viên. Một số hình thức, biện pháp chưa được tổ chức thực

hiện thường xuyên, nhất là hoạt động bồi dưỡng các phẩm chất sư phạm nhằm phát triển BLSP của học viên đào tạo giáo viên KHXH&NV.

Kết quả khảo sát về hiệu quả sử dụng các hình thức, biện pháp phát triển BLSP của học viên đào tạo giáo viên KHXH&NV cho thấy: thực hành kiến tập, giảng tập, thực tập sư phạm có 54% học viên nhận định đạt hiệu quả trung bình, 10% học viên nhận định đạt hiệu quả thấp; hoạt động bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho học viên có 56% học viên nhận định đạt hiệu quả trung bình, 18% học viên nhận định đạt kết quả thấp; có 50% học viên cho rằng thông qua bài giảng và các hình thức sau giảng đạt hiệu quả trung bình, 8% cho rằng đạt hiệu quả thấp; hoạt động trao đổi kinh nghiệm, kĩ năng dạy học giữa giảng viên và học viên có 62% học viên cho rằng đạt hiệu quả trung bình, 10% cho rằng đạt hiệu quả thấp; hoạt động tự bồi dưỡng, tự rèn luyện có 46% học viên đánh giá đạt hiệu quả trung bình, 22% đánh giá đạt hiệu quả thấp [Phụ lục 1].

Qua trao đổi, nhìn chung giảng viên các khoa KHXH&NV và học viên khóa GV13 đều cho rằng các hình thức, biện pháp phát triển BLSP của học viên đào tạo giáo viên KHXH&NV khá phong phú, đa dạng song hiệu quả chưa cao. Ngay cả hình thức phát triển BLSP có hiệu quả nhất là thực hành kiến tập, giảng tập, thực tập sư phạm cũng chưa có nhiều đổi mới, chưa thật sự đáp ứng được yêu cầu phát triển BLSP của học viên. Quá trình tổ chức thực hiện các hình thức biện pháp còn rập khuôn, máy móc, chưa linh hoạt, sáng tạo. Vì vậy, phải tiếp tục nghiên cứu đổi mới và nâng cao hiệu quả các hình thức, biện pháp phát triển BLSP của học viên đáp ứng mục tiêu, yêu cầu đào tạo giáo viên KHXH&NV ở Trường SQCT.

BLSP của một số học viên đào tạo giáo viên KHXH&NV hình thành chưa vững chắc, có mặt còn hạn chế, thiếu tự tin, chưa làm chủ được thái độ và hành vi sư phạm trong các tình huống sư phạm phức tạp, chưa thực sự đáp ứng được mục tiêu, yêu cầu đào tạo giáo viên KHXH&NV của Nhà trường.

Biểu hiện cụ thể như sau:

Một số học viên chưa nắm chắc hệ thống kiến thức chuyên ngành, kiến thức liên ngành; phương pháp học tập chưa phù hợp, chậm đổi phương pháp học tập, thiếu linh hoạt và sáng tạo trong học tập; kết quả học tập chưa cao. Điều đó đã làm hạn chế việc bồi dưỡng, rèn luyện phát triển BLSP của học viên đào tạo giáo viên KHXH&NV. Khảo sát về mức độ hình thành hệ thống tri thức chuyên ngành, liên ngành, tri thức về nghiệp vụ sư phạm cho thấy có 40% học viên tự đánh giá ở mức khá, 24% học viên tự đánh giá ở mức trung bình, 12% đánh giá ở mức yếu [Phụ lục 1]. Qua trao đổi, các giảng viên cơ bản cho rằng còn một bộ phận học viên mới chỉ nhớ được nội dung kiến thức, còn việc hiểu thực chất và vận dụng kiến thức đó vào xem xét, giải quyết những vấn đề thực tiễn còn hạn chế.

Một số học viên còn thiếu tự tin, bản lĩnh và tác phong sư phạm còn hạn chế, nhất là trong hoạt động giảng tập, thực tập sư phạm. Trong giảng tập, thực tập sư phạm, một số học viên chuẩn bị giáo án, bài giảng còn dập khuôn, máy móc chưa thật sự sáng tạo; thực hành giảng bài còn mất bình tĩnh, thiếu tự tin, chưa làm chủ được thái độ và hành vi sư phạm, giải quyết các tình huống sư phạm còn lúng túng kém hiệu quả, nhất là khi có giảng viên, cán bộ dự giờ, đưa các tình huống sư phạm. Khảo sát về mức độ hình thành tác phong sư phạm của học viên cho thấy: có 32% học viên tự đánh giá khá, 18% học viên tự đánh giá trung bình, 20% học viên tự đánh giá yếu [Phụ lục 1].

Tuy đã được tuyển chọn nguồn vào đào tạo chặt chẽ, đúng quy trình, quy định nhưng vẫn còn một bộ phận học viên xu hướng nghề nghiệp sư phạm quân sự còn chưa rõ ràng, có thái độ, tình cảm nghề nghiệp sư phạm còn hạn chế, thiếu tích cực tự giác trong học tập, rèn luyện, chưa say mê nghiên cứu, tìm tòi để bổ sung tri thức mới cho bản thân. Một số học viên thiếu ý chí vươn lên khắc phục khó khăn, thử thách, có biểu hiện thiếu cố gắng trong học tập, rèn luyện để phát triển BLSP của bản thân. Khảo sát về mức độ hình thành

tình yêu nghề, sự say mê, hứng thú với nghề sư phạm của học viên cho thấy: có 32% học viên tự đánh giá ở mức khá, 28% học viên tự đánh giá ở mức trung bình, 10% học viên tự đánh giá ở mức yếu [Phụ lục 1].

* Nguyên nhân của hạn chế

Một là, sự tác động của các hiện tượng tiêu cực đến nhận thức, tư tưởng,

tình cảm của học viên đào tạ giáo viên KHXH&NV ở Trường SQCT. Những hiện tượng tiêu cực của đời sống xã hội, sự coi trọng và lựa chon vào đào tạo ở các ngành nghề kinh tế, kĩ thuật, y khoa… có thu nhập kinh tế cao đã có tác động nhất định đến học viên đào tạo giáo viên KHXH&NV ở Trường SQCT. Họ có biểu hiện so sánh, lo lắng cho tương lai, nghề nghiệp của mình. Điều đó đã có tác động mạnh mẽ đến tâm tư, tình cảm và sự say mê với ngành nghề mà học viên đã lựa chọn, làm giảm ý chí phấn đấu của một bộ phận học viên.

Hai là, nội dung chương trình đào tạo vẫn còn một số bất cập, chưa thật

sự sát với từng đối tượng người học, từng chuyên ngành cụ thể. Còn nặng về lí thuyết, thời lượng cho nội dung thực hành còn chưa tương xứng, chưa thật sự phù hợp và sát với mục tiêu đào tạo giáo viên KHXH&NV và chưa đáp ứng được yêu cầu hình thành, phát triển BLSP của học viên.

Ba là, sự phối hợp giữa các lực lượng sư phạm trong việc phát triển

BLSP của học viên còn chưa nhịp nhàng và đồng bộ, chất lượng có mặt hoạt động sư phạm còn hạn chế. Quá trình giảng dạy, một số giảng viên chưa coi trọng đúng mức việc kết hợp giữa truyền thụ tri thức với rèn luyện, bồi dưỡng kỹ năng sư phạm và phẩm chất sư phạm cho học viên. Điều đó đã làm hạn chế sự phát triển BLSP của học viên. Một số cán bộ quản lý giáo dục chưa thật sự quan tâm đến hoạt động bồi dưỡng, rèn luyện để phát triển BLSP của học viên; việc xây dựng hế hoạch, sắp xếp thời gian, nội dung, chương trình cho học viên tham gia các hoạt động phát triển BLSP chưa thường xuyên, còn mang tính thời vụ, chưa tổ chức nhiều hoạt động ngoại khóa nhằm rèn luyện, phát triển BLSP của học viên. Công tác kiểm tra, đánh giá kết quả của người

học chủ yếu vẫn coi trọng việc đánh giá kiến thức, chưa coi trọng đánh giá thái độ và hành vi và năng lực thực hành của học viên.

Bốn là, nhận thức của một bộ phận học viên chưa thật sự đầy đủ về mục

tiêu, yêu cầu đào tạo, về vị trí, vai trò của BLSP trong thực hiện chức trách nhiệm vụ của giáo viên KHXH&NV. Do đó, học viên chưa thật sự tích cực, tự giác trong học tập, rèn luyện; kết quả học tập còn thấp, khả năng sư phạm còn hạn chế; thiếu sự say mê, tình cảm với nghề nghiệp; còn có biểu hiện thờ ơ, phấn đấu cầm chừng, ngại tham gia vào các hoạt động ngoại khóa nhằm phát triển BLSP. Chính vì vậy, BLSP của một bộ phận học viên đào tạo giáo viên KHXH&NV còn chưa cao, chưa thật sự ổn định, bền vững.

Kết luận chương 1

BLSP là một phẩm chất sư phạm của học viên đào tạo giáo viên KHXH&NV được hình thành, phát triển trong quá trình đào tạo ở Trường SQCT. Phát triển BLSP của học viên đào tạo giáo viên KHXH&NV ở Trường SQCT là hệ thống những tác động có mục đích, kế hoạch và tổ chức chặt chẽ của các chủ thể đến học viên nhằm nâng cao các phẩm chất đạt đến mức có thể tự quyết đinh một cách độc lập, sáng tạo, làm chủ thái độ và hành vi sư phạm của mình trước những khó khăn và tình huống sư phạm phức tạp, đáp ứng mục tiêu, yêu cầu đào tạo giáo viên KHXH&NV ở Trường SQCT. Để làm tốt việc này, các chủ thể phải tính đến đặc điểm của học viên, xác định tốt mục tiêu, kế hoạch, nội dung và phương thức phát triển BLSP của học viên.

Thời gian qua, việc phát triển BLSP của học viên đào tạo giáo viên KHXH&NV ở Trường SQCT đã đạt được nhiều kết quả quan trọng, đã hình thành, phát triển các phẩm chất sư phạm đáp ứng mục tiêu, yêu cầu đào tạo. Tuy nhiên, thực trạng phát triển BLSP của học viên đào tạo giáo viên KHXH&NV vẫn còn những hạn chế nhất định; một số nội dung, hình thức, biện pháp phát triển BLSP chưa đạt hiệu quả cao, BLSP của một số học viên hình thành chưa vững chắc, chưa thật sự đáp ứng yêu cầu hoạt động sư phạm

trong các học viện, nhà trường quân đội. Sự phối hợp chưa nhịp nhàng, đồng bộ của các chủ thể; nhận thức, trách nhiệm và kết quả học tập, rèn luyện của một bộ phận học viên còn thấp là nguyên nhân cơ bản của hạn chế. Những kết quả nghiên cứu trên là cơ sở quan trọng để đề xuất giải pháp phát triển BLSP của học viên đào tạo giáo viên KHXH&NV ở Trường SQCT hiện nay.

Chương 2

Một phần của tài liệu Khóa luận: Phát triển bản lĩnh sư phạm của học viên đào tạo giáo viên khoa học xã hội và nhân văn ở Trường Sĩ quan Chính trị hiện nay (Trang 30 - 35)

w