63 MỞ ĐẦU 1 Tính cấp thiết Sức mạnh chiến đấu của quân đội được hình thành từ nhiều yếu tố chính trị tinh thần, kỷ luật, cơ cấu, tổ chức biên chế, vũ khí trang bị kỹ thuật, thể lực, trình độ kỹ chiến thuật của quân nhân, khoa học, nghệ thuật quân sự và bản lĩnh lãnh đạo, trình độ tổ chức của đội ngũ sĩ quan Trong đó kỷ luật có vai trò hết sức quan trọng góp phần tạo nên sức mạnh tổng hợp, trình độ tác chiến, khả năng sẵn sàng chiến đấu và chiến thắng của quân đội Kỷ luật là yếu tố gắn kết, tạo n.
Trang 1MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết
Sức mạnh chiến đấu của quân đội được hình thành từ nhiều yếu tố:chính trị tinh thần, kỷ luật, cơ cấu, tổ chức biên chế, vũ khí trang bị kỹ thuật,thể lực, trình độ kỹ chiến thuật của quân nhân, khoa học, nghệ thuật quân sự
và bản lĩnh lãnh đạo, trình độ tổ chức của đội ngũ sĩ quan… Trong đó kỷ luật
có vai trò hết sức quan trọng góp phần tạo nên sức mạnh tổng hợp, trình độtác chiến, khả năng sẵn sàng chiến đấu và chiến thắng của quân đội Kỷ luật
là yếu tố gắn kết, tạo nên sự thống nhất cao về ý chí và hành trong quân đội.Nói về vấn đề này V.I Lênin cho rằng: “Ở đâu mà kỷ luật giữ được vữngnhất…ở đấy không hề có tình trạng lỏng lẻo trong quân đội, quân đội giữ gìnđược trật tự tốt hơn và tinh thần của họ cũng được cao hơn, ở đấy thu đượcnhiều thắng lợi hơn” [18, tr.66] Kế thừa, phát triển quan điểm của Lênintrong xây dựng quân đội kiểu mới của giai cấp công nhân, Chủ tịch Hồ ChíMinh cũng khẳng định: “Quân đội mạnh là nhờ giáo dục khéo, nhờ chính sáchđúng và nhờ kỷ luật nghiêm” [12, tr.560]
Hiện nay, trước những diễn biến phức tạp của tình hình thế giới và khuvực, trước những thời cơ và thách thức đối với nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ
Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, vấn đề xây dựng quân đội vững mạnhtoàn diện có ý nghĩa đặc biệt quan trọng Chính vì vậy, đại hội XII của Đảng
đã xác định phương hướng, nhiệm vụ xây dựng Quân đội: “Cách mạng, chínhquy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, ưu tiên hiện đại hoá một số quân chủng,binh chủng, lực lượng; vững mạnh về chính trị, nâng cao chất lượng tổng hợpsức mạnh chiến đấu, tuyệt đối trung thành với Tổ quốc, với Đảng, Nhà nước
và nhân dân” [6, tr.149] Như vậy, ngoài việc xây dựng quân đội vững mạnh
về chính trị, có chất lượng tổng hợp cao, hiện đại hóa từng bước, trong đó tiến
Trang 2thẳng lên hiện đại ở một số quân chủng, binh chủng, lực lượng, vấn đề xâygiữ xây dựng quân đội về kỷ luật, nâng cao trình độ tổ chức kỷ luật cho quânđội được xác định là một vấn đề quan trọng hàng đầu, đảm bảo cho quân độiluôn có trình độ chính quy, tinh nhuệ cao, làm tiền đề tạo lên sức mạnh tổnghợp Tuy nhiên, muốn xây dựng kỷ luật trong quân đội trước hết phải xâydựng ý thức kỷ luật và thường xuyên nâng cao ý thức kỷ luật cho mọi quânnhân, mọi tổ chức trong quân đội.
Trường Sĩ quan Chính trị có nhiệm vụ đào tạo cán bộ chính trị, giáoviên khoa học xã hội và nhân văn cấp phân đội cho toàn quân Trong nhữngnăm qua Nhà trường luôn coi trọng việc nâng cao ý thức kỷ luật cho học viên,đặc biệt là học viên đào tạo giáo viên KHXH&NV Thực tiễn cho thấy, với sựquan tâm của Đảng ủy, Ban Giám hiệu Nhà trường, cấp ủy, thủ trưởng các cơquan, các khoa giáo viên và đơn vị quản lý học viên đào tạo giáo viên, việcnâng cao ý thức kỷ luật của học viên đào tạo giáo viên KHXH&NV đã đượctiến hành thường xuyên và đạt được những kết quả tích cực Tuy nhiên, donhiều nguyên nhân khác nhau mà việc nâng cao ý thức kỷ luật của viên đàotạo giáo viên KHXH&NV còn những hạn chế nhất định, “ ý thức chấp hànhđiều lệnh, lễ tiết tác phong ở một số quân nhân chưa tốt, còn xảy ra hiệntượng vi phạm pháp luật, kỷ luật quân đội” [32, tr.72], tỷ lệ vi phạm kỷ luậtcủa học viên đào tạo giáo viên KHXH&NV có biểu hiện gia tăng, với tínhchất, mức độ khác nhau, đặc biệt còn hiện tượng học viên tham gia các tệ nạn
xã hội như: lô đề, cờ bạc, vay nặng lãi, mất an toàn khi tham gia giaothông… Cá biệt có một số học viên đào tạo giáo viên năm cuối, là đảng viên,đảng viên chính thức vẫn vi phạm kỷ luật, buộc đơn vị phải xử lý kỷ luậtcảnh cáo, khiển trách, trả về đơn vị cũ Có những lớp chuyên ngành, trongnhững giai đoạn nhất định tỷ lệ rèn luyện khá, rèn luyện trung bình, học viên
bị khiển trách, cảnh cáo do vi phạm kỷ luật còn khá cao… Việc vi phạm kỷ
Trang 3luật như trên đã làm ảnh hưởng lớn đến chất lượng giáo dục, đào tạo nóichung, chất lượng đào tạo đội ngũ giảng viên của Nhà trường nói riêng Từ
đó, đòi hỏi phải chỉ rõ nguyên nhân và có những giải pháp thiết thực khắcphục hạn chế trên
Nguyên nhân dẫn đến thực trạng trên là do nhận thức, năng lực vàtrách nhiệm của một số cấp ủy, chỉ huy trong công tác giáo dục, quản lý
kỷ luật còn chưa cao, việc đổi mới nội dung, hình thức nâng cao ý thức kỷluật cho học viên đào tạo giáo viên còn đơn điệu, cứng nhắc, một bộ phậnhọc viên còn giản đơn trong suy nghĩ và hành động Vì vậy, cần phải cónhững giải pháp hiệu quả nhằm nâng cao ý thức kỷ luật của học viên đào tạogiáo viên KHXH&NV
Từ cơ sở trên, tác giả chọn đề tài: “Nâng cao ý thức kỷ luật của học viên đào tạo giáo viên khoa học xã hội và nhân văn ở Trường Sĩ quan Chính trị hiện nay” để nghiên cứu và làm khóa luận tốt nghiệp.
2 Tình hình nghiên cứu có liên quan
Kỷ luật có vị trí, vai trò quan trọng trực tiếp tác động đến sức mạnhchiến đấu của quân đội Chính vì vậy, nâng cao ý thức chấp hành kỷ luật luôn
là vấn đề cấp thiết có ý nghĩa quyết định đến các quan hệ và hành vi kỷ luật
Do vậy, đã có nhiều công trình khoa học nghiên cứu về vấn đề này Tiêu biểu
là một số công trình sau:
* Các công trình nghiên cứu về kỷ luật và ý thức kỷ luật trong quân đội:
Tổng cục Chính trị (2006): Một số vấn đề về phòng chống vi phạm kỷ luật nghiêm trọng trong quân đội hiện nay (Lưu hành nội bộ) Lê Văn Làm (2007): Bồi dưỡng rèn luyện ý thức kỷ luật quân sự của học viên đào tạo sĩ quan ở các nhà trường trong quân đội hiện nay, Luận án tiến sĩ khoa học chính trị, Học viện Chính trị.Vũ Văn Thường (2010): Bồi dưỡng văn hóa
Trang 4pháp luật cho học viên đào tạo sĩ quan ở các nhà trường quân đội hiện nay,
Luận án tiến sĩ khoa học chính trị, Học viện Chính trị
* Các công trình khoa học nghiên cứu về kỷ luật và ý thức kỷ luật ởTrường Sĩ quan Chính trị:
Bùi Quang Huy (2017): Quản lí giáo dục kỷ luật cho học viên đào tạo các bộ chính trị ở trường Sĩ quan Chính trị hiện nay, đề tài khoa học đơn vị chủ trì Khoa Nhà nước và pháp luật; Trần Quốc Cường (2012): Giáo dục rèn luyện kỷ luật cho học viên đào tạo chính trị viên là hạ sĩ quan - binh sĩ ở trường Sĩ quan Chính trị hiện nay, đề tài khoa học của học viên Nguyễn Văn Luân (2013): Giải pháp nâng cao chất lượng rèn luyện cho đảng viên là học viên đào tạo chính trị viên ở Tiểu đoàn 3, Trường Sĩ quan Chính trị hiện nay,
đề tài khoa học của học viên; Tạ Xuân Trường (2013): Nâng cao chất lượng giáo dục, rèn luyện nguồn phát triển Đảng ở các chi bộ đại đội học viên thuộc Tiểu đoàn 6, Trường Sĩ quan Chính trị, đề tài nghiên cứu khoa học của học viên Nguyễn Đức Thuận (2013): Giải pháp phát huy vai trò của đội ngũ đảng viên là học viên đào tạo chính trị viên bậc đại học trong rèn luyện theo mục tiêu, yêu cầu đào tạo ở Trường Sĩ quan Chính trị hiện nay, đề tài nghiên cứu khoa học của học viên; Võ Hoàng Tặng (2014): Giải pháp xây dựng ý thức chấp hành kỷ luật của học viên đào tạo chính trị viên ở Tiểu đoàn 4, Trường Sĩ quan Chính trị hiện nay,…
Các công trình nghiên cứu trên đã tiếp cận kỷ luật ở các góc độ khácnhau, có công trình đi sâu nghiên cứu về giải pháp phòng, chống vi phạm kỷluật, có công trình nghiên cứu vấn đề giải pháp bồi dưỡng và rèn luyện ý thức
kỷ luật quân sự cho đối tượng học viên đào tạo sĩ quan trong quân đội nóichung, có công trình nghiên cứu kỷ luật, pháp luật ở góc độ văn hóa Đối vớicác công trình phạm vi nghiên cứu ở Trường Sĩ quan Chính trị tập trung chủ
Trang 5yếu nghiên cứu các giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục, quản lý, rènluyện kỷ luật cho đảng viên, học viên đào tạo chính trị viên Có công trìnhnghiên cứu ở góc độ ý thức chấp hành kỷ luật nhưng đối tượng lại là học viênđào tạo chính trị viên Có thể nói các công trình đã làm rõ nhiều vấn đề lýluận cũng như thực tiễn về kỷ luật, ý thức kỷ luật, nâng cao chất lượng giáodục, quản lý, rèn luyện kỷ luật, nâng cao ý thức kỷ luật của đảng viên ởTrường Sĩ quan Chính trị Đây là nguồn tài liệu khoa học quan trọng để tácgiả tham khảo, kế thừa làm sâu sắc, phong phú nội dung khóa luận của mình.
Tuy nhiên, chưa có công trình nào tập trung nghiên cứu một cách hệthống, toàn diện cả về mặt lý luận cũng như thực tiễn về ý thức kỷ luật,nâng cao ý thức kỷ luật của học viên đào tạo giáo viên KHXH&NV ởTrường Sĩ quan Chính trị Do đó khóa luận của tác giả đã khái quát lên hệthống lý luận về nâng cao ý thức kỷ luật của học viên đào tạo giáo viênkhoa học xã hội và nhân văn ở Trường Sĩ quan Chính trị, làm rõ đặc điểm,đưa ra tiêu chí, yêu cầu và những giải pháp hiệu quả, dựa trên khảo sát,nghiên cứu đánh giá khách quan thực trạng ý thức kỷ luật của đối tượngnày trong những năm gần đây
3 Mục tiêu, nội dung nghiên cứu
* Mục tiêu:
Làm rõ những vấn đề lý luận, thực tiễn và đề xuất một số giải phápnâng cao ý thức kỷ luật của học viên đào tạo giáo viên KHXH&NV ở TrườngSQCT hiện nay
* Nội dung:
Làm rõ một số vấn đề lý luận cơ bản về nâng cao YTKL của học viênđào tạo giáo viên KHXH&NV ở Trường SQCT
Trang 6Đánh giá thực trạng và rút ra một số kinh nghiệmnâng cao YTKL củahọc viên đào tạo giáo viên KHXH&NV ở Trường SQCT.
Đề xuất một số giải pháp nâng cao YTKL của học viên đào tạo giáoviên KHXH&NV ở Trường SQCThiện nay
4 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
* Đối tượng nghiên cứu
Nâng cao ý thức kỷ luật của học viên đào tạo giáo viên KHXH&NV
ở Trường SQCT
* Phạm vi nghiên cứu
Hoạt động nâng cao YTKLcủa học viên đào tạo giáo viên KHXH&NV
ở Trường SQCTtừ năm 2013 đến nay
5 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
* Phương pháp luận
Chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chủ trươngcủa Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về vấn đề kỷ luật, ý thức kỷluật, vấn đề giáo dục, đào tạo và công tác xây dựng đội ngũ nhà giáo, giáodục, quản lý, rèn luyện học viên
* Phương pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu, chú trọng cácphương pháp lịch sử - logic, phân tích - tổng hợp, so sánh, tổng kết thực tiễn,điều tra xã hội học, khảo sát và phương pháp chuyên gia
6 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của vấn đề nghiên cứu
Kết quả nghiên cứu của đề tài góp phần cung cấp luận cứ khoa học choviệc nâng cao ý thức kỷ luật của học viên đào tạo giáo viên KHXH&NV ở
Trang 7Trường SQCT; góp phần nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo, rèn luyện kỷluật, xây dựng chính quy của Nhà trường.
7 Kết cấu
Đề tài gồm: Mở đầu, 2 chương (4 tiết), kết luận, danh mục tàiliệu thamkhảo và phụ lục
Trang 8Chương 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN NÂNG CAO Ý THỨC
KỶ LUẬT CỦA HỌC VIÊN ĐÀO TẠO GIÁO VIÊN KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN Ở TRƯỜNG SĨ QUAN CHÍNH TRỊ 1.1 Một số vấn đề lý luận nâng cao ý thức kỷ luật của học viên đào tạo giáo viên khoa học xã hội và nhân văn ở Trường Sĩ quan Chính trị
1.1.1 Ý thức kỷ luật của học viên đào tạo giáo viên khoa học xã hội
và nhân văn ở Trường Sĩ quan Chính trị
* Quan niệm về kỷ luật và ý thức kỷ luật
Hoạt động xã hội của con người luôn gắn với một nhóm người, một tổchức nhất định Để tổ chức tồn tại và hoạt động hiệu quả phải có kỷ luật
Theo đó, kỷ luật là những quy định, quy ước của một cộng đồng (một tập thể) về những hành vi cần phải tuân theo nhằm đảm bảo sự phối hợp hành động thống nhất, chặt chẽ của mọi người
Kỷ luật là vấn đề tất yếu của mọi tổ chức, là điều kiện khách quannhằm duy trì trật tự xã hội, để điều chỉnh hành vi của con người Kỷ luật là
sự rèn luyện đặc biệt về tinh thần và tính cách được biểu hiện ở sự tuân thủ
và chấp hành theo các quy định mà bất kỳ ai trong một tập thể cũng phảithực hiện Nếu làm trái sẽ phải chịu những hình phạt tùy theo tính chất,mức độ sai phạm gây ra Việc chấp hành kỷ luật của mỗi cá nhân và tập thểphụ thuộc vào YTKL - ý thức về những gì được làm và những gì khôngđược làm Do đó, muốn có hành vi kỷ luật tốt, việc đầu tiên cần thực hiện
là nâng cao YTKL
YTKL thuộc hình thái ý thức pháp quyền, hình thành từ tồn tại xãhội và phản ánh tồn tại xã hội dưới góc độ pháp luật YTKL được cụ thể
Trang 9bằng hệ thống các nguyên tắc, quy tắc, quy định, quy chế, điều lệnh, điều
lệ mang tính pháp lý cao, nhằm tạo sự thống nhất cao về tư tưởng và hànhđộng trong các tổ chức
Ý thức kỷ luật là hệ thống những quan điểm, tư tưởng, tình cảm, tâm trạng, truyền thống, tập quán, thói quen của con người đối với kỷ luật trong từng giai đoạn lịch sử nhất định; thể hiện ở thái độ, hành vi của mỗi thành viên trong việc thực hiện các nguyên tắc, chế độ, quy định của cộng đồng, của các tổ chức mà họ tham gia.
YTKL gồm những yếu tố cơ bản: Tri thức kỷ luật; tình cảm, niềm tin
kỷ luật; thái độ và ý chí kỷ luật Các yếu tố trên có vị trí, vai trò không ngangbằng nhau nhưng có quan hệ biện chứng, tác động qua lại, gắn bó chặt chẽvới nhau trong một thể thống nhất
Tri thức kỷ luật là sự hiểu biết về kỷ luật Đây là yếu tố có vai trò
quan trọng hàng đầu của ý thức kỷ luật Bởi vì chỉ khi nào nắm chắcnhững nội dung kiến thức về kỷ luật mới có cơ sở để hình thành, củng cố
và phát triển các yếu tố khác Tri thức kỷ luật giúp hình thành các yếu tốkhác như tình cảm, niềm tin, ý chí, định hướng cho đối tượng điều chỉnhsuy nghĩ và hành vi
Tình cảm, niềm tin kỷ luật là một yếu tố có vai trò quan trọng của ý
thức kỷ luật Tình cảm kỷ luật là những cảm xúc bền vững của con người về
kỷ luật, được xây dựng dựa trên sự nhận thức sâu sắc và thông qua các hoạtđộng thực tiễn về các nội dung kỷ luật Niềm tin kỷ luật là sự biểu hiện của sựtin tưởng, yên tâm trong chấp hành kỷ luật, là kết quả của sự thống nhất giữatri thức kỷ luật với tình cảm kỷ luật Do đó tình cảm, niềm tin kỷ luật là cơ sở
để hình thành thái độ đúng đắn và ý chí quyết tâm trong việc tự giác chấphành nghiêm kỷ luật
Trang 10Thái độ, ý chí quyết tâm đối với kỷ luật cũng là yếu tố quan trọng đối
với ý thức kỷ luật Đây là yếu tố trực tiếp quyết định đến việc chấp hành kỷluật có đạt được kết quả tốt hay không Nếu không có thái độ, ý chí quyết tâmcao thì không thể chấp hành kỷ luật một cách tự giác, nghiêm minh Thực tiễnkhi cá nhân chấp hành kỷ luật luôn gặp phải những khó khăn, thử thách về cảthể xác và tinh thần, đòi hỏi phải có ý chí quyết tâm cao, có tính thần chịuđựng tốt, có sự kiên trì thực hiện một cách triệt để các quy định
Như vậy, trong cấu trúc của ý thức kỷ luật, các yếu tố đều có tính độclập tương đối, song luôn tồn tại trong một thể thống nhất, có sự tác động biệnchứng với nhau Cơ chế của nó là đi từ sự hiểu biết về bản chất, vai trò của kỷluật, tri thức kỷ luật chuyển hóa thành tình cảm, niềm tin, động lực thúc đẩy
từ bên trong con người, biểu hiện thành thái độ, ý chí quyết tâm, hành vi chấphành kỷ luật
* Quan niệm về ý thức kỷ luật của học viên đào tạo giáo viên khoa học
xã hội và nhân văn ở Trường Sĩ quan Chính trị
Ý thức kỷ luật của học viên đào tạo giáo viên khoa học xã hội và nhân văn ở Trường Sĩ quan Chính trị là tổng thể những tri thức, tình cảm, niềm tin, thái độ và ý chí của họ đối với kỷ luật; biểu hiện ở nhận thức, thái độ, quyết tâm, tính tự giác trong hành vi chấp hành pháp luật của Nhà nước, kỷ luật của Quân đội, quy định của Nhà trường và đơn vị, qua đó góp phần hoàn thành mục tiêu, yêu cầu đào tạo trở thành người giáo viên khoa học xã hội và nhân văn.
YTKL của học viên đào tạo giáo viên KHXH&NV ở Trường SQCTcũng gồm các yếu tố cơ bản là: tri thức, tình cảm, niềm tin, thái độ và ý chíquyết tâm chấp hành kỷ luật Tuy nhiên, do có những đặc thù trong hoạt độngmôi trường quân sự, yêu cầu và mục tiêu trở thành người giáo viên
Trang 11KHXH&NV, người sĩ quan, người cán bộ chính trị trong quân đội nên ý thức
kỷ luật của học viên đào tạo giáo viên KHXH&NV ở Trường SQCT có nhữngđặc điểm riêng
Tri thức kỷ luật của học viên đào tạo giáo viên KHXH&NV ở TrườngSQCT cũng là sự hiểu biết của họ về kỷ luật, song đó là sự hiểu biết về kỷluật trong môi trường quân đội Là sự hiểu biết về vị trí, vai trò, ý nghĩa vàtầm quan trọng của kỷ luật đối với hoạt động quân sự, hoạt động giáo dục,đào tạo, nghiên cứu khoa học, xây dựng chính quy rèn luyện kỷ luật trongNhà trường quân đội Đối với học viên đào tạo giáo viên KHXH&NV là sựhiểu biết về chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng của Hồ Chí Minh, đường lối củaĐảng về kỷ luật, pháp luật; điều lệnh, điều lệ, chế độ của quân đội, quy định,quy chế của Nhà trường và đơn vị; các điều lệ, quy chế, quy định của các tổchức (tổ chức đảng, tổ chức đoàn, tập thể quân nhân) mà học viên tham gia.Những nội dung trên là cơ sở để nâng cao nhận thức, kiến thức, tri thức về kỷluật, hình thành và phát triển tình cảm, niềm tin, thái độ và ý chí chấp hànhnghiêm pháp luật, kỷ luật, quy định đảm bảo thực hiện đúng chức trách,nhiệm vụ được giao, đáp ứng mục tiêu, yêu cầu đào tạo của Nhà trường
Trên cơ sở nắm được những tri thức về kỷ luật của quân đội từ đóngười học viên đào tạo giáo viên KHXH&NV hình thành cho mình tình cảm,niềm tin về việc chấp hành kỷ luật Đây là quá trình học viên tiếp thu các giátrị giáo dục trong quá trình học tập, rèn luyện và từng bước phát triển trongnhận thức và chuyển hóa thành hành động, hình thành niềm tin và tính tự giácchấp hành pháp luật nhà nước, kỷ luật quân đội, quy định của Nhà trường vàđơn vị Đây là quá trình chuyển hóa diễn ra bên trong mỗi học viên và nóđược biểu hiện ra bằng các hành động cụ thể trong thực tiễn quá trình học tập,rèn luyện, công tác, sinh hoạt hàng ngày Mỗi học viên là một chủ thể nhậnthức, một nhân cách hoàn chỉnh, do vậy để họ có nhận thức và hành động
Trang 12đúng đắn, tự giác chấp hành kỷ luật trong quá trình học tập, rèn luyện, côngtác, luôn có tinh thần hăng hái, chủ động tích cực rèn luyện, tu dưỡng, thì cácchủ thể phải thường xuyên tổ chức giáo dục, tuyên truyền, quản lý, rèn luyệnviệc chấp hành một cách chu đáo, khoa học, chặt chẽ Khi mỗi học viên đàotạo giáo viên KHXH&NV hình thành được tình cảm, niềm tin, ý chí sẽ tạođiều kiện, là cơ sở tiền đề để học viên tự giác chấp hành kỷ luật Ngược lạinếu học viên không hình thành được cho mình tình cảm, niềm tin kỷ luật thì
sẽ gây ảnh hưởng xấu đến quá trình chấp hành kỷ luật làm cho học viên thiếuniềm tin, ý chí quyết tâm trong nâng cao YTKL
Thái độ và ý chí quyết tâm của học viên đào tạo giáo viên KHXH&NV
ở Trường SQCT đối với kỷ luật là yếu tố giữ vai trò quan trọng trực tiếpquyết định đến việc chấp hành kỷ luật của học viên Thái độ đối với kỷ luật là
sự biểu hiện nhận thức, tình cảm, niềm tin về kỷ luật ra bên ngoài, được biểuthị bằng sự đồng ý hay không đồng ý, tích cực hay tiêu cực, tự giác hay không
tự giác của việc chấp hành kỷ luật của học viên Ý chí quyết tâm chấp hành
kỷ luật là trạng thái tâm lý bền vững, nhất quán, kiên trì thực hiện kỷ luật vớithái độ tích cực, nhiệt tình, trách nhiệm trong bất kỳ hoàn cảnh khó khăn,phức tạp nào
Quá trình học tập, công tác tại Nhà trường người học viên phải thườngxuyên tu dưỡng, rèn luyện nâng cao ý thức chấp hành kỷ luật và biến quátrình đó trở thành tự giác, thói quen, hành vi ứng xử hàng ngày, mang tính kỷluật, khuôn mẫu cao, đáp ứng mục tiêu yêu cầu trở thành giáo viênKHXH&NV trong quân đội Để đạt được nội dung trên điều mà mỗi học viêncần có là hình thành được thái độ và ý chí quyết tâm cao trong chấp hành kỷluật Quá trình học tập, rèn luyện tại Nhà trường mỗi học viên thường xuyênchịu sự ảnh hưởng, tác động nhiều chiều của môi trường xung quanh Bêncạnh những giá trị chuẩn mực, đạo đức, hành vi ứng xử tốt, góp phần giữ
Trang 13nghiêm kỷ luật quân đội, quy định của Nhà trường và đơn vị thì học viên còngặp phải những “rào cản” từ những tư tưởng, hành vi, thói quen không phùhợp, tiêu cực, lạc hậu, ở các tầm mức khác nhau đều làm cản trở quá trình họctập, rèn luyện của học viên Bởi vậy, thái độ và ý chí quyết tâm có ý nghĩaquan trọng giúp học viên vượt qua những khó khăn, quyết tâm chấp hành kỷluật một cách tự giác.
Từ những vấn đề trên, có thể thấy muốn nâng cao ý thức kỷ luật chohọc viên đào tạo giáo viên KHXH&NV phải thực hiện đúng cơ chế hìnhthành và phát triển của từng yếu tố và mối quan hệ giữa chúng Đó là phải đi
từ việc nâng cao trình độ nhận thức, hiểu biết của học viên về kỷ luật làm cơ
sở, nền tảng để xây dựng tình cảm, niềm tin, ý chí quyết tâm, rèn luyện thóiquen, hành vi chấp hành kỷ luật tự giác nghiêm minh cho họ Chỉ có vậy, vấn
đề nâng cao ý thức kỷ luật cho học viên đào tạo giáo viên KHXH&NV mới
có cơ sở để thực hiện một cách hiệu quả
1.1.2 Đặc điểm học viên đào tạo giáo viên khoa học xã hội nhân văn
ở Trường Sĩ quan Chính trị và nâng cao ý thức kỷ luật của học viên đào tạo giáo viên khoa học xã hội và nhân văn ở Trường Sĩ quan Chính trị
* Đặc điểm học viên đào tạo giáo viên khoa học xã hội và nhân văn ở
Trường Sĩ quan Chính trị
Học viên đào tạo giáo viên KHXH&NV ở Trường SQCT được tuyểnchọn từ mọi miền của Tổ quốc, đảm bảo tiêu chuẩn về sức khỏe, lai lịch chínhtrị, đạo đức, trình độ văn hóa theo quy định tuyển sinh của Bộ Giáo dục vàĐào tạo, Bộ Quốc phòng và của Nhà trường
Học viên đào tạo giáo viên KHXH&NV ở Trường SQCT đã trải qua kỳthi tốt nghiệp trung học phổ thông sau đó là trúng tuyển qua kỳ thi tuyển sinhquân sự (trước đây) và trong các đợt xét tuyển(từ năm 2015 đến nay) Sau khi
Trang 14trúng tuyển, học viên được gửi đi tạo nguồn 6 tháng ở Trường Sĩ quan Lụcquân 1, sau đó được Nhà trường tuyển chọn đào tạo giáo viên KHXH&NVtheo các chuyên ngành khác nhau.
Học viên đào tạo giáo viên KHXH&NV ở Trường SQCT hiện nay tuổiđời còn trẻ, đang trong độ tuổi thanh niên, tập trung ở nhóm từ 18 đến 24 tuổi
Cơ bản đều xuất thân từ gia đình nông dân, công nhân, trong gia đình phầnlớn là có hai con Họ là những người nhiệt tình, trách nhiệm, thích thể hiệnbản thân, thích được trải nghiệm và khám phá cái mới, khát khao khẳng địnhmình, luôn mong muốn giao lưu, học hỏi để phát triển bản thân
Từ những vấn đề trên có thể thấy, học viên đào tạo giáo viênKHXH&NV ở Trường Sĩ quan Chính trị có trình độ văn hóa tương đối cao,
có động cơ học tập, rèn luyện đúng đắn, có tình cảm, xu hướng nghề nghiệp
rõ ràng, đó là mong muốn trở thành người sĩ quan, người cán bộ chính trị,giáo viên KHXH&NV trong quân đội Từ đó làm cơ sở quan trọng cho việcxác định thái độ, trách nhiệm cao trong học tập, rèn luyện của mỗi người đồngthời là cơ sở quan trọng để nâng cao ý thức kỷ luật Đây là những đặc điểmthuận lợi cho việc nâng cao ý thức kỷ luật cho học viện đào tạo giáo viênKHXH&NV nói riêng, nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo của Nhà trườngnói chung
Bên cạnh những đặc điểm thuận lợi, học viên đào tạo giáo viênKHXH&NV còn có những đặc điểm không thuận lợi cho việc nâng cao ýthức kỷ luật:
Học viên đào tạo giáo viên KHXH&NV có thành phần xuất thân chủyếu từ gia đình nông dân, công nhân, đa dạng về vùng miền và phong tục tậpquán, lại đang trong độ tuổi thanh niên với những đặc điểm đặc trưng đốingịch nhau như là: có mục tiêu hoài bão lớn, song thiếu kế hoạch thực hiện cụ
Trang 15thể; có quyết tâm cao song dễ thiếu kiên trì khi gặp những trở ngại ban đầu.Một bộ phận học viên, nhất là những học viên ở nông thôn, miền núi, còn cóbiểu hiện tự ty, thiếu tự tin, ngại giao tiếp, ngại thể hiện mình trước tập thể.Ngoài ra do chưa có nhiều thời gian trải nghiệm trong môi trường quân độinên bản lĩnh chính trị, trình độ và ý thức kỷ luật không đồng đều, chưa cao,chưa bền vững, việc rèn luyện nâng cao ý thức kỷ luật dễ bị tác động bởi nhậnthức, thói quen, hành vi cũ, thậm chí bị ảnh hưởng bởi phong tục, tập quán ởđịa phương, gia đình nơi các học viên sinh ra, lớn lên và môi trường xã hộibên ngoài.
Trình độ nhận thức, tâm lý vùng miền khác nhau, tuổi đời, tuổi quâncòn ít, kinh nghiệm sống chưa nhiều, chưa trải qua những thử thách với yêucầu ngày càng cao môi trường quân đội, môi trường đào tạo sĩ quan nên nhậnthức, tình cảm, ý chí, hành vi, thói quen chấp hành kỷ luật còn chưa thực sựbền vững, cũng dễ xuất hiện tình trạng bi quan, dao động trong thực hiệnnhiệm vụ, dễ nhận thức sai lệch và vi phạm kỷ luật, nhất là trong lúc gặp khókhăn trong học tập, rèn luyện cũng như trong cuộc sống, đặc biệt là ở nămhọc thứ nhất và thứ hai
Trên đây là những đặc điểm cơ bản của học viên đào tạo giáo viênKHXH&NV ở Trường Sĩ quan Chính trị, nó có ảnh hưởng cả tích cực, tiêucực đến quá trình nâng cao YTKL cho đối tượng này đòi hỏi các chủ thể phảiluôn nghiên cứu, đánh giá, bám sát, từ đó đặt ra những yêu cầu, giải phápkhoa học phù hợp với đối tượng nhằm đạt được hiệu quả cao nhất
* Nâng cao ý thức kỷ luật của học viên đào tạo giáo viên khoa học xã hội và nhân văn ở Trường Sĩ quan Chính trị
Theo Từ điển tiếng Việt: “Nâng cao là làm cho cao hơn, làm cho ở mức
độ tốt hơn” [30, tr.1175]
Trang 16Nâng cao là hoạt động của chủ thể có mục đích, có tổ chức, có kếhoạch Nâng cao là hoạt động các chủ thể sử dụng đa dạng các hình thức, biệnpháp nhằm đưa sự vật phát triển ở trình độ cao hơn về chất Nâng cao là quátrình thống nhất giữa nhân tố chủ quan và khách quan trong hoạt động Trongnâng cao đã bao hàm cả sự phát triển về chất của sự vật, song nâng cao thểhiện rõ vai trò chủ động của các chủ thể.
Từ khái niệm về nâng cao và YTKL của học viên đào tạo giáo viênKHXH&NV và khái niệm nâng cao có thể đưa ra khái niệm trung tâm như sau:
Nâng cao ý thức kỷ luật của học viên đào tạo giáo viên khoa học xã hội
và nhân văn ở Trường Sĩ quan Chính trị là quá trình các chủ thể thông qua tổng hợp các hình thức, biện pháp, nhằm làm cho tri thức, tình cảm, niềm tin, thái độ, ý chí, quyết tâm chấp hành kỷ luật của lực lượng này đẩy lên một bước về chất, từ đó đáp ứng mục tiêu, yêu cầu đào tạo trở thành giáo viên KHXH&NV của Nhà trường.
Mục đích là nhằm đẩy lên một trình độ mới khác về chất của tri thức,
tình cảm, niềm tin, ý chí, quyết tâm, thái độ kỷ luật của học viên đào tạo giáoviên KHXH&NV, làm cho họ tự giác chấp hành tốt kỷ luật Tuy nhiên, để đạtđược mục đích trên các chủ thể cần nhận thức rõ đây là quá trình kiên trì tíchlũy từng bước về lượng qua các giai đoạn dẫn đến biến đổi về chất, là quátrình nhận thức, giải quyết mâu thuẫn bên trong của chính hoạt động này, làquá trình quanh co, phức tạp đầy khó khăn gian khổ với quyết tâm cao, từngbước gạt bỏ, kế thừa những yếu tố tích cực, tiến bộ trong ý thức kỷ luật củahọc viên, phủ định những yếu tố tiêu cực lạc hậu nhằm hình thành phát triểncho mỗi học viên đào tạo giáo viên có kỷ luật của quân đội cách mạng
Chủ thể nâng cao là hệ thống lãnh đạo chỉ huy, đội ngũ cán bộ chủ trì
các cấp, trước hết là Đảng uỷ, Ban Giám hiệu Nhà trường; cơ quan chính trị,
Trang 17cơ quan đào tạo, các tổ chức quần chúng, tập thể quân nhân; đội ngũ cán bộ,giảng viên của Nhà trường, đảng ủy tiểu đoàn, chi ủy, chi bộ các đại đội quản
lý học viên, đội ngũ cán bộ ở đơn vị đào tạo giáo viên trực thuộc Nhà trường.Tùy vào mối quan hệ bên trong, hay bên ngoài, trực tiếp hay gián tiếp, quyếtđịnh hay không quyết định, căn cứ vào nhiệm vụ, chức năng của các tổ chức
mà xác định rõ vai trò, hoạt động của các chủ thể trong nâng cao ý thức kỷluật cho học viên đào tạo giáo viên KHXH&NV ở Nhà trường Nếu Đảng ủy,Ban Giám Hiệu Nhà trường lãnh đạo, chỉ đạo những vấn đề lớn cho quá trìnhnâng cao ý thức kỷ luật của mọi đối tượng thông qua cơ quan chức năng vàđơn vị thì Đảng ủy, chính trị viên, chỉ huy tiểu đoàn, chi ủy, chi bộ, chỉ huy,chính trị viên quản lý học viên đào tạo giáo viên KHXH&NV các chủ thể trựctiếp quyết định nhất Các cơ quan có chức năng kiểm tra, giám sát, chỉ đạo vàcùng với khoa chuyên ngành phối hợp trong nâng cao ý thức kỷ luật cho họcviên đào tạo giáo viên KHXH&NV Tuy vậy, quá trình đó học viên đào tạogiáo viên KHXH&NV vừa là đối tượng, vừa là chủ thể có tính năng động,chủ quan trong tự nâng cao ý thức kỷ luật cho bản thân
Nội dung nâng cao là tri thức chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh,
đường lối quan điểm của Đảng về pháp luật, kỷ luật; tri thức về pháp luật củaNhà nước; điều lệnh, điều lệ, chế độ, 10 lời thề kỷ luật của quân nhân, 12 điều
kỷ luật khi quan hệ với nhân dân; quy chế, quy định của Nhà trường; điều lệ,quy định của các tổ chức trong đơn vị (tổ chức Đoàn, Đảng và tập thể quânnhân); tình cảm, thái độ, ý chí kỷ luật và quyết tâm chấp hành kỷ luật Từ mụcđích của hoạt động này các chủ thể luôn phải căn cứ vào đối tượng và điềukiện cụ thể để xác định nội dung cho từng giai đoạn nâng cao ý thức kỷ luậtcho phù hợp thông qua các hình thức, biện pháp
Hình thức, biện pháp nâng cao ý thức kỷ luật, là vận dụng tổng hợp các
biện pháp, cách thức: tuyên truyền, giáo dục, quản lý, duy trì, bồi dưỡng, rèn
Trang 18luyện kỷ luật trong thực tiễn thực hiện nhiệm vụ học tập, rèn luyện, nghiêncứu khoa học tại Nhà trường; phát huy vai trò của các tổ chức, các lực lượng,của bản thân mỗi học viên nhằm phát huy tốt nhất sức mạnh tổng hợp trongnâng nâng cao YTKL của học viên đào tạo giáo viên KHXH&NV ở TrườngSQCT; phát huy nhân tố tích cực của môi trường bên trong Nhà trường, đơn
vị, môi trường bên ngoài xã hội và sự phối hợp với gia đình học viên trongnâng cao ý thức kỷ luật của học viên đào tạo giáo viên KHXH&NV
Điều kiện cơ sở vật chất, phương tiện kỹ thuật và kết quả nâng cao ý thức kỷ luật Trong hoạt động nâng cao ý thức kỷ luật của học viên đào tạo
giáo viên KHXH&NV để thực hiện được mục đích, nội dung, hình thức trên,các chủ thể phải sử dụng hệ thống các điều kiện cơ sở vật chất, phương tiện
kỹ thuật, nó là vấn đề không thể thiếu trong công tác giáo dục, quản lý, tổchức duy trì kỷ luật, nhất là trong điều kiện thời đại của cuộc cách mạng Côngnghệ 4.0 hiện nay Kết quả nâng cao ý thức kỷ luật là sự tác động tổng hợpcủa mục đích, nội dung, hình thức, phương pháp, phương tiện và hoạt độngcủa chủ thể Hay nói cách khác các yếu tố khác là nguyên nhân của kết quảrèn luyện kỷ luật
Các yếu tố trên có vai trò không ngang bằng nhau, có mối quan hệ biệnchứng trong một thể thống nhất với nhau Trong đó, các chủ thể là nhữngngười quyết định đến chất lượng việc nâng cao ý thức kỷ luật của học viên,chủ động xác định mục đích, nội dung, hình thức, biện pháp nâng cao ý thức
kỷ luật một cách cụ thể tác động vào đối tượng học viên đào tạo giáo viênKHXH&NV tạo ra kết quả, nhằm đạt được mục đích đã đề ra Học viên đàotạo giáo viên KHXH&NV vừa là đối tượng, vừa là chủ thể quyết định đếnchất lượng trong tự nâng cao ý thức kỷ luật cho bản thân Do vậy, quá trìnhnâng ý thức kỷ luật đòi hỏi luôn phải phát huy vai trò, trách nhiệm của cácchủ thể, của từng học viên trong việc xác định mục đích, nội dung, hình thức,
Trang 19biện pháp nâng cao ý thức kỷ luật của học viên đào tạo giáo viên KHXH&NVnhằm đạt được kết quả cao nhất, tương ứng với các tiêu chí đã đề ra.
1.1.3 Tiêu chí đánh giá nâng cao ý thức kỷ luật của học viên đào tạo giáo viên khoa học xã hội và nhân văn ở Trường Sĩ quan Chính trị
Căn cứ đưa ra tiêu chí:
Xuất phát từ vị trí, vai trò, tác động của các thành tố cơ bản trong cấutrúc hoạt động nâng cao YTKL của học viên đào tạo giáo viên KHXH&NV.Như trên đã đề cập quá trình nâng cao YTKL của học viên đào tạo giáoviên KHXH&NV các thành tố đều có vị trí, vai trò, tác động lẫn nhau quyđịnh chất lượng của quá trình này Do vậy, đây là căn cứ quan trọng để xácđịnh tiêu chí đánh giá nâng cao chất lượng YTKL của học viên đào tạogiáo viên KHXH&NV
Căn cứ vào mục tiêu yêu cầu đào tạo, nội dung, chương trình đào tạo,
bộ tiêu chí đánh giá năng lực thực hành đối với học viên đào tạo giáo viênKHXH&NV của Nhà trường Đây là mục tiêu, yêu cầu, nội dung tổng thể baoquát mọi hoạt động trong đó có hoạt động nâng cao YTKL của học viên đàotạo giáo viên KHXH&NV Do đó muốn đánh giá được chất lượng nâng caoYTKL phải luôn bám sát, so sánh, đối chiếu giữa kết quả nâng cao YTKL vớimục tiêu, yêu cầu, nội dung, chương trình đào tạo Tiêu chí đánh giá năng lựcthực hành của học viên là tổng thể các dấu hiệu để đưa ra mức độ phát triểnnăng lực thực hành của học viên nói chung, học viên đào tạo giáo viênKHXH&NV nói riêng, trong đó có những góc độ về năng lực thực hiện kỷluật Do vậy, để xây dựng được tiêu chí đánh giá nâng cao YTKL của họcviên đào tạo giáo viên KHXH&NV, nhất thiết phải trên cơ sở bộ tiêu chí vềnăng lực thực hành của Nhà trường đối với đối tượng này
Từ thực tiễn hoạt động nâng cao YTKL, kinh nghiệm của các chủ thểtrực tiếp nâng cao YTKL của học viên đào tạo giáo viên KHXH&NV Đây là
Trang 20nội dung trực tiếp phản ánh chất lượng nâng cao YTKL của học viên đào tạogiáo viên KHXH&NV Các chủ thể thông qua nghiên cứu, đánh giá các quátrình, các hoạt động, các yếu tố, các kết quả của hoạt động này là cơ sở rấtquan trọng hàng đầu để xác định tiêu chí đánh giá quá trình nâng cao YTKLcủa học viên đào tạo giáo viên KHXH&NV.
Có thể khái quát một số tiêu chí cụ thể đánh giá việc nâng cao YTKLcủa học viên đào tạo giáo viên KHXH&NV ở Trường SQCT như sau:
Một là, nhận thức, thái độ, trách nhiệm, trình độ, năng lực của các chủ thể nâng cao ý thức kỷ luật của học viên đào tạo giáo viên khoa học xã hội và nhân văn ở Trường Sĩ quan Chính trị.
Chủ thể là yếu tố quyết định đến chất lượng nâng cao YTKL của họcviên đào tạo giáo viên KHXH&NV ở Trường SQCT Là người xác định mọichủ trương, biện pháp, định hướng, xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện mọihoạt động nâng cao YTKL, điều chỉnh hành vi, thói quen của học viên theođúng pháp luật của Nhà nước, điều lệnh, chế độ của quân đội, quy định, quychế của Nhà trường Nhận thức, thái độ, trách nhiệm, trình độ, năng lực củacác chủ thể phản ánh và quyết định chất lượng nâng cao ý thức kỷ luật củahọc viên đào tạo giáo viên KHXH&NV Do đó đây là một tiêu chí cơ bảnquan trọng của đánh giá chất lượng nâng cao YTKL của học viên đào tạo giáoviên KHXH&NV
Từ đó, khẳng định thông qua thực tiễn, nếu nhận thức, năng lực, thái
độ, trách nhiệm của chủ thể tốt sẽ là điều kiện, tiền đề để nâng cao ý thứcchấp hành kỷ luật của học viên và qua đó cũng phản ánh chất lượng nâng caoYTKL của học viên đào tạo giáo viên KHXH&NV Ngược lại, nếu đội ngũnày có nhận thức, năng lực, thái độ, trách nhiệm còn hạn chế sẽ kìm hãm quátrình nâng cao YTKL của học viên
Trang 21Hai là, trình độ ý thức kỷ luật của học viên đào tạo giáo viên khoa học
xã hội và nhân văn ở Trường Sĩ quan Chính trị.
Đây là tiêu chí cơ bản, quan trọng, phản ánh trực tiếp chất lượng nângcao YTKL của học viên đào tạo giáo viên KHXH&NV Bởi lẽ chất lượngnâng cao YTKL chỉ có thể được thể hiện, phản ánh qua chính trình độ nhậnthức, tình cảm, niềm tin, ý chí quyết tâm chấp hành kỷ luật của học viên đàotạo giáo viên KHXH&NV Họ vừa là đối tượng tiếp nhận mọi sự tác động củacác chủ thể khác, vừa là chủ thể năng động, sáng tạo tự nâng cao YTKL củamình Trình độ YTKL của học viên đào tạo giáo viên KHXH&NV là sự kếttinh, sự hội tụ mọi hoạt động, mọi nội dung, hình thức, biện pháp nâng caoYTKL Do vậy, trình độ YTKL của học viên đào tạo giáo viên KHXH&NV,
là thước đo tính hiệu quả của các hoạt động của chủ thể, là thước đo tính hiệuquả của mọi nội dung, hình thức biện pháp nâng cao YTKL
Trong thực tiễn bằng nhiều biện pháp khác nhau, khi đánh giá chấtlượng nâng cao YTKL của học viên đào tạo giáo viên KHXH&NV cần thấyrằng, nếu học viên đào tạo giáo viên KHXH&NV có trình độ nhận thức, cótình cảm, niềm tin, ý chí quyết tâm cao trong chấp hành kỷ luật, có thái độtích cực đối với kỷ luật thì chất lượng nâng cao YTKL đảm bảo tốt Trái lại,nếu học viên đào tạo giáo viên KHXH&NV có trình độ nhận thức, có tìnhcảm, niềm tin, ý chí quyết tâm đối với kỷ luật không cao, có thái độ khôngtích cực thì chất lượng nâng cao YTKL không tốt
Ba là, sự tích cực, chủ động, sáng tạo của từng học viên đào tạo giáo viên khoa học xã hội và nhân văn trong tự nâng cao ý thức kỷ luật.
Đây cũng là một tiêu chí cơ bản, quan trọng phản ánh phương châm:Biến quá trình giáo dục thành quá trình tự giáo dục, biến quá trình nâng caoYTKL thành tự nâng cao YTKL Tiêu chí này cũng phản ánh tính hiệu quả
Trang 22của việc nâng cao YTKL, là kết quả của việc nâng cao nhận thức đượcbiểu hiện ra thái độ và hành động của học viên Đây cũng là kết quả củaviệc biến yêu cầu khách quan từ bên ngoài của quá trình nâng cao YTKLthành động cơ, động lực bên trong của mỗi học viên, biểu hiện tính tự giáccao trong việc trên cơ sở mục tiêu, kế hoạch chung của quá trình nâng caoYTKL mỗi học viên tự xây dựng động cơ, tinh thần trách nhiệm, tự xácđịnh mục tiêu, kế hoạch tự rèn luyện, tự nâng cao YTKL của mình Đây là
cơ sở rất quan trọng để đánh giá chất lượng nâng cao YTKL của học viênđào tạo giáo viên KHXH&NV
Yêu cầu trong hoạt động thực tiễn các chủ thể cần phải sử dụng nhiềubiện pháp để phát hiện, đánh giá được mức độ tích cực, tự giác của mỗi họcviên như thường kiểm tra giám sát việc thực hiện chế độ, nền nếp của đơn vị,mệnh lệnh của người chỉ huy, việc tự giáo dục, rèn luyện bản thân của họcviên…Vì vậy xem xét đánh giá việc nâng cao YTKL của học viên đào tạogiáo viên KHXH&NV ở Trường SQCT phải căn cứ vào tính tích cực, tínhchủ động, trong tự nâng cao YTKL của học viên
Bốn là, kết quả rèn luyện, chấp hành kỷ luật của học viên đào tạo giáo viên khoa học xã hội và nhân văn.
Kết quả rèn luyện, chấp hành kỷ luật là cái biểu hiện ra bên ngoàicủa YTKL Toàn bộ hành vi, thói quen chấp hành, rèn luyện kỷ luật củahọc viên đào tạo giáo viên KHXH&NV đều được chỉ đạo bởi nhận thức,tình cảm, niềm tin, ý chí quyết tâm chấp hành kỷ luật của họ Có thể khẳngđịnh rằng trình độ YTKL tốt khi và chỉ khi kết quả rèn luyện, chấp hành kỷluật tốt Ngược lại, trình độ YTKL không tốt khi và chỉ khi kết quả rènluyện, chấp hành kỷ luật không tốt Vì vậy, đây là tiêu chí cơ bản, quantrọng nhất để đánh giá chất lượng nâng cao YTKL của học viên đào tạogiáo viên KHXH&NV
Trang 23Từ vấn đề trên đặt ra yêu cầu, các chủ thể nâng cao ý thức kỷ luật muốnđánh giá chính xác chất lượng nâng cao YTKL của học viên đào tạo giáo viênKHXH&NV cần luôn luôn bám sát thực tiễn việc rèn luyện, chấp hành kỷluật của họ Phải thông qua quá trình rèn luyện, việc chấp hành các nề nếp,chế độ, quy định của học viên, đồng thời phát huy vai trò của các tổ chức, cáclực lượng trong việc bình xét, đánh giá kết quả rèn luyện hàng ngày, hàngtuần, hàng tháng của mỗi học viên từ đó có sơ sở đánh giá chất lượng nângcao YTKL của học viên đào tạo giáo viên KHXH&NV Đây chính là vấn đềchân thực nhất thể hiện ý thức chấp hành kỷ luật của mỗi học viên Căn cứvào tiêu chí này có thể đánh giá được ý thức chấp hành kỷ luật của từng họcviên qua từng giai đoạn.
Trên đây là những tiêu chí cơ bản để đánh giá chất lượng nâng caoYTKL của học viên đào tạo giáo viên KHXH&NV ở Trường SQCT Các tiêuchí mối quan hệ chặt chẽ với nhau, trong một chỉnh thể hệ thống nhất, phảnánh những khía cạnh khác nhau của chất lượng nâng cao YTKL của học viênđào tạo giáo viên KHXH&NV Do đó, trong quá trình đánh giá chất lượngnâng cao YTKL của học viên đào tạo giáo viên KHXH&NV các chủ thể cầnvận dụng đồng bộ, tổng thể các tiêu chí, không được tuyệt đối hóa hoặc xemnhẹ, hạ thấp bất cứ một tiêu chí nào Có như vậy mới đánh giá chính xác chấtlượng nâng cao YTKL của học viên đào tạo giáo viên KHXH&NV
1.2 Thực trạng nâng cao ý thức kỷ luật của học viên đào tạo giáo viên khoa học xã hội và nhân văn ở Trường Sĩ quan Chính trị hiện nay
1.2.1 Những ưu điểm và nguyên nhân
* Những ưu điểm
Một là, nhận thức, thái độ, trách nhiệm, trình độ, năng lực của đa số chủ thể nâng cao ý thức kỷ luật của học viên đào tạo giáo viên khoa học xã hội và nhân văn ở Trường Sĩ quan Chính trị ngày càng được nâng cao.
Trang 24Đa số các chủ thể trong quá trình nâng cao YTKL của học viên đào tạogiáo viên KHXH&NV, trước hết là Đảng uỷ, Ban Giám hiệu Nhà trường; cơquan chính trị, cơ quan đào tạo, các tổ chức quần chúng, tập thể quân nhân;đội ngũ cán bộ, giảng viên của Nhà trường, trực tiếp nhất là đảng ủy tiểuđoàn, chi ủy, chi bộ các đại đội quản lý học viên, đội ngũ cán bộ ở đơn vị đàotạo giáo viên trực thuộc Nhà trường đã có nhận thực đúng đắn về vị trí, vaitrò, ý nghĩa của việc nâng cao YTKL cho học viên đào tạo giáo viênKHXH&NV Từ đó không ngừng học tập, quán triệt nắm chắc sự chỉ đạo củatrên về công tác bồi dưỡng, rèn luyện học viên Từng bước xây dựng Nhàtrường chính quy, tiên tiến, mẫu mực Luôn chú trọng nội dung lãnh đạo, chỉđạo nâng cao YTKL cho học viên nói chung và học viên đào tạo giáo viênKHXH&NV nói riêng Thường xuyên gắn nội dung huấn luyện với nâng caoYTKL cho học viên đào tạo giáo viên KHXH&NV, đặc biệt kết hợp chặt chẽgiữa cấp ủy, chính trị viên, chỉ huy ở các đại đội, tiểu đoàn với cấp ủy, cán bộchủ trì ở các khoa giáo viên, nhất là khoa chuyên ngành cùng tham gia nắm,quản lý, rèn luyên nâng cao YTKL cho học viên.
Qua các giai đoạn của quá trình nâng cao YTKL, đa số chủ thể đã cónghị quyết lãnh đạo sát đúng, chú trọng các nội dung về xây dựng chính quy,rèn luyện kỷ luật, phát huy vai trò, trách nhiệm của mọi tổ chức, mọi lựclượng, trực tiếp nhất là đội ngũ cán bộ chủ trì ở tiểu đoàn, đại đội đơn vị quản
lý học viên đào tạo giáo viên KHXH&NV trong thực hiện đa dạng các hìnhthức, biện pháp nâng cao YTKL của học viên đào tạo giáo viên KHXH&NV
Những chủ trương, biện pháp lãnh đạo sát đúng, các kế hoạch cụ thể,thiết thực và các hoạt động đem lại hiệu quả cao của Đảng uỷ, Ban Giám hiệuNhà trường, của các cơ quan chức năng, nhất là đảng ủy tiểu đoàn, chi ủy, chi
bộ các đại đội quản lý học viên đào tạo giáo viên KHXH&NV đã thể hiện họ
có nhận thức đúng, phản ánh trình độ, năng lực và tinh thần thái độ trách
Trang 25nhiệm tốt trong công tác giáo dục, quản lý và rèn luyện kỷ luật cho họcviên Qua điều tra về sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chỉ huy cáccấp, đội ngũ cán bộ, giảng viên của Nhà trường đối với việc nâng caoYTKL của học viên đào tạo giáo viên KHXH&NV có 140/200 = 70% họcviên cho rằng rất quan tâm, 55/200 = 27,5% học viên cho rằng đã quantâm, về chất lượng nâng cao YTKL của học viên đào tạo giáo viênKHXH&NV ở Trường SQCT Đánh giá về năng lực, trình độ của các chủthể kết quả có 145/200 = 72,5% học viên cho rằng đạt mức tốt, 47/200 = 23,5%học viên cho rằng đạt mức khá [phụ lục].
Hai là, đa số học viên đào tạo giáo viên khoa học xã hội và nhân văn ở Trường Sĩ quan Chính trị đều có nhận thức đúng đắn về kỷ luật, ý thức kỷ luật và nâng cao ý thức kỷ luật.
Từ kết quả tổng kết các năm học vừa qua, từ kết quả điều tra, qua việctrao đổi với chỉ huy các đơn vị, thông qua kết quả học tập, rèn luyện, nghiêncứu khoa học, công tác của học viên đào tạo giáo viên KHXH&NV, thôngqua kiểm tra nhận thức trực tiếp của các đoàn kiểm tra của thủ trưởng các cấp,khẳng định rằng đa số học viên đều có nhận thức đúng về vị trí, vai trò và ýnghĩa cũng như nội dung kỷ luật, ý thức kỷ luật và nâng cao YTKL cho họcviên đào tạo giáo viên KHXH&NV ở Trường SQCT Từ nhận thức đúng dẫnđến hành vi đúng Tuyệt đại đa số học viên đào tạo giáo viên KHXH&NVđều tự giác, tự nguyện chấp hành pháp luật Nhà nước, kỷ luật quân đội, quyđịnh của Nhà trường và đơn vị; luôn có thái độ và hành vi ứng xử phù hợp vớicác trường hợp, vụ việc vi phạm kỷ luật trong đơn vị Qua điều tra nhận thứccủa học viên đào tạo giáo viên KHXH&NV ở trường SQCT về việc nâng caoYTKL, có 139/200 = 69,5% học viên cho rằng đạt ở mức tốt, 37/200 = 18,5%học viên cho rằng đạt ở mức khá [phụ lục]
Trang 26Ba là, cơ bản học viên đào tạo giáo viên khoa học xã hội và nhân văn đều chủ động, tích cực, tự giác trong nâng cao ý thức kỷ luật của mình.
Nhìn chung học viên đào tạo giáo viên KHXH&NV đều có ý thức chấphành pháp luật, kỷ luật tốt, thường xuyên phát huy tinh thần ham học hỏi cầutiến bộ, luôn cố gắng nỗ lực tích cực tự giác nâng cao YTKL Luôn nêu caotinh thần tự giác, tự rèn chấp hành nghiêm pháp luật nhà nước, kỷ luật quânđội, quy định của Nhà trường và đơn vị Thường xuyên rèn luyện hình thànhthói quen hành vi ứng xử có văn hóa, giữ kỷ luật nghiêm đáp ứng được mụctiêu, yêu cầu đào tạo của Nhà trường Nhiều đồng chí vi phạm kỷ luật cũng đãnghiêm túc tự đánh giá, tự rút kinh nghiệm, điều chỉnh hành vi, thói quenchấp hành kỷ luật của mình Qua điều tra ý thức tự giác chấp hành kỷ luật củahọc viên đào tạo giáo viên KHXH&NV ở trường SQCT có 125/200 = 62,5%học viên cho rằng đạt ở mức tốt, 65/200 = 32,5% học viên cho rằng đạt ởmức khá [phụ lục]
Kết quả thực tập tại Nhà trường năm học 2014 - 2015: Tiểu đội trưởng49/49 = 100% học viên đạt mức khá, thực tập chính trị viên: 30/59 = 50,84%tốt, 29/59 = 49,25 học viên đạt khá [25, tr.4] Học kỳ I năm học 2016 - 2017:Trung đội trưởng 3/10 = 30% học viên đạt tốt, 7/10 = 70% học viên đạt khá;chính trị viên: 02/14 = 14,2% học viên đạt tốt; 12/14 = 85,8% học viên đạt khá.Thực tập tại đơn vị cơ sở: Khóa GV10: 100% học viên đạt khá và giỏi; khóaGV11: 92,12% học viên đạt xuất sắc, giỏi; 5,88% học viên đạt khá [27, tr.4]
Bốn là, cơ bản học viên đào tạo giáo viên khoa học xã hội và nhân văn
ở Trường Sĩ quan Chính trị đều chấp hành nghiêm kỷ luật.
Cơ bản học viên đào tạo giáo viên KHXH&NV trong học tập, rèn luyệnluôn có nhu cầu, động cơ phấn đấu rèn luyện trở thành sĩ quan, đảng viênĐảng Cộng sản Việt Nam, người cán bộ chính trị, người giáo viên
Trang 27KHXH&NV ưu tú trong quân đội.Trong quá trình học tập, rèn luyện và côngtác, cơ bản các học viên đào tạo giáo viên KHXH&NV đều chấp hành nghiêmpháp luật Nhà nước, kỷ luật quân đội, quy định của Nhà trường và đơn vị ởmọi lúc, mọi nơi, trong mọi nhiệm vụ làm cho quá trình nâng cao YTKL từngbước, qua từng thời điểm dần trở thành nhu cầu không thể thiếu đối với họcviên đào tạo giáo viên KHXH&NV Học viên cơ bản đều có lối sống trongsạch, lành mạnh, giản dị, nêu cao tinh thần tự rèn, tự sửa phù hợp với đặc thùmôi trường sư phạm quân sự, tích cực đấu tranh phê phán, loại bỏ những biểuhiện tiêu cực, vi phạm kỷ luật Kết quả rèn luyện năm học 2014 - 2015:99,28% học viên đạt khá và tốt, trong đó có 95,01% học viên đạt tốt [25, tr.3].Năm học 2015 - 2016: 95,74% học viên đạt tốt [26, tr.4]
* Nguyên nhân ưu điểm
Một là, đa số chủ thể, lực lượng trong quá trình nâng cao ý thức kỷ luật cho học viên đào tạo giáo viên khoa học xã hội và nhân văn đã có nhận thức đúng đắn, năng lực và trách nhiệm tốt trong nâng cao ý thức kỷ luật của học viên đào tạo giáo viên khoa học xã hội và nhân văn.
Đa số chủ thể của quá trình trình nâng cao YTKL cho học viên đào tạogiáo viên KHXH&NV, mà trực tiếp là đảng ủy tiểu đoàn, đa số các chi bộ đạiđội, đội ngũ cán bộ quản lý học viên đã nhận thức đúng đắn vai trò, tầm quantrọng của việc nâng cao YTKL cho học viên đào tạo giáo viên KHXH&NV.Biểu hiện rõ nhất về điều này là quá trình nâng cao YTKL cấp ủy, chi bộ, chỉhuy đều có chủ trương, biện pháp lãnh đạo phù hợp, có kế hoạch cụ thể Đồngthời đã tiến hành nhiều biện pháp giáo dục, quản lý, rèn luyện nâng caoYTKL cho học viên, qua quá đó đã góp phần vào kết quả chung của công tácxây dựng chính quy, rèn luyện kỷ luật của Nhà trường, làm chuyển biến tíchcực cả trong nhận thức và hành vi của cán bộ, học viên trong việc chấp hành
Trang 28kỷ luật của học viên đào tạo giáo viên KHXH&NV Theo kết quả điều tra về
sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chỉ huy các cấp, đội ngũ cán bộ,giảng viên của Nhà trường đối với việc nâng cao YTKL của học viên đào tạogiáo viên KHXH&NV cho thấy có 140/200 = 70% ý kiến học viên cho rằngcác chủ thể rất quan tâm, 55/200 = 27,5% học viên cho rằng các chủ thể đãquan tâm [phụ lục]
Hai là, nội dung, hình thức, biện pháp nâng cao ý thức kỷ luật của học viên đào tạo giáo viên khoa học xã hội và nhân văn đã thường xuyên được đổi mới, phù hợp, sát đúng với đối tượng.
Nâng cao YTKL cho học viên đào tạo giáo viên KHXH&NV đã đượccấp ủy, hệ thống lãnh đạo, chỉ huy, đội ngũ cán bộ quản lý học viên, đội ngũgiáo viên ở các khoa giáo viên quan tâm và xác định đây là một nhiệm vụ cótính cấp thiết và quan trọng, cần phải có các hình thức lồng ghép trong côngtác giáo dục, đào tạo rèn luyện đối với đối tượng học viên đào tạo giáo viênKHXH&NV Do vậy, trong thời gian qua Nhà trường không ngừng đổi mớinội dung, hình thức, phương pháp quản lý, rèn luyện học viên, trong đó có rènluyện và nâng cao YTKL cho học viên đào tạo giáo viên KHXH&NV ngàycàng phù hợp, sát với đối tượng
Đây là yếu tố giữ vai trò quan trọng, thường xuyên và trực tiếp tácđộng đến chất lượng nâng cao YTKL cho học viên đào tạo giáo viênKHXH&NV Thực tiễn luôn vận động và biến đổi, do vậy trong công tác giáodục, đào tạo ở Nhà trường cũng vậy, muốn đáp ứng được yêu cầu thực tiễnđặt ra các chủ thể lãnh đạo, quản lý, giáo dục ở Nhà trường đã không ngừngcải cách, đổi mới cả hình thức, nội dung và biện pháp giáo dục, quản lý, rènluyện học viên, xây dựng và thực hiện nghiêm hệ thống các tiêu chí đánh giáphù hợp với từng đối tượng, từng năm học, khóa học Nắm bắt được xu thế
Trang 29phát triển của học viên, yêu cầu đào tạo ở mỗi đối tượng, mỗi thời kỳ khácnhau trong toàn khóa học, cấp ủy, cán bộ chủ trì, cơ quan chức năng các cấptrong Nhà trường đã có những chủ trương, biện pháp phù hợp, sát đúng, đadạng phong phú cả về nội dung và hình thức mà chất lượng nâng cao ý thứcchấp hành kỷ luật của học viên đào tạo giáo viên KHXH&NV không ngừngđược nâng cao.Theo kết quả điều tra việc xác định chủ trương, biện phápnâng cao YTKL của học viên đào tạo giáo viên KHXH&NV ở Trường SQCT
có 163/200 = 81,5% học viên cho rằng phù hợp [phụ lục]
Ba là, đa số học viên đào tạo giáo viên khoa học xã hội và nhân văn đều có ý thức tự giác, tinh thần trách nhiệm cao trong tự nâng cao ý thức kỷ luật của bản thân.
Ý thức tự giác, tinh thần trách nhiệm là yếu tố quan trọng hàng đầuquyết định đến chất lượng nâng cao YTKL của học viên đào tạo giáo viênKHXH&NV Nhìn chung đại bộ phận học viên đào tạo giáo viên KHXH&NVđều có ý thức tự giác, tinh thần thái độ đúng đắn trong tu dưỡng và rèn luyệnbản thân, động cơ phấn đấu trở thành người sĩ quan, đảng viên, người giáoviên KHXH&NV trong quân đội; có nhận thức đúng đắn về vị trí, vai trò của
kỷ luật và việc nâng cao YTKL Bởi vậy, quá trình học tập, công tác, rènluyện học viên đào tạo giáo viên KHXH&NV ngày càng có ý thức tốt hơn,trách nhiệm cao hơn về việc học tập nâng cao trình độ mọi mặt Đặc biệt làchủ động nghiên cứu nắm chắc các nội dung về pháp luật Nhà nước, kỷ luậtquân đội, quy định của Nhà trường và đơn vị, có ý thức tự giác trong tự giáodục, tự rèn luyện nâng cao ý thức chấp hành kỷ luật, hình thành thói quen,hành vi ứng xử chuẩn mực, phù hợp với điều lệnh, điều lệ trong quân đội, quyđịnh của Nhà trường và đơn vị, nội dung này được thể hiện rất rõ trong quátrình học tập, rèn luyện luôn tích cực và chủ động chấp hành nghiêm các quyđịnh của Nhà trường trên các mặt công tác, nêu cao tinh thần đấu tranh phê
Trang 30bình và tự phê bình với những hành vi vi phạm kỷ luật, tự do tùy tiện trongviệc thực hiện các chế độ, nền nếp quy định của Nhà trường và đơn vị.
Bốn là, môi trường kỷ luật tự giác, nghiêm minh ở Nhà trường, đơn vị quản lý học viên đào tạo giáo viên khoa học xã hội và nhân văn tác động tích cực đến quá trình nâng cao ý thức kỷ luật của học viên đào tạo giáo viên khoa học xã hội và nhân văn.
Môi trường kỷ luật tự giác nghiêm minh luôn có ảnh hưởng tích cựcđến quá trình nâng cao YTKL của học viên đào tạo giáo viên KHXH&NV,tác động trực tiếp và xuyên suốt trong quá trình học tập, rèn luyện của họ Bởivậy, trong thời gian qua Trường Sĩ quan Chính trị, Tiểu đoàn 7 đã thườngxuyên củng cố, xây dựng môi trường sư phạm lành mạnh, có văn hóa, giữnghiêm các chế độ nền nếp theo quy định, tạo điều kiện cho học viên nângcao ý thức chấp hành kỷ luật Vì vậy, đa số học viên đều có lối sống lànhmạnh, giản dị, ý thức tổ chức kỷ luật tương đối tốt, mạnh dạn đóng góp ý kiếnxây dựng đơn vị, góp phần giữ nghiêm kỷ luật đơn vị, không bao che, thỏahiệp với những biểu hiện sai trái Duy trì chặt chẽ các chế độ ngày, tuần, quyđịnh về mang mặc trang phục, xưng hô chào hỏi theo đúng điều lệnh Ngoài
ra đơn vị còn thường xuyên tổ chức các “sân chơi” lành mạnh, bổ ích như vănhóa, văn nghệ, thể dục thể thao, câu lạc bộ văn học nghệ thuật, câu lạc bộtiếng Anh,… qua đó không ngừng hoàn thiện phẩm chất, năng lực và trình độcủa học viên, người giáo viên KHXH&NV tương lai trong quân đội
1.2.2 Khuyết điểm, hạn chế và nguyên nhân