* Những hạn chế, khuyết điểm
Một là, một số học viên đào tạo giáo viên khoa học xã hội và nhân văn nhận thức, trách nhiệm, niềm tin, ý chí, quyết tâm trong chấp hành kỷ luật chưa tốt.
Thực tế cho thấy vẫn còn một số học viên đào tạo giáo viên KHXH&NV có nhận thức chưa đúng đắn về vị trí, vai trị và ý nghĩa của việc
chấp hành kỷ luật, chưa nêu cao được tinh thần trách nhiệm, ý thức tự giác trong việc chấp hành kỷ luật. Trong thời gian qua tại Tiểu đoàn 7 một số thời điểm vẫn cịn xảy ra tình trạng vi phạm như: lễ tiết tác phong không đảm bảo, uống rượu, bia say, sử dụng điện thoại di động sai quy định, mất an tồn khi tham gia giao thơng,... làm ảnh hưởng khơng nhỏ đến chất lượng hồn thành nhiệm vụ của Tiểu đoàn và từng cá nhân học viên đào tạo giáo viên KHXH&NV. Qua kết quả điều tra nhận thức về việc nâng cao YTKL của học viên đào tạo giáo viên KHXH&NV ở Trường SQCT có 21/200 = 10,5% ý kiến cho rằng mức độ nhận thức của học viên ở mức trung bình. Điều tra về nâng cao YTKL của học viên đào tạo giáo viên KHXH&NV có vai trị quan trọng như thế nào vẫn còn 05/200 = 2,5% học viên cho rằng không quan trọng. Qua điều tra về nguyên nhân dẫn tới vi phạm kỷ luật có 140/200 = 70% cho rằng do tính tích cực, chủ động của học viên chưa cao [phụ lục].
Hai là, phát huy vai trò của một số cấp ủy, cán bộ chủ trì các cấp trong việc lãnh đạo, giáo dục, quản lý nâng cao ý thức kỷ luật cho học viên đào tạo giáo viên khoa học xã hội và nhân văn còn hạn chế.
Việc phát huy vai trị của cấp ủy, cán bộ chủ trì quản lý học viên các cấp trong việc lãnh đạo, giáo dục, quản lý nâng cao ý thức kỷ luật của học viên đào tạo giáo viên KHXH&NV đơi khi cịn hạn chế, một số đồng chí cán bộ đại đội nhận thức chưa đúng đắn, còn đơn giản trong suy nghĩ dẫn đến chưa phát huy được tính tích cực chủ động, sáng tạo trong việc tuyên truyền, giáo dục nâng cao YTKL cho học viên; tinh thần trách nhiệm chưa cao, cịn biểu hiện ngại khó, ngại đổi mới, chưa sâu sát tỷ mỷ trong cơng tác lãnh đạo, quản lí và rèn luyện học viên. Khả năng phát hiện những vấn đề nảy sinh dẫn đến vi phạm kỷ luật còn hạn chế, chưa nắm bắt kịp thời tâm tư, tình cảm, dấu hiệu vi phạm kỷ luật của học viên. Trong một số trường hợp vi phạm, xử lí cịn chưa kiên quyết, chưa mang tính giáo dục răn đe, nặng về hình thức làm
cho việc nâng cao YTKL của học viên chưa đi vào thực chất. Điều này được biểu hiện qua chất lượng đánh giá tổ chức đảng, đánh giá cán bộ. Năm 2014 - 2015 Đảng bộ Tiểu đồn 7 có 4/8 tổ chức đảng chưa đạt trong sạch vững mạnh, có đồng chí cán bộ đại đội còn vi phạm kỷ luật bị xử lý khiển trách [25, tr.5]. Qua điều tra về mức độ chấp hành kỷ luật của học viên đào tạo giáo viên KHXH&NV cịn có 6/200 = 3% học viên cho rằng ở mức trung bình, 2/200 = 1% học viên cho rằng cịn hạn chế [phụ lục].
Ba là, hiện tượng vi phạm kỷ luật của học viên đào tạo giáo viên khoa học xã hội và nhân văn vẫn diễn ra và có xu hướng gia tăng.
Kết quả đánh giá chất lượng thực hiện nhiệm vụ qua từng năm học, học kỳ cho thấy hiện tượng vi phạm kỷ luật của học viên đào tạo giáo viên khoa học xã hội và nhân văn đã và đang diễn ra có xu hướng tăng. Biểu hiện rất rõ là chưa gương mẫu trong việc chấp hành các quy định của Nhà trường và đơn vị, thường xuyên bị phê bình và nhắc nhở, tính đấu tranh phê bình và tự phê bình cịn hạn chế, một số học viên chưa hình thành được kỹ năng, thói quen chấp hành kỷ luật. Qua các năm học 2014 - 2015, 2015 – 2016. Năm học 2014 - 2015: Kết quả rèn luyện có 12/221 = 5,42% học viên rèn luyện khá, 01/221 = 0,4% rèn luyện trung bình, cảnh cáo buộc thơi học 04 trường hợp [25, tr.4]. Năm học 2015 - 2016: kết quả rèn luyện khá có 05/225 = 2,12% học viên, 05/225 = 2,12% học viên rèn luyện trung bình, cảnh cáo buộc thơi học 03 học viên, khiển trách 06 học viên, mất an tồn khi tham gia giao thơng 03 học viên, số lỗi vi phạm hành chính là 88 lỗi [26, tr.5].
* Nguyên nhân hạn chế, khuyết điểm
Một là, nhận thức, tinh thần trách nhiệm, của một số cán bộ, giảng viên về kỷ luật và nâng cao ý thức kỷ luật cho học viên đào tạo giáo viên khoa học xã hội và nhân văn còn hạn chế.
Đội ngũ cán bộ, giảng viên là lực lượng trực tiếp quản lí, giáo dục, rèn luyện và duy trì chấp hành kỷ luật của học viên, do vậy họ có ảnh hưởng rất
lớn đến chất lượng nâng cao ý thức kỷ luật của học viên đào tạo giáo viên KHXH&NV. Tuy nhiên trong thời gian qua vẫn còn một số các bộ quản lí có nhận thức cịn giản đơn, chưa thực sự đúng đắn, chưa quan tâm sâu sát trong quá trình giáo dục, rèn luyện nâng cao ý thức kỷ luật của học viên đào tạo giáo viên KHXH&NV. Công tác, kiểm tra đôn đốc, rút kinh nghiệm vẫn còn chưa được thường xuyên tiến hành dẫn đến chất lượng nâng cao YTKL của học viên còn chưa cao. Một số giảng viên chưa quan tâm lồng ghép nội dung của bài giảng với tuyên truyền, giáo dục tư tưởng, định hướng hành động và nâng cao YTKL cho học viên. Cá biệt có giảng viên nhận thức khơng đúng khi cho rằng việc quản lý, giáo dục rèn luyện kỷ luật của học viên là nhiệm vụ riêng của cán bộ quản lý học viên. Qua điều tra về nguyên nhân dẫn tới những khuyết điểm, hạn chế trong việc nâng cao YTKL của học viên đào tạo giáo viên KHXH&NV có 10/ 200 = 5% ý kiến cho rằng do ý thức, thái độ, trách nhiệm tổ chức hoạt động thực tiễn của đội ngũ cán bộ, giảng viên của Nhà trường còn hạn chế [phụ lục].
Hai là, tính chủ động, năng lực lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức nâng cao ý thức kỷ luật của một số đơn vị, cán bộ quản lý, nhất là trong đổi mới nội dung, hình thức, phương pháp cịn hạn chế.
Ở một số đại đội đã có sự đổi mới nội dung, hình thức, nhưng chưa thường xun và tính đồng bộ chưa cao, đơi khi cịn chưa phù hợp với thực tiễn.Tính chủ động, năng lực lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức các hoạt động thực tiễn nâng cao YTKL cho học viên còn hạn chế, biểu hiện là sự qua loa đại khái, nặng tính hình thức, “hành chính hóa”, khơ khan cứng nhắc trong xác định nội dung, hình thức, biện pháp nâng cao YTKL. Cịn chậm đổi mới nội dung, hình thức, biện pháp nâng cao YTKL của học viên đào tạo giáo viên KHXH&NV dẫn đến chất lượng nâng cao YTKL của học viên chưa cao, nên vẫn xảy ra hiện tượng vi phạm kỷ luật nhiều. Kết quả điều tra 10/ 200 = 5% ý
kiến cho rằng năng lực, trình độ của chủ thể trong nâng cao YTKL của học viên đào tạo giáo viên còn hạn chế. Kết quả điều tra về sự đổi mới, nội dung, hình thức, biện pháp nâng cao YTKL có 20/200 = 10% ý kiến học viên cho rằng nội dung, hình thức, phương pháp cịn chưa phù hợp [phụ lục].
Ba là, một số học viên đào tạo giáo viên khoa học xã hội và nhân văn phát huy tính tích cực, tinh thần tự giác trong tự nâng cao ý thức kỷ luật cịn hạn chế.
Trong q trình thực hiện các nhiệm vụ có thể thấy, một số học viên đào tạo giáo viên KHXH&NV có nhận thức, tinh thần thái độ trách nhiệm cịn chưa tốt, chưa thường xuyên trau dồi kiến thức, phương pháp tác phong, tính gương mẫu trong rèn luyện, chấp hành kỷ luật và đấu tranh tự phê bình và phê bình cịn hạn chế, vẫn cịn biểu hiện nể nang, né tránh, ngại va chạm, dẫn đến chưa thẳng thắn đánh giá đúng tính chất, mức độ vi phạm của đồng đội khi họ mắc khuyết điểm. Chưa mạnh dạn chỉ ra nguyên nhân, biện pháp khắc phục cho học viên vi phạm nhận thức đầy đủ và rõ hành vi, tính chất, mức độ vi phạm của mình để có phương hướng khắc phục trong thời gian học tập cơng tác,cịn giản đơn trong nhận thức về việc chấp hành kỷ luật của Nhà trường và đơn vị dẫn đến kết quả chấp hành kỷ luật của đơn vị chưa cao. Qua điều tra có 140/200 = 70% ý kiến cho rằng tính tích cực, chủ động của học viên trong tự nâng cao YTKL còn chưa được phát huy cao [phụ lục].
Bốn là, phát huy vai trị, tác dụng mơi trường văn hóa, kỷ luật trong nâng cao ý thức kỷ luật của học viên đào tạo giáo viên khoa học xã hội và nhân văn có lúc cịn hạn chế.
Trong thời gian qua, Nhà trường đã rất quan tâm xây dựng mơi trường văn hóa sư phạm tốt đẹp, lành mạnh, chú trọng xây dựng môi trường sống, làm việc khang trang, sạch đẹp, đơn vị có bầu khơng khí dân chủ, đồn kết,
tương trợ giúp đỡ lẫn nhau. Đây là yếu tố rất quan trọng, tạo môi trường xã hội thuận lợi để giáo dục, rèn luyện, nâng cao ý thức kỷ luật cho học viên đào tạo giáo viên KHXH&NV. Tuy nhiên môi trường kỷ luật chưa thường xuyên tạo được dư luận tích cực đối với việc chấp hành kỷ luật, còn chưa thực sự mạnh dạn trong đấu tranh phê bình, tự phê bình. Các chế độ nền nếp hàng ngày, hàng tuần cịn chưa duy trì chặt chẽ, nghiêm túc nhất là trong những giờ nghỉ, ngày nghỉ. Việc mang mặc lễ tiết tác phong của qn nhân đơi khi cịn chưa đúng quy định, chưa thống nhất, xưng hô chào hỏi theo điều lệnh chưa tốt và chưa thành nền nếp. Lãnh đạo, chỉ huy tiểu đoàn, đại đội phát hiện chưa kịp thời và xử lý chưa nghiêm một số hiện tượng vi phạm kỷ luật. Một số đồng chí cán bộ trong việc xử lý các vụ việc vi phạm cịn nặng về hình thức, chưa có tính răn đe và tính giáo dục cao. Trong các ngày nghỉ, giờ nghỉ chưa tạo được nhiều sân chơi bổ ích lành mạnh thu hút học viên tự giác tham gia.
Kết luận chương 1
YTKL của học viên đào tạo giáo viên KHXH&NV ở Trường SQCT là tổng thể những tri thức, tình cảm, niềm tin, thái độ và ý chí của họ đối với kỷ luật, biểu hiện ở thái độ, quyết tâm, sự tự giác chấp hành pháp luật của Nhà nước, kỷ luật của quân đội, quy định của Nhà trường và đơn vị của chính đội ngũ này. Nâng cao YTKL của học viên đào tạo giáo viên KHXH&NV ở trường SQCT là những hoạt động tích cực, chủ động của chủ thể từ đó giúp hình thành và phát triển tri thức, niềm tin, thái độ và ý chí quyết tâm chấp hành kỷ luật hồn thành mục tiêu, yêu cầu đào tạo trở thành người giáo viên KHXH&NV.
Muốn cho hoạt động nâng cao YTKL của học viên đào tạo giáo viên KHXH&NV đạt chất lượng cao các chủ thể cần đánh giá đúng đặc điểm học viên đào tạo giáo viên KHXH&NV, vận dụng đồng bộ các tiêu chí đánh giá
khách quan, toàn diện, khoa học về thực trạng nâng cao YTKL của học viên đào tạo giáo viên KHXH&NV. Từ đó làm cơ sở khoa học để đưa ra các giải pháp đúng đắn, phù hợp nâng cao YTKL của học viên đào tạo giáo viên KHXH&NV, góp phần nâng cao chất lượng xây dựng chính quy, rèn luyện kỷ luật của Nhà trường.
Chương 2