khoa học xã hội và nhân văn trong tự nâng cao ý thức kỷ luật
trong nâng cao YTKL của học viên đào tạo giáo viên KHXH&NV. Nó phản ánh phương châm và mục đích của q trình giáo dục đào tạo nói chung, q trình nâng cao YTKL nói riêng. Đó là q trình biến giáo dục thành quá trình tự giáo dục, biến quá trình nâng cao YTKL thành quá trình tự nâng cao YTKL. Nếu thực hiện được như vậy thì quá trình giáo dục, quá trình nâng cao YTKL sẽ đạt được chất lượng và hiệu quả cao. Bởi lẽ học viên là đối tượng trực tiếp tiếp nhận các nội dung nâng cao YTKL từ các chủ thể, đồng thời là một chủ thể năng động, sáng tạo tự quyết định chất lượng nâng cao YTKL của chính bản thân họ. Phát huy tính tích cực tự giác của học viên là những hoạt động có mục đích, có ý thức nhằm tự điều chỉnh hành vi của bản thân đáp ứng mục tiêu, yêu cầu đào tạo, đáp ứng yêu cầu nâng cao YTKL. Nếu học viên có ý thức tích cực, tự giác trong nâng cao YTKL thì họ sẽ ln chủ động trong q trình tiếp nhận thơng tin, biến nội dung của các chủ thể khác thành nội dung của mình thì hoạt động tự nâng cao YTKL của họ sẽ đạt chất lượng tốt. Ngược lại, nếu học viên khơng có tính tích cực, tự giác trong việc nâng cao YTKL họ sẽ tiếp nhận và xử lí các nội dung của các chủ thể khác một cách trì trệ, ln thụ động, khơng sáng tạo làm cho chất lượng tự nâng cao YTKL đạt kết quả thấp.
Thực tế cho thấy việc phát huy tính tích cực, tự giác của học viên đào tạo giáo viên KHXH&NV trong nâng cao YTKL thời gian qua được cấp ủy, chỉ huy các cấp trong Nhà trường rất quan tâm. Tuy nhiên bên cạnh những học viên có ý thức, tinh thần tích cực, tự giác cao trong nâng cao YTKL thì vẫn cịn nhiều học viên chưa tích cực, tự giáo dục, tự rèn luyện, vẫn cịn biểu hiện buông lỏng bản thân, không thường xuyên tự tu dưỡng, tự rèn luyện dẫn tới vi phạm kỷ luật, quy định. Do đó, vấn đề phát huy tính tích cực, tự giác của học viên là vấn đề rất cần thiết trong nâng cao YTKL của học viên đào tạo giáo viên KHXH&NV hiện nay.
Để phát huy tính tích cực, tự giác của học viên đào tạo giáo viên khoa học xã hội và nhân văn trong tự nâng cao ý thức kỷ luật đòi hỏi thực hiện tốt một số biện pháp sau:
Thường xuyên giáo dục nâng cao nhận thức về vị trí, vai trị, tầm quan trọng, ý nghĩa, nội dung, hình thức, biện pháp của hoạt động nâng cao YTKL của học viên đào tạo giáo viên KHXH&NV. Quán triệt sâu sắc về mục tiêu, yêu cầu, mơ hình đào tạo, xu hướng, trách nhiệm, tinh thần yêu nghề, gắn bó với nghề. Thường xuyên tuyên truyền, quán triệt đường lối, quan điểm của Đảng, pháp luật của Nhà nước, điều lệnh quân đội, quy định của Nhà trường, đơn vị. Kết hợp giáo dục làm cho học viên nhận thức rõ quyền lợi và nghĩa vụ, trách nhiệm. Tích cực tạo ra nhu cầu tự giáo dục, tự rèn luyện, xây dựng động cơ tinh thần, thái độ trách nhiệm cao cho mỗi học viên.
Phát huy tính linh hoạt, sáng tạo của lãnh đạo, chỉ huy các cấp, các khoa giáo viên trong việc đưa các nội dung nâng cao YTKL, đa dạng hóa các hình thức giáo dục thơng qua sách báo, tranh ảnh, bảng tin, băng rôn, khẩu hiệu, các buổi sinh hoạt, tọa đàm, trao đổi, văn hóa, văn nghệ, thể thao, tạo ra bầu khơng khí dân chủ cởi mở, gần gũi, qua đó nâng cao nhận thức, bồi dưỡng tình cảm, niềm tin cho học viên. Đẩy mạnh các hoạt động thực tiễn và đưa học viên vào tham gia, qua đó khơng ngừng củng cố, nâng cao hệ thống tri thức, niềm tin, thói quen hành vi, ứng xử kỷ luật, tự giác,nghiêm minh. Đồng thời rèn luyện bản lĩnh, ý chí kiên trì, bền bỉ khắc phục mọi khó khăn chấp hành nghiêm kỷ luật cho họ.
Kết hợp chặt chẽ giữa giáo dục, thuyết phục với hành chính, cưỡng bức, bắt buộc duy trì nghiêm kỷ luật. Đây là những biện pháp thực sự cần thiết bởi vì đạt đến sự tự ý thức cao trong nâng cao YTKL là cả một quá trình dài mà người học viên cần phải tích lũy dần dần. Do vậy cần có những biện
pháp giáo dục thích hợp để nhằm chuyển biến nhận thức, thái độ trách nhiệm của học viên theo hướng tích cực, khơng lệch lạc đi trái với các khuôn mẫu về kỷ luật của quân đôi, quy định của Nhà trường và đơn vị.
Xây dựng môi trường kỷ luật quân sự lành mạnh, phát huy cao tính dân chủ, tinh thần phê bình và tự phê bình trong học tập và cơng tác tạo điều kiện thuận lợi để học viên có thể chủ động tự giáo dục, tự rèn luyện. Cán bộ lãnh đạo chỉ huy các cấp cùng với các khoa giáo viên chú trọng công tác kiểm tra, giám sát, đánh giá kết quả chấp hành kỷ luật của học viên hành tuần, hàng tháng, hàng quý và cả năm học, có sự phân loại rèn luyện rõ ràng đểviên học có biện pháp tự giáo dục, tự rèn luyện phù hợp. Đội ngũ cán bộ, giảng viên phải thực sự gương mẫu trong lời nói và việc làm, trong chấp hành kỷ luật, là tấm gương để học viên tự giác học tập, noi theo.
Chú trọng đến biện pháp nêu gương, khen thưởng, khuyến khích vật chất và tinh thần, kết hợp với phê bình, xử lý kỷ luật. Nếu nêu gương, khen thưởng, động viên sẽ làm chuyển biến tích cực trong nhận thức, là nhân tố kích thích, động viên, khích lệ học viên chấp hành tốt kỷ luật thì xử lý kỷ luật lại là hình thức giúp học viên tự điều chỉnh hành vi của mình khi vi phạm. Qua đó nhân rộng được nhiều điển hình tiến tiến trong việc nâng cao ý thức tự giác chấp hành kỷ luật và răn đe, kiểm điểm những học viên vi phạm kỷ luật, kịp thời ngăn chăn các học viên có biểu hiện vi phạm kỷ luật.