Thực trạng về kỹ năng giảng dạy, phương pháp giảng dạy và năng lực sư phạm và năng lực sử dụng

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ - Nâng cao chất lượng giảng viên tại Trường Bồi dưỡng cán bộ ngân hàng (Trang 80)

sư phạm và năng lực sử dụng phương tiện kỹ thuật của giảng viên

Một trong hai bộ phận giảng viên đang giảng dạy tại TBD là các giảng viên kiêm chức. Bên cạnh công tác giảng dạy tại trường, họ còn kiêm nhiệm các nhiệm vụ khác nhau liên quan đến lĩnh vực tài chính, ngân hàng tại các Vụ, Cục, các đơn vị khác nhau thuộc NHNN. Trước khi trở thành giảng viên của Trường, đứng lớp và giảng dạy nghiệp vụ ngân hàng cho các học viên, họ là những cán bộ, các chuyên gia đầu ngành với bề dày kinh nghiệm trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng. Tuy nhiên, hầu hết trong số họ chưa hề được đào tạo về kỹ năng sư phạm, về phương pháp giảng dạy… Do đó, kỹ năng và phương pháp sư phạm của đa số GVKC chưa đáp ứng được yêu cầu. Công tác bồi dưỡng kỹ năng giảng dạy, phương pháp sư phạm của trường dành cho các giảng viên cũng đã bước đầu triển khai nhưng chưa thực sự bài bản và

đúng tầm. Chính vì chưa hề được đào tạo bài bản về nghiệp vụ sư phạm nên việc áp dụng các phương pháp khác nhau vào việc giảng dạy đối với các GVKC chưa thực sự linh hoạt và phù hợp.

Nguồn giảng viên giảng dạy tại TBD là nguồn nhân lực chất lượng cao, được chọn lọc kỹ. Thực tế, các đối tượng giảng viên này đều là các cán bộ có học hàm, học vị tại các cơ sở đào tạo, các cán bộ chuyên môn sâu, các cán bộ cấp cao tại các Vụ, Cục, đơn vị thuộc NHNN hoặc các chuyên gia đầu ngành của các tổ chức tài chính, tín dụng khác. Nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển nhanh của nền kinh tế, các giảng viên của trường đều đã trang bị cho mình những kiến thức cần thiết về công nghệ thông tin, ứng dụng các thiết bị, công nghệ hiện đại vào công việc và giảng dạy.

Qua chọn mẫu phỏng vấn 100 đối tượng học viên về mức độ hài lòng của họ đối với kỹ năng giảng dạy, phương pháp giảng dạy, năng lực sư phạm và năng lực sử dụng phương tiện kỹ thuật của các giảng viên TBD, có thể thấy điểm mạnh và điểm yếu trong kỹ năng, phương pháp giảng dạy, năng lực sư phạm và năng lực sử dụng phương tiện kỹ thuật của các giảng viên TBD như sau:

Điểm mạnh:

Mặc dù, một bộ phận không nhỏ giảng viên của Trường không phải là các giảng viên hiện đang tham gia công tác giảng dạy tại các trường đại học, cao đẳng, các cơ sở đào tạo khác và cũng chưa từng được đào tạo chuyên sâu về nghiệp vụ sư phạm nhưng các giảng viên của TBD đều có một điểm chung đó là lòng yêu nghề, gắn bó và tâm huyết với sự nghiệp giảng dạy tại Trường. Bất chấp những kỹ năng còn thiếu, người giảng viên luôn sẵn sàng tư vấn, giúp đỡ các học viên trong việc tìm ra phương pháp học hiệu quả nhất, làm sao để gắn tư duy vào thực tiễn…Xuyên suốt thời gian đứng lớp các khóa bồi dưỡng, giảng viên luôn khuyến khích các học viên nêu câu hỏi đối với các vấn đề chưa

rõ, còn khúc mắc để từ đó, xóa bỏ rào cản trên con đường truyền thụ kiến thức tới học viên. Ở nội dung này, mức độ hài lòng của học viên đối với các giảng viên được xác định ở mức cao (điểm trung bình 3,86 điểm/5 điểm)

Các giảng viên của TBD có năng lực giao tiếp sư phạm tốt. Thái độ tích cực, thân thiện của các giảng viên luôn là động lực để các học viên cảm thấy thoải mái tiếp thu kiến thức và trao đổi kinh nghiệm. Khi được phỏng vấn về kỹ năng này của các giảng viên TBD, các học viên đều tỏ ra hài lòng và đưa ra mức điểm đánh giá cao (3,95 điểm/5 điểm).

Bắt kịp với xu hướng hiện đại hóa của đất nước, các giảng viên tham gia giảng dạy tại TBD cũng kịp trang bị cho mình những kiến thức từ cơ bản đến nâng cao liên quan đến việc sử dụng các phương tiện, thiết bị hỗ trợ việc giảng dạy. Hiện có 100% giảng viên áp dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy, sử dụng các bài giảng điện tử trong giờ giảng. Các giảng viên soạn bài giảng điện tử và ứng dụng công nghệ thông tin hỗ trợ trong giảng dạy đạt chất lượng tốt. Các phương tiện giảng dạy đều được các giảng viên sử dụng thành thạo góp phần thúc đấy cho hoạt động giảng dạy thêm sinh động và hiệu quả. Nhìn chung, các học viên đều cực kỳ hài lòng với khả năng nắm bắt và ứng dụng công nghệ hiện đại trong giảng dạy của các giảng viên. Điểm trung bình liên quan tới nội dung phản ánh trình độ tin học, công nghệ của giảng viên đều đạt mức rất cao (trung bình 4,21 điểm và 4,23 điểm/5 điểm)

Điểm yếu:

GVKC tham gia giảng dạy tại TBD bao gồm nhiều đối tượng khác nhau từ các giảng viên kiêm chức là các cán bộ, công chức của các Vụ, Cục, đơn vị thuộc NHNN đến các đối tượng là các lãnh đạo các tổ chức tài chính, tín dụng lớn trong cả nước và các giảng viên thuê ngoài khác. Ngoài đối tượng là giảng viên các trường đại học, các cơ sở đào tạo khác thì phần lớn các giảng viên của TBD chưa hề được đào tạo bài bản về kỹ năng sư phạm,

nghiệp vụ sư phạm. Bởi vậy, đánh giá phản hồi của học viên đối với nội dung kỹ năng giảng dạy, phương pháp giảng dạy và năng lực sư phạm của giảng viên TBD hầu hết là ở mức thấp (điểm trung bình hầu hết đạt mức trung bình và trung bình khá).

Một nội dung được đánh giá là điểm hạn chế nổi bật trong kỹ năng sư phạm của giảng viên TBD là khả năng giúp các học viên hình thành kĩ năng thực hành cần thiết trong nghề nghiệp. Các học viên tham gia các khóa bồi dưỡng của TBD hầu hết chưa hài lòng với kỹ năng này của các giảng viên TBD và chỉ đánh giá kĩ năng sư phạm này của giảng viên TBD ở mức trung bình (3,19 điểm/5 điểm). Điều này dễ hiểu bởi chính đặc điểm cơ cấu giảng viên TBD. Các giảng viên vốn là giảng viên từ các trường đại học, cơ sở đào tạo khác thì nặng tính lý thuyết. Các GVKC hay các giảng viên đến từ các tổ chức tài chính tín dụng khác thì mặc dù có kinh nghiệm nhưng chưa có phương pháp truyền tải và hình thành kỹ năng thực hành cho học viên.

Cũng do chưa được đào tạo bài bản về kỹ năng sư phạm nên năng lực hiểu biết học viên cũng như năng lực cảm hóa học viên của các giảng viên TBD không được đánh giá cao. Cả hai nội dung này đểu chỉ nhận được đánh giá trung bình khá với số điểm trung bình là 3,48 điểm/5 điểm và 3,38 điểm/5 điểm.

Phần lớn các khóa học của Trường được thực hiện theo phương pháp đào tạo “truyền thống”. Theo phương pháp này, việc đào tạo diễn ra theo các lớp học tập trung, giảng viên thường độc thoại trên bục giảng và chưa có sự tương tác cao giữa các đối tượng tham gia đào tạo… Trong các khóa bồi dưỡng, phương pháp giảng dạy mà các giảng viên lựa chọn áp dụng hầu hết chưa tích cực, chưa có sức hấp dẫn và lôi cuốn các học viên (tiêu chí này chỉ được đánh giá trung bình khá với số điểm trung bình 3,41 điểm/5 điểm).Các phương pháp đào tạo mới, hiện đại nhằm đảm bảo giao tiếp, thảo luận qua lại, có sự tương tác mạnh giữa các thành viên trong khi học chỉ mới đang được thực hiện ở mức thấp và mang tính cá biệt. Hầu hết giảng viên chưa được

đánh giá cao trong việc nâng cao kỹ năng phân tích, tổng hợp, kỹ năng thuyết trình, thảo luận nhóm cho các học viên. Khi đánh giá việc áp dụng phương pháp giảng dạy này, ý kiến chung cho rằng, tiêu chí này mới đạt mức trung bình khá, 3,38 điểm bình quân /5 điểm.

Đối với một số chuyên đề, bài giảng, mối quan hệ giữa giảng viên và học viên hầu như chỉ dừng lại ở mức thầy giảng, trò nghe. Kiến thức trong chuyên đề hầu như được truyền đi một chiều, chưa có sự phản hồi từ phía học viên. Nghĩa là các kiến thức, các thông tin hoàn toàn là do người giảng viên truyền đạt dựa trên kinh nghiệm, kiến thức cũng như ý kiến của người giảng viên. Các kiến thức truyền tải từ phía giảng viên nghiễm nhiên được công nhận là đúng mà chưa có sự đánh giá trao đổi qua lại một cách khách quan từ phía các học viên. Các học viên chưa được nêu câu hỏi và bày tỏ quan điểm riêng về các vấn đề của chuyên đề. Hầu hết các chuyên đề kết thúc mà không có những câu hỏi để học viên tự tư duy, tìm tòi, lật đi lật lại các vấn đề. Do đó, hiệu quả giảng dạy chưa thực sự đạt mức cao. Nhiều giảng viên cũng chưa có kĩ năng thích hợp để khuyến khích các học viên tranh luận về vấn đề đào tạo. Mà điều này lại vô cùng cần thiết trong việc giúp học viên hiểu sâu hơn, nhớ lâu hơn về các kiến thức được truyền thụ. Nhìn chung, đánh giá của học viên đối với các kỹ năng này của người giảng viên chưa cao (điểm trung bình từ 3,38 -3,47 điểm/5 điểm).

Nội dung giảng viên hướng dẫn hiệu quả và thúc đẩy việc tự tìm tòi, nghiên cứu của học viên được đánh giá ở mức khá (điểm trung bình 3,56 điểm/5 điểm). Các giảng viên đã có đầu tư đưa các mô hình/hình ảnh minh họa cho phù hợp với nội dung của bài giảng chuyên đề nhưng kỹ năng này vẫn chưa được học viên đánh giá cao (điểm trung bình 3,58 điểm/5 điểm).

Bảng 2.4 Ý kiến đánh giá về trang bị kỹ năng, phương pháp giảng dạy, năng lực sư phạm và năng lực sử dụng phương tiện kỹ thuật của giảng viên

Số ý kiến

1 2 3 4 5 Điểm

trả lời 1. Về trang bị kỹ năng cho học viên

1.1 Giảng viên giúp học viên hình thành các kỹ năng thuyết trình, thảo luận nhóm,

phân tích tổng hợp 80 5 27 41 7 0 3,38 1.2 Giảng viên giúp học viên hình thành

các kỹ năng thực hành cần thiết trong

nghề nghiệp 78 4 14 54 5 1 3,19

2. Phương pháp giảng dạy

2.1 Giảng viên áp dụng phương pháp giảng dạy tích cực, có sức hấp dẫn và lôi cuốn học viên

80 3 33 38 6 0 3,41 2.2 Giảng viên khuyến khích lối tư duy độc

lập của học viên 79 5 23 49 3 0 3,38 2.3 Giảng viên luôn sẵn sàng tư vấn, giúp đỡ

học viên tiếp thu kiến thức 80 7 55 18 0 0 3,86 2.4 Giảng viên hướng dẫn hiệu quả và

thúc đẩy việc tự tìm tòi, nghiên cứu của học viên

79 7 33 38 2 0 3,56 2.5 Giảng viên khuyến khích học viên

nêu câu hỏi và bày tỏ quan điểm riêng về các vấn đề của chuyên đề

78 6 29 39 4 0 3,47 2.6 Giảng viên thường nêu vấn đề để học

viên suy nghĩ, tranh luận 80 10 12 56 2 0 3,38 2.7 Các mô hình/hình ảnh minh họa phù hợp

với nội dung bài giảng chuyên đề 79 12 24 41 2 0 3,58

3. Khả năng sử dụng phương tiện kỹ thuật

3.1 Giảng viên soạn bài giảng điện tử và ứng dụng công nghệ thông tin hỗ trợ

trong giảng dạy đạt chất lượng tốt 80 28 41 11 0 0 4,21 3.2 Giảng viên sử dụng thành thạo các

phương tiện giảng dạy (máy chiếu, máy tính…)

80 30 38 12 0 0 4,23

4. Năng lực sư phạm

4.1 Năng lực hiểu học viên tốt 77 7 23 47 0 0 3,48 4.2 Năng lực cảm hóa học viên tốt 80 6 20 52 2 0 3,38 4.3 Năng lực giao tiếp sư phạm tốt, thái

độ của giảng viên giảng dạy thân thiện, cởi mở đối với học viên

80 13 50 17 0 0 3,95

(Nguồn: Kết quả điều tra khảo sát của tác giả năm 2014)

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ - Nâng cao chất lượng giảng viên tại Trường Bồi dưỡng cán bộ ngân hàng (Trang 80)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(142 trang)
w