Kiến nghị với đội ngũ giảng viên tham gia giảng dạy tại TBD

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ - Nâng cao chất lượng giảng viên tại Trường Bồi dưỡng cán bộ ngân hàng (Trang 126)

Một là, kiến nghị các giảng viên khi tham gia giảng dạy các khóa đào tạo, bồi dưỡng tại TBD luôn ý thức trách nhiệm với vị trí, công việc mà mình được giao phó. Các giảng viên cần nghiên cứu kĩ nội dung mình sẽ giảng để soạn giáo án, nội dung giảng dạy cho phù hợp với đối tượng học viên và đáp ứng được mục tiêu của khóa học.

Hai là, trên cơ sở mục tiêu và đối tượng tham dự của từng khóa đào tạo, bồi dưỡng cụ thể, kiến nghị các giảng viên nghiên cứu, áp dụng các phương pháp giảng dạy phù hợp khác nhau. Đồng thời, kiến nghị các giảng viên thường xuyên tìm tòi, thử nghiệm và áp dụng các phương pháp giảng dạy tiên tiến nhằm truyền đạt kiến thức tới các học viên một cách hiệu quả nhất, dễ hiểu nhất.

Ba là, kiến nghị các giảng viên tuân thủ nghiêm ngặt quy trình giảng dạy cũng như các quy định giảng dạy của TBD bao gồm thời gian lên lớp, tác phong của người giảng viên, thái độ của người giảng viên khi đứng lớp, soạn giáo án đầy đủ, nội dung giáo án phong phú,, sâu sắc, nghiêm túc nghiên cứu các tài liệu tham khảo phục vụ công tác giảng dạy, nhiệt tinh giải đáp thắc mắc của học viên khi được yêu cầu.

KẾT LUẬN

Quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và xu thế hội nhập kinh tế quốc tế đặt ra yêu cầu các trường đại học phải thích ứng một cách linh hoạt và chủ động để cạnh tranh và phát triển. Điều này đặt ra nhiệm vụ to lớn cho công tác đào tạo để cung cấp nguồn nhân lực có trình độ.

Đối với các Trung tâm đào tạo, Trường đào tạo cán bộ của các Ngành nói chung và Trường Bồi dưỡng cán bộ ngân hàng nói riêng, việc nâng cao chất lượng đào tạo bồi dưỡng trở lên cấp bách hơn bao giờ hết. Vì vậy, việc

nâng cao chất lượng giảng dạy của đội ngũ giảng viên nhằm đảm bảo cho việc thực hiện nhiệm vụ theo mục tiêu của Nhà trường là yêu cầu cấp thiết và là một trong những giải pháp cần phải được ưu tiên hàng đầu trong sự nghiệp phát triển Nhà trường.

Trên cơ sở lý luận về chất lượng giảng viên và sự đánh giá mức độ hài lòng của chất lượng dịch vụ, tác giả đã đi sâu phân tích, đánh giá chất lượng giảng dạy của giảng viên TBD và các yêu cầu cần phải nâng cao chất lượng giảng dạy của giảng viên đồng thời làm rõ thực trạng chất lượng giảng dạy của giảng viên Trường, tác giả đánh giá được những mặt mạnh, mặt yếu về giảng dạy của giảng viên Nhà trường.

Có thể nói, giảng viên TBD luôn quan tâm đến việc tự học, bồi dưỡng, nâng cao trình độ, phương pháp giảng dạy và năng lực sư phạm. Cùng với những nỗ lực đó, giảng viên TBD đã ngày càng đáp ứng tốt hơn yêu cầu về chất lượng giảng dạy, đáp ứng được mục tiêu đào tạo của Nhà trường.

Tuy vậy, so với Chiến lược phát triển Nhà trường giai đoạn trong giai đoạn tới đã đề ra và trước xu thế của hội nhập, chất lượng giảng dạy của giảng viên TBD còn hạn chế. Thông qua luận văn, tác giả đã đề xuất một số giải pháp kể cả đối với TBD, đối với giảng viên cũng như những kiến nghị với các cơ quan quản lý nhà nước có liên quan. Tác giả cho rằng, với đặc điểm là trường bồi dưỡng cán bộ, việc tuyển chọn giảng viên có chất lượng cao tùy thuộc trước hết vào nhà trường. Vì thế những giải pháp đối với nhà trường có ý nghĩa quan trọng hàng đầu. Tuy nhiên, do nhiều lý do khác nhau, việc mời cán bộ giảng dạy nhiều khi cũng có những điểm chưa thật như mong muốn vì thế bản thân những giảng viên được mời giảng dạy cũng cần chú ý hơn đến yêu cầu đào tạo bồi dưỡng của trường để nâng cao kiến thức kể cả lý thuyết và thực tiễn. Đồng thời, các cơ quan quản lý nhà nước có liên quan cũng cần có sự phối hợp, tạo điều kiện tốt hơn để TBD có thể tuyển

được giảng viên phù hợp, giúp cho việc thực thi chức năng nhiệm vụ theo yêu cầu phát triển của ngành.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt

1. Hồ Diệu Ánh (2006) Hoàn thiện hệ thống đánh giá thực hiện công việc của giảng viên Trường Đại học Vinh, Luận văn thạc sỹ, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội.

2. Bộ Nội vụ (2012) Sổ tay nghiệp vụ quản lý đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức Nhà nước, Bộ Nội vụ, NXB Thông tin và truyền thông, Hà Nội tháng 11/2012.

3. Chính phủ Việt Nam (2006) Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 về việc quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập.

4. Chính phủ Việt Nam (2006) Quyết định số 112/2006/QĐ-TTg ngày 24/5/2006 về việc phê duyệt Đề án phát triển ngành ngân hàng Việt Nam đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020.

5. Chính phủ Việt Nam (2010) Nghị định số 18/NĐ-CP ngày 05/3/2010 về việc đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức.

6. Ngô Chung và cộng sự, 2012 “Giải pháp nâng cao chất lượng bồi dưỡng và huấn luyện đội ngũ cán bộ ngân hàng nhà nước đến năm 2020”. Đề tài nghiên cứu cấp ngành NHNN Việt Nam mã số KHNH-2011- 06.

7. Hoàng Mạnh Dũng (2002) Hoàn thiện hệ thống quản lý chất lượng nhằm nâng cao chất lượng đào tạo Đại học tại Việt Nam, Luận văn thạc sỹ, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội.

8. Trương Thu Hà (2006) Hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển đội ngũ giảng viên tại Trường Đại học Xã hội Nhân văn - Đại học Quốc Gia, Luận văn thạc sỹ, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội.

9. Lê Nho Luyện (2004) Những giải pháp chủ yếu nâng cao chất lượng đào tạo nghề Việt Nam đến năm 2010, Luận văn thạc sỹ, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội.

10. Ngân hàng Nhà nước (2011) Báo cáo thường niên của Ngân hàng Nhà nước.

11. NHNN (2012), Báo cáo Tổng kết công tác đào tạo, bồi dưỡng giai đoạn 2007 – 2012 và phương hướng, nhiệm vụ, giải pháp giai đoạn 2012 – 2015” – Báo cáo số 684/BC-TCCB ngày 23/7/2012 của Vụ Tổ chức cán bộ, Ngân hàng Nhà nước.

12. NHNN(2012a) Báo cáo thường niên của Ngân hàng Nhà nước.

13. NHNN (2012b) “Quy hoạch phát triển nguồn nhân lực ngành ngân hàng giai đoạn 2011-2020” được Thống đốc NHNN phê duyệt theo Quyết định số 219/QĐ-NHNN ngày 9/2/2012.

14. NHNN (2013) Báo cáo thường niên của Ngân hàng Nhà nước.

15. Vũ Thị Phương Oanh (2008) Nâng cao chất lượng đào tạo nghề bằng biện pháp tăng cường sự liên kết giữa dạy nghề với Doanh nghiệp, Luận văn thạc sỹ, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội.

16. Nguyễn Ngọc Vân. “Cơ sở khoa học của ĐT,BD cán bộ, công chức hành chính theo nhu cầu của công việc” Đề tài Bộ Nội vụ.

Tiếng Anh:

17. George T. Milkovich, John W.Boudreau (1994), Human resource management, tr.190

18. Albella, Kay Tytler (199), Building Sucessful Training Program 19. Tim L. Wentling (1993), Planning for effective training

20. Ralph W. Tyler (1949), Basic Principles of Curriculum and Instruction 21. Serge Vallemont, Quản trị dự báo về nhân sự, việc làm và năng lực trong

ba khối khu vực công, tr 80, 81

Website:

22. http://chinhphu.gov.vn 23. http: //sbv.gov.vn 24. http://moet.gov.vn

PHỤ LỤC

PHỤ LỤC 01. Phiếu phỏng vấn giảng viên

Để góp phần nâng cao chất lượng giảng viên giảng dạy chương trình đào tạo bồi dưỡng cán bộ ngân hàng tại Trường Bồi dưỡng cán bộ Ngân hàng (TBD), xin vui lòng cho biết ý kiến của Ông/bà bằng cách đánh dấu (x) vào ô  mà Ông/bà cho là đúng nhất với các nhận định dưới đây với:

Phần thứ nhất: Thông tin người trả lời

Thông tin chung

1. Họ tên người trả lời:………; Tuổi:……….. 2. Cơ quan công tác:………

3. Chức vụ hiện nay:……… 4. Trình độ đào tạo: Xin đánh dấu (x) vào một ô phù hợp

Đại học Thạc sỹ Tiến sỹ Tiến sỹ

khoa học Khác

5. Thâm niên công tác: năm

6. Chức danh: Xin đánh dấu X vào một ô phù hợp

Giảng viên Chuyên viên Nghiên cứu viên Giảng viên chính Chuyên viên chính Nghiên cứu viên chính Giảng viên cao cấp Chuyên viên cao cấp Nghiên cứuviên cao cấp Chuyên gia cao cấp

7. Các đối tượng đã giảng dạy(Xin đánh dấu X vào các ô phù hợp)

Đại học Cao học Nghiên cứu sinh Các lớp bồi dưỡng Khác

8. Số đề tài nghiên cứu khoa học các cấp đã chủ trì:... 9. Số lần tham gia tư vấn hoạch định chính sách:... 10. Số lần tham gia tư vấn cho doanh nghiệp:...

Xin Ông/bà hãy nhận xét về cách thức tổ chức quản lý và điều kiện cơ sở vật chất phục vụ đào tạo bồi dưỡng (Cho điểm từ 1-5, trong đó 5 là cao nhất)

1 2 3 4 5

1. Về tổ chức giảng dạy và trình độ cán bộ quản lý của TBD

1.1 Mức độ phù hợp của các chuyên đề đã lựa chọn

1.2 Mức độ phù hợp của việc lựa chọn giảng viên giảng dạy chuyên đề

1.3. Mức độ phù hợp của việc bố trí kế hoạch học tập 1.4 Hiệu quả của công tác kiểm tra, quản lý

1.5 Năng lực tổ chức và quản lý lớp của cán bộ TBD

2 Cơ sở vật chất phục vụ hoạt động giảng dạy

2.1 Trang thiết bị hiện đại, phù hợp với yêu cầu giảng dạy của chuyên đề

2.2 Phòng học và cơ sở rộng, thoáng, trang bị đầy đủ phương tiện và thiết bị phục vụ giới thiệu lý thuyết và thực hành

2.3 TBD có chế độ cung cấp thông tin, tài liệu học tập, giáo trình cho giảng viên và học viên

2.4 Chế độ đãi ngộ đối với giảng viên của TBD

PHỤ LỤC 02. Phiếu phỏng vấn học viên và cán bộ quản lý

Để góp phần nâng cao chất lượng giảng viên giảng dạy chương trình đào tạo bồi dưỡng cán bộ ngân hàng tại Trường Bồi dưỡng cán bộ Ngân hàng (TBD), xin vui lòng cho biết ý kiến của Anh/Chị bằng cách đánh dấu (x) vào ô  mà Anh/Chị cho là đúng nhất:

Phần thứ nhất: Thông tin người trả lời

Thông tin chung

1. Họ tên người trả lời: Tuổi:

2. Cơ quan công tác: 3. Chức vụ hiện nay:

4. Trình độ đào tạo: Xin đánh dấu (x) vào một ô phù hợp

Trung cấp Cao đẳng Đại học Thạc sỹ Tiến sỹ Khác

Phần thứ hai: về chất lượng giảng viên

Câu 1. Xin Anh/Chị hãy nhận xét về nội dung giảng dạy và tác động của chương trình đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ (Cho điểm từ 1-5, trong đó 5 là cao nhất)

1 2 3 4 5

1. Về cung cấp kiến thức cho học viên

1.1. Giảng viên giới thiệu mục tiêu chuyên đề rõ ràng, cụ thể 1.2. Nội dung chuyên đề phù hợp với mục tiêu chương trình bồi dưỡng

1.3 Giảng viên đề cập và nhấn mạnh những nội dung kiến thức quan trọng một cách rõ ràng, dễ hiểu và đảm bảo theo chuyên đề

1.4. Giảng viên giúp học viên lĩnh hội được những kiến thức cơ bản của chuyên đề

1.5. Nội dung chuyên đề sinh động, bài tập thực hành phù hợp, hữu ích và hấp dẫn

cương chuyên đề phù hợp, cập nhật và dễ tiếp cận 1.7 Giảng viên cập nhật được các chủ trương chính sách mới phù hợp với chương trình bồi dưỡng

1.8 Giảng viên cung cấp cho học viên nhiều thông tin mới, cập nhật về phát triển kinh tế xã hội liên quan đến chuyên đề

2.Tác động

2.1 Thông qua hoạt động giảng dạy, giảng viên giúp học viên đánh giá cao giá trị của chương trình, có niềm say mê với chuyên đề và có tình yêu với công việc trong tương lai

2.2 Thông qua hoạt động giảng dạy, giảng viên giúp học viên có ý thức tổ chức, thái độ nghiêm túc và khoa học

Câu 2. Xin Anh/chị hãy nhận xét về trang bị kỹ năng; phương pháp giảng dạy, năng lực sư phạm và năng lực sử dụng phương tiện kỹ thuật của giảng viên (Cho điểm từ 1-5, trong đó 5 là cao nhất)

1 2 3 4 5

3. Về trang bị kỹ năng cho học viên

3.1 Giảng viên giúp học viên hình thành các kỹ năng thuyết trình, thảo luận nhóm, phân tích tổng hợp

3.2 Giảng viên giúp học viên hình thành các kỹ năng thực hành cần thiết trong nghề nghiệp

4. Phương pháp giảng dạy

4.1 Giảng viên áp dụng phương pháp giảng dạy tích cực, có sức hấp dẫn và lôi cuốn học viên

4.2 Giảng viên khuyến khích lối tư duy độc lập của học viên 4.3 Giảng viên luôn sẵn sàng tư vấn, giúp đỡ học viên tiếp thu kiến thức

4.4 Giảng viên hướng dẫn hiệu quả và thúc đẩy việc tự tìm tòi, nghiên cứu của học viên

4.5 Giảng viên khuyến khích học viên nêu câu hỏi và bày tỏ quan điểm riêng về các vấn đề của chuyên đề

4.6 Giảng viên thường nêu vấn đề để học viên suy nghĩ, tranh luận

4.7 Các mô hình/hình ảnh minh họa phù hợp với nội dung bài giảng chuyên đề

5. Khả năng sử dụng phương tiện kỹ thuật

5.1 Giảng viên soạn bài giảng điện tử và ứng dụng công nghệ thông tin hỗ trợ trong giảng dạy đạt chất lượng tốt 5.2 Giảng viên sử dụng thành thạo các phương tiện giảng dạy (máy chiếu, máy tính…)

Câu 3. Xin Anh/chị hãy nhận xét về thái độ và ý thức, tổ chức kỷ luật và quy trình thực hiện hoạt động giảng dạy của giảng viên (Cho điểm từ 1-5, trong đó 5 là cao nhất)

1 2 3 4 5

6. Quy trình thực hiện hoạt động giảng dạy và ý thức, thái độ của giảng viên

6.1 Giảng viên đến lớp chuẩn bị tốt bài giảng, tài liệu đầy đủ, chi tiết

6.2 Giảng viên thiết kế, tổ chức học phần và sử dụng thời gian một cách khoa học, hợp lý

6.3 Giảng viên thường xuyên lên lớp đúng giờ và thực hiện đúng lịch giảng dạy theo quy định

6.4 Giảng viên luôn thể hiện rõ sự nhiệt tình và tinh thần trách nhiệm cao trong giảng dạy

6.5 Giảng viên luôn thể hiện tính chuẩn mực trong tác phong nhà giáo

6.6 Giảng viên tổ chức kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học viên đảm bảo tính trung thực, công bằng và phản ánh đúng năng lực của người học

7. Năng lực sư phạm

7.1 Năng lực hiểu học viên tốt 7.2 Năng lực cảm hóa học viên tốt

viên giảng dạy thân thiện, cởi mở đối với học viên

Phần thứ ba: Về nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng giảng viên

Câu 4. Xin Anh/Chị hãy nhận xét về trình độ giảng viên, tổ chức quản lý và điều kiện cơ sở vật chất phục vụ đào tạo bồi dưỡng (Cho điểm từ 1-5, trong đó 5 là cao nhất)

1 2 3 4 5

8. Về trình độ giảng viên

8.1 Giảng viên nắm vững lý thuyết 8.2.Giảng viên am hiểu thực tiễn

9. Về tổ chức giảng dạy và trình độ cán bộ quản lý của TBD

9.1 Mức độ phù hợp của các chuyên đề đã lựa chọn 9.2 Mức độ phù hợp của việc lựa chọn giảng viên giảng dạy chuyên đề

9.3. Mức độ phù hợp của việc bố trí kế hoạch học tập 9.4 Hiệu quả của công tác kiểm tra, quản lý

9.5 Năng lực tổ chức và quản lý lớp của cán bộ TBD

10 Cơ sở vật chất phục vụ hoạt động giảng dạy

10.1 Trang thiết bị hiện đại, phù hợp với yêu cầu giảng dạy của chuyên đề

10.2 Phòng học và cơ sở rộng, thoáng, trang bị đầy đủ phương tiện và thiết bị phục vụ giới thiệu lý thuyết và thực hành

10.3 TBD có chế độ cung cấp thông tin, tài liệu học tập, giáo trình cho giảng viên và học viên

Phần thứ tư: Nhận xét chung

Câu 5 Xin Anh/Chị hãy đánh giá chung về chất lượng giảng viên (Cho điểm từ 1- 5, trong đó 5 là cao nhất)

11. Sự hài lòng (sự thỏa mãn) 1 2 3 4 5

11.1 Xét một cách toàn diện, ấn tượng của anh (chị) đối với giảng viên giảng dạy các chuyên đề bồi dưỡng

11.2 Mức độ hài lòng của Anh/Chị về chất lượng giảng dạy của giảng viên TBD

11.3 Trong thời gian tới nếu muốn tiếp tục bồi dưỡng kiến thức, anh (chị) sẽ tiếp tục học tại TBD

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ - Nâng cao chất lượng giảng viên tại Trường Bồi dưỡng cán bộ ngân hàng (Trang 126)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(142 trang)
w