Thực trạng các lớp đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ ngân hàng giai đoạn 2011-2013 của

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ - Nâng cao chất lượng giảng viên tại Trường Bồi dưỡng cán bộ ngân hàng (Trang 64)

hàng giai đoạn 2011-2013 của TBD

Các khóa đào tạo, bồi dưỡng của TBD có thể được chia theo 2 đối tượng giảng dạy khác nhau là giảng viên thuê ngoài và giảng viên kiêm chức.

Các khóa đào tạo, bồi dưỡng do giảng viên bên ngoài thực hiện:

Giảng viên bên ngoài là nguồn giảng viên đến từ các cơ sở đào tạo bên ngoài NHNN. Họ gồm các giảng viên từ các cơ sở đào tạo bên ngoài Ngân hàng Nhà nước và các giảng viên là chuyên gia trong các tổ chức tài chính, tín dụng khác trong nước. Các khóa học này bao gồm: Các khoá học thuần túy trang bị các kiến thức cơ bản về tài chính – ngân hàng; Trang bị kiến thức cơ bản trong các khóa đào tạo bồi dưỡng trang bị đồng thời các kiến thức cơ bản và chuyên sâu; Các khóa đào tạo, bồi dưỡng về Quản lý hành chính; Các khóa đào tạo theo tiêu chuẩn chức danh, ngạch, bậc; Các khoá đào tạo kiến

BAN GIÁM HIỆU Hiệu Trưởng Phó hiệu Trưởng Phòng Tổng hợp Phòng Tài chính - Kế toán Phó hiệu Trưởng Phân viện Nghệ An Phòng quản lý đào tạo và bồi dưỡng Bộ môn Nghiệp vụ Ngân hàng Phân viện Vũng Tàu

thức về tin học (tập trung đào tạo sử dụng các phần mềm ứng dụng như windows, word, excel, powerpoint); Các khóa đào tạo tiếng Anh thông thường ở các cấp độ; Các khóa đào tạo về Kỹ năng mềm (Kỹ năng lãnh đạo quản lý, kỹ năng làm việc theo nhóm, kỹ năng phân tích tổng hợp...).

Các khóa đào tạo, bồi dưỡng do GVKC của NHNN thực hiện:

Các khóa đào tạo do GVKC thực hiện chủ yếu là các lĩnh vực mang tính thực tiễn, đặc thù chuyên môn sâu của NHTW như: Giám định tiền và quản lý kho quỹ, Phòng chống rửa tiền và tài trợ khủng bố; Thanh tra giám sát trên cơ sở rủi ro; Nghiệp vụ Trưởng đoàn thanh tra; Kiểm soát, kiểm toán nội bộ NHNN; Kế toán NHNN; Kế toán NHTM…

Có thể nói, trên thực tế GVKC hiện tại vẫn chưa đáp ứng với yêu cầu. Số lượng các khóa học có sự tham gia của GVKC giai đoạn năm 2011-2013 trong tổng số khóa học còn hạn chế. Hơn nữa, nhiều khóa học GVKC của NHNN có thể đảm nhiệm nhưng không bố trí được thời gian nên TBD vẫn phải mời giảng viên bên ngoài. Các khóa học do GVKC thực hiện bao gồm:

- Các khóa học thuần túy kiến thức, kỹ năng nghiệp vụ chuyên sâu như các khóa đào tạo, bồi dưỡng dành cho cán bộ, công chức làm công tác: Thanh tra; Kho quỹ; Kiểm soát...

- Các khóa học trang bị các kiến thức, kỹ năng nghiệp vụ chuyên sâu hoặc giới thiệu các nghiệp vụ cụ thể trong các khóa đào tạo, bồi dưỡng cung cấp đồng thời cả kiến thức cơ bản và kiến thức, kỹ năng nghiệp vụ chuyên sâu như: Kiểm soát, kiểm toán TCTD; Kế toán NHNN và NHTM, Thanh tra…

Số lượng các lớp đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ ngân hàng giai đoạn 2011 – 2013 của TBD được thể hiện qua bảng sau:

Bảng 2.1: Thực trạng các lớp đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ Ngân hàng 2011-2013

ST T Tên khóa học Số lớp năm 2011 Số lớp năm 2012 Số lớp năm 2013

Chương trình đào tạo về ngạch, bậc 10 7 11

1 Công chức mới tuyển dụng 1 2 4 2 Bồi dưỡng kiến thức Quản lý nhà nước Chương trình

chuyên viên 1 1 1 3 Chương trình đào tạo cán bộ cấp Phòng 2

4 Chương trình đào tạo cán bộ quản lý cấp cao NHNN 6 4 6

Chương trình đào tạo về thanh tra, giám sát 3 3 9

1 Bồi dưỡng Nghiệp vụ thanh tra viên (thanh tra cơ bản) 1 1 2 Nghiệp vụ trưởng đoàn thanh tra 1 1 3 Tập huấn pháp luật về khiếu nại, tố cáo Phòng chống

tham nhũng và tội phạm trong ngành ngân hàng 2 4 Nghiệp vụ phòng chống rửa tiền 1

5 Kế toán NHTM 1 1

6 Thanh tra, giám sát hoạt động ngân hàng 1 7 Phân tích hoạt động và tài chính của Ngân hàng thương

mại 1

8 Phân tích tín dụng 1 9 Hoạt động thanh tra ngân hàng hiện đại: Nhiệm vụ, quyền

hạn của cán bộ thanh tra 1

10 Kiểm tra giám sát hoạt động của NHTM 1 11 Quản trị rủi ro và kinh nghiệm xử lý nợ xấu 1

Chương trình đào tạo kế toán, thanh toán, kiểm toán 7 3 2

1 Chương trình đào tạo cán bộ kế toán NHNN (đợt 1) 1 1 1 2 Chương trình đào tạo cán bộ kế toán NHNN (đợt 2) 1 1 1

ST T Tên khóa học Số lớp năm 2011 Số lớp năm 2012 Số lớp năm 2013

3 Chương trình đào tạo cán bộ kế toán NHNN (đợt 3) 1 1 4 Cán cân thanh toán quốc tế 1

5 Tập huấn sử dụng phần mềm kế toán Teammate 3

Chương trình đào tạo về Kinh tế vĩ mô, Nghiệp vụ NHTW,

NHTM 17 18 5

1 Kinh tế vĩ mô và chính sách tiền tệ 1 2 Kiến thức pháp luật, kinh tế vĩ mô và hệ thống NHTM

VN 7 1

3 Nghiệp vụ NHTM 2 1 1 4 Nghiệp vụ NHTW 1 2 1 5 Quản lý ngoại hối 1 1 1 6 Nghiệp vụ giám định tiền và quản lý kho quỹ 1 1 1 7 Nghiệp vụ giám định tiền, phân biệt tiền thật tiền giả 10

8 Phổ biến kiến thức về các luật và kỹ năng soạn thảo, kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật 1 9 Quy trình nghiệp vụ NHTW 1 10 Tập huấn sử dụng phần mềm hỗ trợ triển khai TT

21/2010/TT-NHNN về báo cáo thống kê 5

Tổng số 37 31 27

Qua bảng 2.1 ta thấy, TBD thực hiện đào tạo bồi dưỡng 30 khóa học khác nhau thuộc 4 nhóm chương trình.

Chương trình đào tạo về ngạch, bậc:

Chương trình đào tạo về ngạch, bậc được thiết kế gồm 4 chương trình: Chương trình đào tạo công chức mới tuyển dụng, Chương trình Bồi dưỡng kiến thức Quản lý Nhà nước Chương trình chuyên viên, Chương trình đào tạo cán bộ cấp phòng, Chương trình đào tạo cán bộ quản lý cấp cao Ngân hàng Nhà nước.

Từ năm 2011 đến năm 2013, số lượng các lớp đào tạo công chức mới tuyển dụng đều tăng lên năm sau so với năm trước. Nếu như năm 2011 mới chỉ có 01 lớp thì đến năm 2013, chương trình này đã có 04 lớp. Chương trình Bồi dưỡng kiến thức quản lý Nhà nước Chương trình chuyên viên vẫn duy trì 01 lớp qua các năm. Riêng Chương trình đào tạo cán bộ cấp Phòng, năm 2011 có 02 lớp nhưng đến năm 2012 và 2013 không có lớp nào. Nhu cầu đào tạo cán bộ quản lý cấp cao NHNN luôn được chú trọng với số lượng lớp rất nhiều (06 lớp vào các năm 2011, 2013 và 04 lớp vào năm 2012).

Chương trình đào tạo về thanh tra, giám sát:

Thanh tra, giám sát là mảng được chú trọng đặc biệt trong hoạt động của TBD. Chương trình đào tạo về thanh tra, giám sát được thiết kế gồm các khóa: Bồi dưỡng Nghiệp vụ thanh tra viên (thanh tra cơ bản), Nghiệp vụ trưởng đoàn thanh tra, Tập huấn pháp luật về khiếu nại, tố cáo Phòng chống tham nhũng và tội phạm trong ngành ngân hàng, Nghiệp vụ phòng chống rửa tiền, Kế toán NHTM, Thanh tra, giám sát hoạt động ngân hàng, Phân tích hoạt động và tài chính của Ngân hàng thương mại, Phân tích tín dụng, Hoạt động thanh tra ngân hàng hiện đại: Nhiệm vụ, quyền hạn của cán bộ thanh tra, Kiểm tra giám sát hoạt động của NHTM, Phân tích tín dụng, Hoạt động thanh tra ngân hàng hiện đại: Nhiệm vụ, quyền hạn của cán bộ thanh tra, Kiểm tra

giám sát hoạt động của NHTM, Quản trị rủi ro và kinh nghiệm xử lý nợ xấu. Năm 2013 tổng số lượng các lớp tăng từ 3 lớp lên 9 lớp so với năm 2011 và năm 2012. Nhìn chung, tình hình đào tạo, bồi dưỡng đối với khối Chương trình này tương đối phát triển và ổn định vào năm 2013 (09 lớp) trong khi năm 2011 chỉ có 03 lớp (Bồi dưỡng Nghiệp vụ thanh tra viên (thanh tra cơ bản), Nghiệp vụ trưởng đoàn thanh tra, Tập huấn pháp luật về khiếu nại, tố cáo Phòng chống tham nhũng và tội phạm trong ngành ngân hàng) và năm 2012 cũng chỉ có 03 lớp nhưng đào tạo các khóa khác với năm 2011 (Kế toán NHTM, Hoạt động thanh tra ngân hàng hiện đại: Nhiệm vụ, quyền hạn của cán bộ thanh tra, Quản trị rủi ro và kinh nghiệm xử lý nợ xấu).

Chương trình đào tạo kế toán, thanh toán, kiểm toán:

Chương trình đào tạo kế toán, thanh toán, kiểm toán bao gồm các khóa: Đào tạo cán bộ kế toán NHNN, Cán cân thanh toán quốc tế, Tập huấn sử dụng phần mềm kế toán Teammate.

Số lượng các lớp giảm dần qua các năm từ năm 2011 đến năm 2013. Nguyên nhân vì mảng cán bộ thuộc lĩnh vực này tương đối ổn định và ít có sự dịch chuyển từ lĩnh vực khác. Thêm vào đó, thời điểm này NHNN ít ra các văn bản tập huấn về các lĩnh vực trên.

Chương trình đào tạo Kinh tế vĩ mô, Nghiệp vụ NHTW, NHTM:

Chương trình đào tạo Kinh tế vĩ mô, nghiệp vụ NHTW, NHTM bao gồm các khóa: Kinh tế vĩ mô và chính sách tiền tệ, Kiến thức pháp luật, kinh tế vĩ mô và hệ thống NHTM VN, Nghiệp vụ NHTM, Nghiệp vụ NHTW, Quản lý ngoại hối, Nghiệp vụ giám định tiền và quản lý kho quỹ, Nghiệp vụ giám định tiền, phân biệt tiền thật tiền giả, Phổ biến kiến thức về các luật và kỹ năng soạn thảo, kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật, Quy trình nghiệp vụ NHTW, Tập huấn sử dụng phần mềm hỗ trợ triển khai TT 21/2010/TT- NHNN về báo cáo thống kê.

Số lượng lớp đào tạo, bồi dưỡng năm 2013 giảm nhiều so với năm 2011 và 2012. Nếu như năm 2011 có 17 lớp, năm 2012 có 18 lớp thì năm 2013 chỉ có 5 lớp. Sự phân bổ số lượng các lớp cũng không đều nhau. Năm 2011 có tới 10 lớp Nghiệp vụ giám định tiền, phân biệt tiền thật tiền giả trong khi các năm sau đó không có khóa học này. Năm 2012 có 07 lớp Kiến thức pháp luật, kinh tế vĩ mô và hệ thống NHTM VN và 05 lớp Tập huấn sử dụng phần mềm hỗ trợ triển khai TT 21/2010/TT-NHNN về báo cáo thống kê.

Sở dĩ chương trình đào tạo Kinh tế vĩ mô, Nghiệp vụ NHTW, NHTM trong giai đoạn 2011 – 2013 giảm nhiều như vậy là do nguyên nhân khách quan. Đây là thời kỳ nền kinh tế khó khăn, các đơn vị đều thắt chặt chi tiêu, trong đó chi cho đào tạo cũng bị cắt giảm. Tuy nhiên tình hình này có thể sẽ được cải thiện trong thời gian tới khi nền kinh tế có biểu hiện phục hồi.

Nhìn chung, các khóa học đều được đánh giá cao thông qua phiếu đánh giá được phát cho các học viên vào cuối mỗi khóa học, các khóa đào tạo, bồi dưỡng. Đa số các khóa học do Trường thực hiện đều nhận được sự đánh giá tích cực của các học viên tham dự về nội dung chương trình, giảng viên, công tác tổ chức, quản lý học viên. Các khóa học do Trường thực hiện đều được các đơn vị tài trợ, các tổ chức, đối tác đánh giá tốt và thể hiện sự tin tưởng cao khi hợp tác với Trường trong việc triển khai các chương trình đào tạo.

1.5 Thực trạng chất lượng giảng viên giảng dạy chương trình đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ ngân hàng của TBD

1.5.1 Thực trạng chung đội ngũ giảng viên tham gia giảng dạy chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ ngân hàng giai đoạn 2011-2013 của TBD

Một là, tình hình số lượng giảng viên tham gia giảng dạy chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ ngân hàng giai đoạn 2011 – 2013:

Nhìn chung, đội ngũ giảng viên của TBD còn thiếu về số lượng, chủ yếu là do giảng viên thỉnh giảng, chưa được chuẩn hóa về phương pháp đào

tạo cho đối tượng là cán bộ Ngân hàng. Trường hiện thiếu đội ngũ giảng viên thực hiện các chương trình đào tạo bồi dưỡng chuyên sâu.

Từ năm 2011 đến năm 2013, nhờ chính sách thu hút giảng viên và sự quan tâm, phối hợp của các Vụ, Cục, các đơn vị có liên quan, số lượng giảng viên của trường đã tăng đáng kể. Tuy nhiên, trước nhu cầu phát triển của nền kinh tế và của ngành, trình độ đội ngũ đã bộc lộ một số hạn chế, bất cập. Yêu cầu chuyên nghiệp hóa cán bộ, công chức ngành ngân hàng trong điều kiện hội nhập khiến cho nhu cầu được đào tạo, bồi dưỡng của cán bộ Ngân hàng tăng lên nhanh chóng. Do đó, số lượng giảng viên của trường mặc dù đã tăng lên đáng kể nhưng vẫn hoàn toàn chưa tương xứng cả về số lượng và chất lượng so với nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng đặt ra.

Trong cơ cấu giảng viên giảng dạy tại TBD, đội ngũ giảng viên mời ngoài khác bao gồm các giảng viên đến từ các trường đại học (Đại học Kinh tế Quốc dân, Học viện Tài chính, Học viện Ngoại giao, Trường Ngoại thương, Đại học Ngân hàng…), các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng khác và các tổ chức tài chính tín dụng khác (các ngân hàng thương mại, các doanh nghiệp uy tín…) chiếm gần phân nửa. Việc liên hệ, mời giảng đối với các giảng viên này khá khó khăn do thù lao chưa cao bởi nguồn lực tài chính của trường vẫn còn hạn chế. Việc bố trí phương tiện đi lại đưa đón giảng viên chưa hợp lý do nhiều lúc chưa thể thống nhất được thời gian tham dự công tác giảng dạy của giảng viên mời ngoài. Mặt khác, do đặc thù đào tạo, bồi dưỡng cán bộ ngân hàng của TBD, không phải giảng viên bên ngoài nào cũng đáp ứng đủ yêu cầu giảng dạy tại trường. Một mặt, nguồn giảng viên thuê ngoài đã hạn chế, TBD lại còn chọn lọc nghiêm ngặt các giảng viên đáp ứng đủ tiêu chuẩn giảng dạy tại trường khiến cho nguồn giảng viên càng khan hiếm hơn.

Hai là, cơ cấu độ tuổi đội ngũ giảng viên của TBD:

hàng chủ yếu trong độ tuổi từ 35 – 50. Các giảng viên này hầu hết đều là những người có nhiều năm kinh nghiệm công tác chuyên môn. Bên cạnh các đội ngũ giảng viên kỳ cựu, gắn bó với công tác giảng dạy nhiều năm còn có cả lớp giảng viên trẻ tài năng và cũng hết lòng say mê với công tác giảng dạy. Nhìn chung, những giảng viên đang tham gia giảng dạy tại Trường hoặc đang nắm giữ những vị trí chủ chốt tại Ngân hàng Nhà nước hoặc đang công tác tại những vị trí quan trọng tại các ngân hàng thương mại, các tổ chức tín dụng khác, các tổ chức kinh tế, tài chính uy tín khác trong cả nước.

Ba là, cơ cấu trình độ đội ngũ giảng viên của TBD:

Đội ngũ giảng viên của TBD hầu hết là những cán bộ có học vị cao. Nhiều người trong số họ đạt trình độ thạc sĩ, phó tiến sĩ, tiến sĩ và các bằng cấp tương đương tại các trường đại học danh tiếng. Các giảng viên được mời đến giảng dạy tại TBD đa số là những người giữ những vị trí quan trọng tại các trường đại học, học viện như lãnh đạo khoa, lãnh đạo bộ môn …Các giảng viên được mời từ các tổ chức tài chính, tín dụng lớn trong cả nước đều là những cán bộ cấp cao, các chuyên gia kinh tế hoặc chủ tịch hội đồng quản trị của các công ty, tập đoàn lớn. Đội ngũ giảng viên kiêm chức của TBD đều là những cán bộ công chức cấp cao, hầu hết ở cấp Phó Phòng trở lên.

Trên thực tế, đối tượng GVKC có trình độ thực tế và trình độ chuyên môn khá tốt, tuy nhiên hầu hết các đối tượng này chưa được đào tạo chuyên sâu về phương pháp đào tạo, bồi dưỡng nhất là các phương pháp đào tạo tích cực cho đối tượng người học là cán bộ Ngân hàng Nhà nước. Một số giảng viên mời từ các cơ sở đào tạo khác có khuynh hướng duy trì cách giảng bài truyền thống, tương tự các bài giảng cho sinh viên đại học.

Nhìn chung, cơ cấu trình độ giảng viên TBD là cao. Tuy nhiên, nguồn giảng viên còn hạn chế. Trong khi đó, Ngân hàng Nhà nước vẫn còn có một đội ngũ khá đông đảo các cán bộ, công chức trẻ được đào tạo ở trình độ thạc

sỹ, tiến sỹ ở trong và ngoài nước và có tiềm năng trở thành giảng viên nhưng

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ - Nâng cao chất lượng giảng viên tại Trường Bồi dưỡng cán bộ ngân hàng (Trang 64)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(142 trang)
w