Nhiệm vụ và quyền hạn của TBD

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ - Nâng cao chất lượng giảng viên tại Trường Bồi dưỡng cán bộ ngân hàng (Trang 60)

Với vai trò quan trọng trong tiến trình phát triển của nền kinh tế Việt Nam, Trường đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ có các nhiệm vụ cụ thể sau:

Một là, Trình Thống đốc phê duyệt các dự án, đề án xây dựng và phát triển Trường. Tổ chức thực hiện các dự án, đề án sau khi được Thống đốc phê duyệt. Trình Thống đốc phê duyệt nội dung, chương trình bồi dưỡng cán bộ thuộc lĩnh vực ngân hàng theo kế hoạch đã được Thống đốc phê duyệt.

Hai là, Nghiên cứu xây dựng chương trình, biên soạn, chuẩn hóa giáo trình, đề cương, tài liệu bồi dưỡng, cập nhật kiến thức chuyên môn nghiệp vụ, kỹ năng quản lý Nhà nước và kỹ năng nghề nghiệp cho cán bộ, công chức, viên chức Ngân hàng Nhà nước.

Ba là, Tổ chức nghiên cứu về phương thức đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý tiền tệ và hoạt động ngân hàng cho cán bộ lãnh đạo, quản lý thuộc Ngân hàng Nhà nước.

Bốn là, Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng, cập nhật kiến thức chuyên môn, nâng cao trình độ tin học, ngoại ngữ cho cán bộ, công chức, viên chức ngành Ngân hàng.

Năm là, Phối hợp các đơn vị liên quan tổ chức đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị, kiến thức và kỹ năng quản lý Nhà nước cho cán bộ, công chức ngạch chuyên viên và tương đương trở xuống.

Sáu là, Tổ chức kiểm tra, đánh giá kết quả đào tạo, bồi dưỡng trước khi kết thúc khóa học; cấp chứng chỉ cho học viên đạt kết quả hoàn thành khóa đào tạo, bồi dưỡng theo quy định của pháp luật.

Bảy là, Phối hợp với Vụ Tổ chức cán bộ điều tra, khảo sát, tổng hợp nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức ngành Ngân hàng; đề xuất phương hướng, quy trình, phương thức đào tạo, bồi dưỡng mới phù hợp với yêu cầu phát triển và hội nhập quốc tế của ngành Ngân hàng.

Tám là, Phối hợp với Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, nơi có cơ sở bồi dưỡng cán bộ để quản lý, khai thác và sử dụng có hiệu quả các cơ sở bồi dưỡng cán bộ theo quy định của Ngân hàng Nhà nước và của pháp luật.

Chín là, Liên kết, phối hợp với các cơ quan trong và ngoài ngành tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực cho xã hội phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của Trường theo quy định của Thống đốc và của pháp luật.

Mười là, Hợp tác với các tổ chức trong nước và quốc tế để nâng cao trình độ và chất lượng chuyên môn, nghiệp vụ đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, giáo viên của Trường theo quy định của Thống đốc và của pháp luật. Tiếp nhận,

quản lý các dự án trợ giúp kỹ thuật của nước ngoài, các tổ chức quốc tế về lĩnh vực đào tạo khi Thống đốc giao.

Mười một là, Quản lý tổ chức, biên chế và hồ sơ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động thuộc đơn vị theo phân cấp ủy quyền của Thống đốc.

Mười hai là, Giải quyết các chính sách, chế độ đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động thuộc đơn vị theo quy định của Ngân hàng Nhà nước và phân cấp của Thống đốc.

Mười ba là, Quản lý, sử dụng nhà đất, tài sản, tài chính được giao theo quy định của Ngân hàng Nhà nước và pháp luật.

Mười bốn là, Thực hiện chế độ thông tin, báo cáo theo quy định của Ngân hàng Nhà nước và của pháp luật.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ - Nâng cao chất lượng giảng viên tại Trường Bồi dưỡng cán bộ ngân hàng (Trang 60)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(142 trang)
w