dưỡng nghiệp vụ
a) Một số khái niệm về chất lượng
"Chất lượng" là một phạm trù mà con người thường hay gặp trong các lĩnh vực hoạt động của mình. Đây là khái niệm tương đối trừu tượng. Cùng với sự phát triển của xã hội, khái niệm chất lượng cũng có những thay đổi đáng kể. Nếu như trước đây, người ta coi chất lượng là một khái niệm “tĩnh” với tiêu chuẩn chất lượng được coi là cố định và tồn tại trong thời gian dài thì ngày nay, khái niệm “chất lượng” không được gắn với một tiêu chuẩn cố định nào đó. Người ta quan niệm rằng “chất lượng” là một hành trình, không phải là một điểm dừng cuối cùng mà ta đi tới”. Đây rõ ràng là một khái niệm phức tạp, đa chiều. Mỗi người có thể đưa ra những quan niệm hay định nghĩa khác nhau. Khái niệm “chất lượng” có thể hiểu được, nhưng khó giải thích và diễn đạt đầy đủ, rõ ràng. Vậy chất lượng là gì?
Đại từ điển tiếng Việt, NXB Văn hóa – Thông tin, 1998 định nghĩa: "Chất lượng là tổng thể những tính chất, thuộc tính cơ bản của sự vật (sự việc) làm cho sự vật (sự việc) này phân biệt với sự vật (sự việc) khác... Chất lượng là “cái làm nên phẩm chất, giá trị của sự vật” hoặc là “cái tạo nên bản chất sự vật, làm sự vật này khác sự vật kia''.
Hay, “Chất lượng là mức độ đáp ứng các yêu cầu của một tập hợp các đặc tính vốn có trong đó yêu cầu được hiểu là các nhu cầu hay mong đợi đã được công bố, ngầm hiểu hay bắt buộc” (Định nghĩa của ISO 9000 – 2000).
"Chất lượng là tiềm năng của một sản phẩm hay dịch vụ nhằm thoả mãn nhu cầu người sử dụng" (Theo tiêu chuẩn Pháp- NFX 50- 109).
“Chất lượng là tập hợp các đặc tính của một thực thể (đối tượng) tạo cho thực thể (đối tượng) đó khả năng thỏa mãn những nhu cầu đã nêu ra hoặc nhu cầu tiềm ẩn”. (Theo TCVN 8402).
“Chất lượng là một phạm trù triết học biểu thị những thuộc tính bản chất của sự vật, chỉ rõ nó là cái gì, tính ổn định tương đối của sự vật phân biệt nó với sự vật khác, chất lượng là đặc tính khách quan của sự vật. Chất lượng biểu thị ra bên ngoài qua các thuộc tính. Nó là cái liên kết các thuộc tính của sự vật lại làm một, gắn bó với sự vật như một tổng thể bao quát toàn bộ sự vật mà không tách rời khỏi sự vật. Sự vật khi vẫn còn là bản thân nó thì không thể mất đi chất lượng của nó. Sự thay đổi chất lượng kéo theo sự thay đổi của sự vật. Về căn bản, chất lượng sự vật bao giờ cũng gắn với tính quy định về số lượng của nó và không thể tồn tại ngoài tính quy định ấy. Mỗi sự vật bao giờ cũng là sự thống nhất giữa số lượng và chất lượng” – theo từ điển tiếng Việt, Nhà xuất bản Văn hóa, Thông tin, năm 1999.
Triết học định nghĩa: “Chất lượng là phạm trù triết học biểu thị những thuộc tính bản chất của sự vật, chỉ rõ nó là cái gì, tính ổn định tương đối của sự vật, phân biệt nó với sự vật khác. Chất lượng là đặc tính khách quan của sự vật, chất lượng biểu hiện ra bên ngoài, qua các thuộc tính vốn có của nó”.
b) Khái niệm chất lượng giảng dạy của giảng viên chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ
Trên đây là một số khái niệm tiêu biểu về chất lượng. Mỗi khái niệm được nêu ra dựa trên những cách tiếp cận khác nhau về chất lượng. Từ đó, ta có thể tiếp cận khái niệm "chất lượng giảng dạy của giảng viên giảng dạy chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ". Chất lượng giảng dạy của giảng viên chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ được định nghĩa rất khác nhau tùy theo từng thời điểm và giữa những người quan tâm. Hiện nay, khái niệm chất
lượng giảng dạy của giảng viên còn có nhiều ý kiến tranh luận. Vấn đề đặt ra đòi hỏi các nhà quản lý giáo dục và quản lý kinh tế lựa chọn giữa chất lượng và số lượng, giữa yêu cầu chất lượng và sự hạn hẹp về năng lực, tính hợp lý giữa chất lượng và hiệu quả.
Vấn đề là nếu không định nghĩa được chất lượng giảng dạy là gì thì không có thể xác định được chất lượng giảng dạy. Nếu không xác định được chất lượng giảng dạy, làm sao có thể nâng cao chất lượng giảng dạy?
Một số ý kiến chung thống nhất rằng, chất lượng giảng dạy của giảng viên là sự dung hòa và kết hợp của các yếu tố: Sự lôi cuốn của người giảng viên đối với các học viên vào học tập, sự tiến bộ của học viên về kiến thức, kỹ năng, thái độ, sự vận dụng sáng tạo kiến thức lý thuyết vào thực tiễn công việc chuyên môn.
Hoặc, có ý kiến khác cho rằng chất lượng đội ngũ giảng viên có thể được bao hàm từ các yếu tố: Phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp, năng lực chuyên môn, năng lực sư phạm.
Dựa trên sự thống nhất của các quan điểm, tác giả cho rằng "Chất