hợp các kiến thức về chuyên môn, nghiệp vụ và thực tiễn; trình độ, kỹ năng, phương pháp giảng dạy; và ý thức trách nhiệm của người giảng viên đáp ứng mục tiêu yêu cầu bồi dưỡng nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ quản lý của các ngành, các lĩnh vực khác nhau trong nền kinh tế”.
1.1.1.3 Đặc điểm chất lượng giảng viên giảng dạy chương trình đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ dưỡng nghiệp vụ
Chất lượng giảng viên giảng dạy chương trình đào tạo nghiệp vụ là một yếu tố vừa vô hình vừa hữu hình. Sự vô hình được đề cập ở đây được hiểu là, nếu xét về khía cạnh vật lý, ta không thể nhìn thấy "chất lượng giảng viên" có hình dạng như thế nào. Chúng ta không thể cân, đo, đong, đếm "chất lượng giảng viên" bằng các đơn vị đo thông thường. Nhưng, nói "chất lượng
giảng viên" là yếu tố hữu hình ở chỗ, ta hoàn toàn có thể đánh giá được nó. Thông qua tham chiếu tới hàng loạt các quy chuẩn về chất lượng giảng viên do các cơ sở đào tạo, các bộ, các ngành liên quan xây dựng nên, ta có thể đánh giá được phần nào về người giảng viên có tốt hay không, có đủ tiêu chuẩn giảng dạy hay không.
Để đánh giá được khách quan, có thể đánh giá chất lượng giảng viên thông qua các phiếu đánh giá từ chính các học viên tham dự các khóa học. Thay vì để giảng viên đánh giá giảng viên, cán bộ quản lý đánh giá giảng viên, ta có thể trực tiếp quan sát mức độ hài lòng của các học viên đối với người giảng viên của mình, đối với các khóa học mà họ theo học và đối với chính các học phần mà họ dự học.