Tầm quan trọng của chất lượng giảng viên giảng dạy chương trình đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ - Nâng cao chất lượng giảng viên tại Trường Bồi dưỡng cán bộ ngân hàng (Trang 36)

đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ

Trong công tác đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ, chất lượng đội ngũ giảng viên có vị trí và vai trò rất quan trọng. Chất lượng giảng viên giảng dạy chính là một trong những nhân tố quyết định chất lượng hoạt động đào tạo, bồi dưỡng. Cùng với chất lượng đầu vào của các học viên, nội dung chương trình và công tác tổ chức, chất lượng đội ngũ giảng viên quyết định chất lượng đào tạo của mỗi khoá học. Có thể nói, giảng viên chính là lực lượng chủ lực, là cầu nối truyền đạt kiến thức cho học viên. Đặc biệt, ở các Trường đào tạo bồi dưỡng, hướng tới đối tượng học viên là người đã đi làm, hoạt động đào tạo mang tính đặc thù và tập trung vào các nghiệp vụ chuyên sâu, mang tính thực tiễn cao, có tính chất ngành nghề. Do đó, yêu cầu về chất lượng giảng viên càng được chú trọng và là mối quan tâm hàng đầu.

Hiện nay, đội ngũ cán bộ, công chức mới tuyển dụng hầu như chỉ có kiến thức lý thuyết mà ít kinh nghiệm thực tế. Để nâng cao chất lượng, hiệu

quả trong công việc, nhằm đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của sự phát triển nền kinh tế đất nước, các cán bộ, công chức này có nhu cầu được đào tạo, bồi dưỡng. Sự bổ sung những kiến thức và kinh nghiệm còn thiếu cho các đối tượng này là hoàn toàn cần thiết. Vốn kiến thức dồi dào và bề dày kinh nghiệm thực tiễn của các giảng viên chính là yếu tố mà các đối tượng cán bộ công chức này tượng mong đợi.

Đội ngũ giảng viên của các trường đào tạo, bồi dưỡng là nguồn nhân lực chất lượng cao. Thực tế hoạt động và phát triển của các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng cho thấy chất lượng giảng viên của trường luôn được chú trọng. Cơ cấu giảng viên của các trường đào tạo, bồi dưỡng gồm những giảng viên có trình độ cao thuộc biên chế của trường, những GVKC hiện đang làm việc trong những lĩnh vực chuyên môn kinh tế, tài chính khác nhau, các giảng viên, giáo sư tiến sĩ hàng đầu từ các trường đại học, các cơ sở đào tạo khác cũng như các tổ chức tài chính, tín dụng khác.

Đội ngũ học viên hầu hết là những đối tượng có nền tảng kiến thức cao thông qua đào tạo bài bản, chuyên nghiệp ở các trường đại học danh tiếng hàng đầu trong và ngoài nước. Chính vì vậy, nguồn giảng viên chất lượng cao với cơ sở lý thuyết, kinh nghiệm thực tiễn cao hơn một bậc so với các học viên là yêu cầu tối thiểu. Nếu kiến thức của người thầy không bằng học trò sẽ dẫn đến tình trạng thầy không biết lấy gì để dạy và trò không có gì để học. Từ đó, dẫn đến thất bại trong việc đạt được mục tiêu của các khóa đào tạo.

Chính việc tham gia giảng dạy của đội ngũ giảng viên sẽ nâng cao thêm trình độ cho người giảng dạy, buộc người giảng phải đọc và học thêm kiến thức chuyên môn cũng như các kiến thức bổ trợ khác. Việc này giúp họ làm tốt thêm công việc chuyên môn hàng ngày.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ - Nâng cao chất lượng giảng viên tại Trường Bồi dưỡng cán bộ ngân hàng (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(142 trang)
w