Nguyên nhân từ phía TBD

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ - Nâng cao chất lượng giảng viên tại Trường Bồi dưỡng cán bộ ngân hàng (Trang 91)

Là đơn vị mới thành lập, Trường đang ở trong tình trạng thiếu hụt cán bộ quản lý nói chung và quản lý đào tạo nói riêng. Với nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng cán bộ ngành ngân hàng, Trường cần đội ngũ cán bộ khá đặc thù, trong khi việc thu hút phát triển nguồn nhân lực về lĩnh lực này phải cần có thời gian nhất định. Việc đưa các quy trình đào tạo vào thực tế không những cần thời gian mà còn cần các nguồn lực đi kèm. Thực tế cho thấy TBD hiện thiếu đội ngũ giảng viên thực hiện các chương trình đào tạo bồi dưỡng chuyên sâu. Đối tượng GVKC có trình độ thực tế và chuyên môn khá tốt. Tuy nhiên hầu hết đối tượng này chưa được huấn luyện về phương pháp đào tạo, bồi dưỡng, nhất là các phương pháp đào tạo tích cực cho đối tượng người học là cán bộ ngân hàng Nhà nước. Một số giảng viên mời từ các cơ sở đào tạo khác có khuynh hướng duy trì cách giảng bài truyền thống, tương tự như các bài giảng cho sinh viên đại học.

Bảng 2.7. Ý kiến đánh giá về trình độ tổ chức quản lý và điều kiện cơ sở vật chất phục vụ đào tạo bồi dưỡng

Số ý kiến trả lời 1 2 3 4 5 Điểm TB Về tổ chức giảng dạy và trình độ cán bộ quản lý của TBD

1 Mức độ phù hợp của các chuyên

đề đã lựa chọn 99 16 37 46 0 0 3,70 2 Mức độ phù hợp của việc lựa

chọn giảng viên giảng dạy chuyên đề

99 22 41 36 0 0 3,86 3. Mức độ phù hợp của việc bố trí

kế hoạch học tập 100 7 41 45 7 0 3,48 4. Hiệu quả của công tác kiểm tra,

quản lý 100 17 29 54 0 0 3,63 5. Năng lực tổ chức và quản lý lớp

của cán bộ TBD 99 17 46 36 0 0 3,81

(Nguồn:Kết quả điều tra khảo sát của tác giả năm 2014)

Đội ngũ cán bộ quản lý đào tạo chưa thực sự chuyên nghiệp gây ảnh hưởng tới chất lượng giảng viên. Hiện tại đội ngũ cán bộ quản lý đào tạo của Trường chưa được đào tạo bài bản và có hệ thống. Đội ngũ này chưa có nhiều kinh nghiệm quản lý đào tạo theo chuẩn. Chính vì sự chuyên nghiệp chưa cao nên mức độ phù hợp của các chuyên đề mà đội ngũ quản lý lựa chọn chưa được đánh giá cao (điểm trung bình 3,70 điểm/5 điểm đạt mức khá). Mức độ phù hợp của kế hoạch học tập chỉ được đánh giá ở mức trung bình khá (điểm trung bình 3,48 điểm/5 điểm). Ngoài ra, công tác kiểm tra, quản lý của đội ngũ cán bộ quản lý chưa đạt hiệu quả cao (điểm trung bình 3,63 điểm/5 điểm). Sự thiếu hụt về số lượng và chất lượng nguồn nhân lực cán bộ quản lý này do nguyên nhân chủ yếu là Trường là đơn vị mới thành lập. Do đó, việc đưa các quy trình đào tạo vào thực tế cần thời gian và các nguồn lực đi kèm.

Đặc thù của giảng viên kiêm chức, giảng viên thuê ngoài khiến chất lượng giảng viên bị ảnh hưởng. Ngoài công tác giảng dạy, giảng viên còn phải kiêm nhiệm các công tác khác. Việc kiêm nhiệm này một mặt có lợi ở chỗ là người giảng viên có trình độ, có kinh nghiệm thực tế, là yếu tố rất quan

trọng trong hoạt động đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ Ngân hàng. Nhưng, mặt khác, điều này cũng có bất lợi khi kiêm nhiệm quá nhiều công việc cùng một lúc khiến cho người giảng viên bị quá tải, mệt mỏi, thiếu thời gian nghỉ ngơi để tái tạo sức lao động dẫn đến ảnh hưởng tới chất lượng giảng dạy.

Chính sách thù lao, chế độ đãi ngộ và thu hút của TBD chưa tạo động lực cho giảng viên. Sự thiếu hụt nguồn giảng viên chất lượng cao, các chuyên gia đầu ngành của TBD phản ánh cơ chế tiền lương cũng như chế độ đãi ngộ, quan tâm của Trường chưa đủ sức cạnh tranh để thu hút, tuyển dụng những đối tượng này. Có thể thấy điều này qua bảng tổng hợp ý kiến đánh giá của giảng viên về chế độ đãi ngộ (điểm trung bình đạt mức khá 3,7 điểm/5 điểm).

Do thù lao thanh toán và các chế độ đãi ngộ khác cho giảng viên chưa thực sự hợp lý nên việc mời giảng viên còn gặp nhiều khó khăn, gây ảnh hưởng tiêu cực đến công tác tham gia chuẩn bị tổ chức khóa học.

Bảng 2.8. Ý kiến giảng viên về chế độ đãi ngộ Số ý kiến trả lời 1 2 3 4 5 Điểm TB

Chế độ đãi ngộ đối với giảng viên của TBD 20 1 13 5 1 0 3,70

(Nguồn:Kết quả điều tra khảo sát của tác giả năm 2014)

Đối với những giảng viên từ các cơ sở đào tạo bên ngoài, Trường đã có những bước hỗ trợ, điều chỉnh phương thức thanh toán thù lao giảng dạy cho giảng viên mời ngoài theo hệ số K, song định mức thanh toán chủ yếu vẫn ở mức trung bình thấp so với thị trường. Với mức thù lao này, Trường chỉ thuận lợi khi mời giảng viên giảng dạy các khóa học tổ chức tại Hà Nội. Riêng với những khóa học được tổ chức ở ở xa (Đồ Sơn, Nghệ An, TP Hồ Chí Minh…), hoặc đối với những khóa học mang tính chất chuyên sâu và nâng cao dành cho đối tượng học viên nhiều năm kinh nghiệm, đòi hỏi giảng viên cần có uy tín, kinh nghiệm thì gặp rất nhiều khó khăn khi liên hệ, mời giảng viên phối hợp.

Thực tế, tại một số khóa học, Trường có gặp khó khăn khi mời giảng viên do mức thù lao thanh toán hiện nay không đáp ứng được yêu cầu của giảng viên, nhất là đối với những nội dung nghiệp vụ chuyên môn sâu mà GVKC không đảm nhận được. Việc lựa chọn, thay thế giảng viên với mức thù lao hạn chế cũng có phần ảnh hưởng không tốt đến mục tiêu, chất lượng khóa học.

Việc bố trí phương tiện đi lại cho giảng viên chưa thỏa đáng. Việc các GVKC không phải là cán bộ cấp Vụ và tương đương phải tự túc phương tiện đi lại (đi bằng phương tiện công cộng) đã tác động tiêu cực đến động lực tham gia của các GVKC không phải là cán bộ cấp Vụ và tương đương. Và điều này rõ ràng là đang ảnh hưởng đến chất lượng giảng dạy của giảng viên của trường.

Điều kiện giảng dạy và học tập còn hạn chế ảnh hưởng tới chất lượng giảng viên:

Bảng 2.9.Ý kiến đánh giá về điều kiện giảng dạy

Số ý kiến trả lời 1 2 3 4 5 Điểm TB

Cơ sở vật chất phục vụ hoạt động giảng dạy

1 Trang thiết bị hiện đại, phù hợp với yêu

cầu giảng dạy của chuyên đề 100 14 24 56 6 0 3,46 2 Phòng học và cơ sở rộng, thoáng, trang

bị đầy đủ phương tiện và thiết bị phục vụ giới thiệu lý thuyết và thực hành

100 10 31 53 5 0 3,36 3 TBD có chế độ cung cấp thông tin,

tài liệu học tập, giáo trình cho giảng viên và học viên (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

100 24 27 48 1 0 3,74

(Nguồn: Kết quả điều tra khảo sát của tác giả năm 2014)

Hiện nay, trước sự phát triển của nền kinh tế và sự lớn mạnh của ngành ngân hàng, số lượng học viên các lớp của TBD ngày càng tăng. Với số học viên tăng lên đáng kể, việc quản lý lớp trong khi giảng bài của giảng viên trở nên không dễ dàng do đó làm ảnh hưởng đến chất lượng giờ giảng. Cơ sở vật chất phục vụ giảng dạy của Nhà trường đã có nhiều đổi mới và ngày càng hiện đại hơn. Song, so với nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng và để nâng cao chất lượng đào tạo vẫn còn chưa đủ. Theo đánh giá của các giảng viên TBD, trang thiết bị của TBD phục vụ cho nhu cầu giảng dạy các chuyên đề chỉ phù hợp ở mức trung bình khá (điểm trung bình 3,46 điểm/ 5 điểm).

Nhìn chung, cơ sở vật chất của Trường đến nay còn thiếu thốn, chưa tương xứng với vị thế và tiềm năng phát triển của Trường. Các trang thiết bị cho thực hành còn lạc hậu so với công nghệ hiện đại tại các doanh nghiệp đang sử dụng, các công cụ hỗ trợ cho dạy và học còn thiếu. Cơ sở vật chất và phương tiện kỹ thuật phục vụ hoạt động giảng dạy của giảng viên Nhà trường

còn hạn chế chưa tạo ra được môi trường giảng dạy và đào tạo tốt để giảng viên giảng dạy và học viên học tập hiệu quả. Nội dung phòng học và cơ sở rộng, thoáng, trang bị đầy đủ phương tiện và thiết bị phục vụ giới thiệu lý thuyết và thực hành được các giảng viên đánh giá ở mức trung bình (điểm trung bình 3,36 điểm/5 điểm).

Theo kinh nghiệm quốc tế, các khóa học, đào tạo nghề cho cán bộ NHTW đòi hỏi phải có cơ sở vật chất đạt tới tiêu chuẩn tương đối cao (phòng học, thiết bị, ánh sáng, âm thanh, mạng internet, nhất là các khóa học do chuyên gia nước ngoài giảng dạy hay các lớp học về ngoại ngữ, tin học)… Nhưng, thực tế qua thời gian qua cho thấy, khó khăn lớn nhất ảnh hưởng đến nhiều mặt công tác của Trường là cơ sở vật chất còn hạn chế, phân tán, diện tích hẹp, không bố trí được phòng học, các khóa tổ chức ở Hà Nội đa phần phải đi thuê.

Mặt khác, các cơ sở đào tạo của NHNN tại các địa phương nhìn chung không đáp ứng tiêu chuẩn về cơ sở vật chất. Bên cạnh đó, cơ sở của Trường chủ yếu là do chuyển công năng từ nhà khách, nhà công vụ sang sử dụng cho đào tạo.

Ngoài ra, chế độ cung cấp thông tin, tài liệu học tập và giáo trình cho giảng viên, học viên của TBD mới chỉ được đánh giá vào loại khá và chưa thực sự hiệu quả (điểm trung bình 3,74 điểm/5 điểm).

Cơ chế tài chính độc lập chưa phát huy lợi thế trong thời điểm hiện tại. Về dài hạn, cơ chế tài chính độc lập sẽ thuận lợi với Trường. Tuy nhiên, trước mắt, khi Trường mới thành lập, đang trong giai đoạn đầu triển khai và phát triển, các nguồn thu chưa nhiều thì việc hạch toán độc lập và cơ chế tự chủ tài chính lại đang là một thách thức lớn của Trường.

PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIẢNG VIÊN GIẢNG DẠY CHƯƠNG TRÌNH

BỒI DƯỠNG NGHIỆP VỤ NGÂN HÀNG TẠI TRƯỜNG

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ - Nâng cao chất lượng giảng viên tại Trường Bồi dưỡng cán bộ ngân hàng (Trang 91)