trình đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ
Nhằm đáp ứng mục tiêu của các khóa đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ, cần xây dựng một bảng tiêu chuẩn cụ thể nhằm làm thước đo, quy chuẩn để tham chiếu đánh giá chất lượng giảng dạy của giảng viên giảng dạy chương trình đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ. Nhìn chung, theo quy định chung của trường và theo những tiêu chuẩn nhất định trong lĩnh vực giáo dục, giảng viên giảng dạy tại trường đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ trước tiên phải đáp ứng các tiêu chuẩn sau:
Một là, có trình độ chuyên môn nghiệp vụ cao. Có kinh nghiệm thực tiễn trong công tác nghiệp vụ ngân hàng và kỹ năng nghề nghiệp đáp ứng yêu cầu của khóa đào tạo, bồi dưỡng.
Hai là, có phương pháp sư phạm, kỹ năng giảng dạy tốt đáp ứng được yêu cầu của khoá đào tạo, bồi dưỡng.
Ba là, có phẩm chất chính trị vững vàng, đạo đức trong sáng, chấp hành tốt các Nghị quyết của Đảng và pháp luật Nhà nước và các quy định của Ngành; Có lòng yêu nghề, có thái độ và ý thức chấp hành tổ chức kỷ luật và quy trình thực hiện hoạt động giảng dạy của giảng viên
giảng dạy các khóa đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ. Các tiêu chí này được cụ thể thông qua thước đo là mức độ hài lòng của học viên đối với giảng viên cũng như khả năng nâng cao trình độ chuyên môn của học viên sau mỗi khóa học. Cụ thể là:
1.2.3.1 Mức độ hài lòng của học viên về kiến thức được truyền thụ của giảng viên Như đã đề cập ở phần trên, các học viên tham dự các khóa đào tạo, bồi dưỡng của trường đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ đều là các thành viên có nền tảng kiến thức vững vàng, được đào tạo bài bản và có ít nhiều kinh nghiệm thực tiễn gắn liền với công tác nghiệp vụ tại các đơn vị cơ sở. Vì vậy, người giảng viên, người thầy phải hơn các học viên một bậc cả về kiến thức chuyên môn và kinh nghiệm thực tiễn. Rõ ràng, người học viên sẽ không thể hài lòng với một người giảng viên thua kém họ về trình độ chuyên môn, kinh nghiệm thực tiễn. Học viên sẽ đánh giá cao các giảng viên có trình độ cao, có nhiều kinh nghiệm. Do đó, mức độ hài lòng của học viên về kiến thức truyền thụ là một trong các tiêu chí để đánh giá chất lượng giảng viên. Sự hài lòng của học viên sẽ phản ánh trình độ của người thầy có đủ để đáp ứng yêu cầu của học viên không, có phù hợp với các khóa đào tạo, bồi dưỡng không. Các tiêu chuẩn để đo mức độ hài lòng của học viên đối với trình độ của giảng viên như: Khả năng nắm vững lý thuyết; Am hiểu thực tiễn; Giới thiệu mục tiêu chuyên đề rõ ràng, cụ thể không? Mức độ phù hợp của nội dung chuyên đề; Mức độ sinh động hấp dẫn của nội dung chuyên đề; Khả năng tóm tắt những ý chính quan trọng; Khả năng giúp học viên hiểu bài; Kiến thức cập nhật phù hợp với chuyên đề; Khả năng khơi gợi lòng yêu nghề của học viên; Kiến thức mà học viên tiếp nhận được sau mỗi khóa học.
1.2.3.2 Mức độ hài lòng của học viên về kỹ năng giảng dạy, phương pháp giảng dạy, năng lực sư phạm và năng lực sử dụng phương tiện kỹ thuật của giảng viên
Kỹ năng sư phạm của người giảng viên là yếu tố quan trọng trong việc quyết định chất lượng giảng dạy. Đối với bất kỳ một khóa học nào, chất lượng
học viên sau các khóa học hay hiệu quả tiếp thu kiến thức của người học viên sau mỗi khóa học chính là sản phẩm đầu ra phản ánh kỹ năng sư phạm của người giảng viên. Chất lượng đầu ra phản ánh năng lực sư phạm của người giảng viên đã phù hợp hay chưa, người học viên tiếp thu được bao nhiêu phần trăm lượng kiến thức mà người giảng viên muốn truyền đạt, những kiến thức tiếp thu được có thực sự phù hợp và được vận dụng một cách hiệu quả trong công tác nghiệp vụ hàng ngày của các học viên hay không. Để đánh giá được những điều đó, đối tượng đánh giá phù hợp nhất không ai khác chính là các học viên của các khóa đào tạo, bồi dưỡng của trường.
Các tiêu chí cụ thể để đánh giá năng lực sư phạm của giảng viên gồm: Năng lực hiểu học viên; Năng lực cảm hóa học viên; Năng lực sư phạm; Thái độ thân thiện chuyên nghiệp; Phương pháp giảng dạy hấp dẫn, lôi cuốn; Khả năng khơi gợi tư duy độc lập của học viên; Hình ảnh minh họa phù hợp; Năng lực tạo không khí học tập tươi vui, cởi mở, trao đổi, tương tác; Áp dụng các công cụ công nghệ hiện đại hỗ trợ giảng dạy.