Chất lượng giảng viên trường bồi dưỡng cán bộ ngân hàng có ảnh hưởng mang tính quyết định đến hiệu quả công tác đào tạo, bồi dưỡng tại
trường. Thực tế hoạt động của TBD thấy, bên cạnh những mặt tích cực, những điểm mạnh đạt được, chất lượng giảng viên của trường còn một số hạn chế, gây ảnh hưởng đến công tác giảng dạy. Nhằm nâng cao chất lượng giảng viên, từ đó nâng cao hiệu quả công tác đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ tại TBD, TBD cần thực hiện những giải pháp sau.
Một là, hoàn thiện cơ cấu tổ chức Trường Bồi dưỡng cán bộ ngân hàng theo định hướng đào tạo, bồi dưỡng và nghiên cứu có chất lượng cao, chuyên môn sâu và phương pháp hiệu quả.
Hiện tại, theo quy định, TBD là đơn vị được giao nhiệm vụ đào, bồi dưỡng, cập nhật kiến thức cho cán bộ NHNN (khác với các cơ sở đào tạo khác là đào tạo xã hội). Năng lực tổ chức của TBD sẽ quyết định đến chất lượng bồi dưỡng và việc triển khai có hiệu quả các phương pháp đào tạo hiệu quả. Do đó, cần hoàn thiện cơ cấu tổ chức của Trường theo hướng đơn vị đào tạo bồi dưỡng và nghiên cứu có chất lượng cao, chuyên môn sâu. Các lĩnh vực đào tạo, bồi dưỡng của trường bao gồm: Đào tạo về chính sách tiền tệ, ngân hàng trung ương, quản lý kinh tế vĩ mô nâng cao …Lĩnh vực đào tạo của trường sẽ được thiết kế phù hợp với chiến lược phát triển nguồn nhân lực và chiến lược phát triển ngành ngân hàng đến 2020 và những năm tiếp theo. Trên cơ sở lộ trình phát triển của Trường, từng bước thành lập mới hay nâng cấp một số bộ phận, đơn vị của Trường để thực hiện tốt một số chức năng cụ thể đáp ứng yêu cầu hoạt động và tương xứng với sự phát triển của Trường trong từng giai đoạn. Các biện pháp cụ thể phải kể đến bao gồm: Chuyển đổi bộ môn thành khoa chuyên môn, trung tâm nghiên cứu phát triển đào tạo, trung tâm thông tin thư viện học liệu… phù hợp với chức năng của Trường. Trong đó Trung tâm nghiên cứu có chức năng nghiên cứu về phương pháp đào tạo phù hợp và hiệu quả nói chung và phương pháp riêng cho các khóa đào tạo nói riêng.
vào thực hiện công tác giảng dạy tại Trường Bồi dưỡng cán bộ ngân hàng.
Để nâng cao trình độ được đào tạo của giảng viên, không có cách nào hơn là Trường phải nâng cao tính chuyên nghiệp, nghiêm ngặt trong khâu lựa chọn giảng viên phục vụ cho công tác giảng dạy tại Trường. TBD cần thực hiện đào tạo và phát triển nguồn nhân lực của Trường theo mục tiêu, định hướng chiến lược đã đề ra. Lựa chọn đội ngũ cán bộ tiềm năng đưa vào quy hoạch đào tạo.
Đối với đối tượng là giảng viên kiêm chức, Trường cần phối hợp chặt chẽ với các Vụ, Cục, các đơn vị có liên quan thuộc NHNN đề nghị cung cấp danh sách các giảng viên tiềm năng. Trên cơ sở đó, đội ngũ quản lý đào tạo của Trường tiến hành lựa chọn giảng viên dựa trên các tiêu chí và các yêu cầu cho từng khóa học. Sau đó, Trường sẽ thực hiện công tác liên hệ và mời giảng đối với các đối tượng đạt yêu cầu.
Đối với các giảng viên mời ngoài là các giảng viên của các trường đại học, các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng khác, các tổ chức tài chính, tín dụng khác, Trường cũng cần làm tốt công tác ngoại giao, xin thông tin và danh sách các giảng viên để liên hệ và mời giảng viên phù hợp.
Các giảng viên được lựa chọn phải là các đối tượng có học hàm học vị cao, nền tảng lý thuyết vững vàng, kiến thức chuyên môn nghiệp vụ giỏi, kỹ năng sư phạm tốt, có kiến thức bổ trợ cho công tác giảng dạy (ưu tiên các đối tượng được đào tạo bài bản ở nước ngoài).
Ba là, có kế hoạch tuyển dụng đội ngũ các bộ quản lý chuyên nghiệp.
Cần có chính sách, quy hoạch dài hạn về phát triển đội ngũ cán bộ quản lý đào tạo đáp ứng với yêu cầu phát triển ngành ngân hàng và phát triển NHNN đến năm 2020 và những năm tiếp theo. Lựa chọn các cán bộ có làm công tác đào tạo, nghiên cứu có năng lực và tiềm năng đưa đi đào tạo tại nước
ngoài. Cần có chính sách quan tâm, ưu tiên phát triển Đảng, các chế độ về vật chất cũng như tinh thần… để tạo động lực cho các cán bộ cống hiến hết mình vào sự nghiệp chung của Trường.
Căn cứ tình hình thực hiện kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức trong các năm vừa qua và dự báo nhu cầu đào tạo của NHNN và ngành Ngân hàng trong thời gian tới, TBD cần phối hợp với các đơn vị có liên quan thuộc NHNN tiến tới triển khai xây dựng đội ngũ giảng viên bao gồm giảng viên kiêm chức, giảng viên mời ngoài khác song song với việc chuẩn bị đào tạo, bồi dưỡng một số giảng viên cơ hữu của Trường.
Kế hoạch xây dựng và phát triển đội ngũ giảng viên kiêm chức có nên tuân thủ triệt để theo 3 bước cơ bản như sau:
Bước một, căn cứ vào tình hình thực tiễn tham gia giảng dạy của giảng viên kiêm chức trong các chương trình đào tạo, bồi dưỡng do NHNN thực hiện thời gian vừa qua và tổng hợp thông tin từ các nguồn khác, TBD phối hợp với Vụ TCCB gửi bản mẫu đăng ký làm GVKC đến những cá nhân có tiềm năng hoặc đã tham gia giảng dạy. Đồng thời TBD đề nghị các Vụ, Cục, đơn vị đăng ký và đề xuất cử cán bộ, công chức làm GVKC.
Bước hai, căn cứ nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng của NHNN, TBD phối hợp cùng Vụ Tổ chức cán bộ rà soát, lựa chọn và lập danh sách GVKC tiềm năng.
Bước ba, cuối cùng, trên cơ sở thực tế, yêu cầu và nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng, TBD lựa chọn và lập danh sách GVKC trình Thống đốc phê duyệt và có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cho đội ngũ này về cả kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ và kỹ năng sư phạm. Danh sách GVKC định kỳ sẽ được rà soát lại, bổ sung, thay thế cho phù hợp với yêu cầu thực tiễn và nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức, viên chức NHNN theo từng giai đoạn.
phạm cho các giảng viên.
Tăng cường chất lượng đi đôi với tạo lập sự gắn bó và cam kết của đội ngũ giảng viên (giảng viên kiêm chức và giảng viên mời ngoài) với Trường bằng nhiều hình thức phù hợp thông qua các hoạt động như như sinh hoạt khoa học, báo cáo chuyên đề theo định kỳ hàng quý, hàng năm. Có các cách thức phù hợp để tạo lập môi trường khoa học, môi trường học hỏi trong Trường và qua đó nhằm tập hợp đội ngũ cán bộ có năng lực và tâm huyết khoa học cho sự nghiệp phát triển của Trường. Duy trì các hình thức sinh hoạt, báo cáo khoa học nội bộ Trường và từng bước mở rộng ra đội ngũ giảng viên cơ hữu, giảng viên mời ngoài hay các nhà khoa học…
Năng lực sư phạm và phương pháp giảng dạy là 2 yếu tố vô cùng quan trọng có ảnh hưởng lớn chất lượng giảng dạy và giáo dục. Có nhiều giảng viên có chuyên môn nhưng năng lực sư phạm phương pháp giảng dạy chưa tốt thì chất lượng giảng dạy không hiệu quả. Thông thường các học phần lý thuyết thường làm học viên khó tiếp thu, buồn ngủ nếu bài giảng không sinh động, thiếu thực tế. Vì vậy, Nhà trường cần có những biện pháp nâng cao năng lực sư phạm và đổi mới phương pháp giảng dạy.
Hiện nay, phương pháp giảng dạy của giảng viên Trường phần lớn vẫn theo phương pháp truyền thống trong đó, lấy người thầy là trung tâm. Theo phương pháp giảng dạy đổi mới, phải lấy người học làm trung tâm. Theo phương pháp này, vai trò, vị trí của giảng viên đã hoàn toàn thay đổi. Người giảng viên trở thành những cố vấn, trọng tài, định hướng vào tính tích cực học tập. Người giảng viên cần biết tạo động lực cho người học để khuyến khích khả năng tự học, tự nghiên cứu của các chủ thể học tập.
Đổi mới phương pháp giảng dạy không phải là sự thay thế cái cũ bằng cái mới. Đổi mới không phải là xóa bỏ phương pháp cũ, mà đổi mới chính là
sự tinh lọc, giữ lại các yếu tố tinh hoa trong các phương pháp dạy học vốn có và chuyển vào đó các yếu tố tích cực, hiện đại để tăng tính hiệu quả trong việc sử dụng nhuần nhuyễn các phương pháp phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh thực tế.
Muốn đổi mới phương pháp dạy học cho hiệu quả, cần đổi mới toàn bộ các khâu của quy trình giảng dạy từ nhận thức của giảng viên và học viên đến quy trình chuẩn bị bài giảng, cách tổ chức giảng dạy, cách giảng bài của thầy, cách học của trò, kiểm tra đánh giá. Tăng cường giáo dục kỹ năng thực hành nghiệp vụ giảng dạy tương tác giữa giảng viên, học viên và môi trường, giảng dạy kích thích sáng tạo và kỹ năng tự học của học viên…
Nhằm nâng cao năng lực sư phạm của các giảng viên, nhà trường cần đẩy mạnh các hoạt động tổ chức hội thảo, bồi dưỡng về tâm lý sư phạm và giao tiếp sư phạm. Trường cần có các biện pháp hiệu quả nhằm nâng cao ý thức nghiêm túc chấp hành của giảng viên trong thực hiện quy chế văn hóa, giao tiếp, ứng xử sư phạm trong Nhà trường. Điều này đòi hỏi người giảng viên phấn đấu và tu dưỡng để có một nếp sống văn hoá cao, một phong cách mẫu mực nhằm tạo ra một uy tín chân chính và thực sự, biểu hiện từ cử chỉ, lời nói đến tinh thần lao động hăng say, sáng tạo, ý tưởng nghề nghiệp cao đẹp.
Nhà trường cần đẩy mạnh hoạt động tổ chức diễn đàn trao đổi thống nhất về quan điểm, quan niệm đổi mới phương pháp dạy học, kinh nghiệm sử dụng các phương pháp dạy học hiệu quả…Đổi mới phương pháp dạy học phải bắt đầu từ những công việc của người giảng viên. Trong mỗi bài giảng, trên cơ sở nội dung chương trình cố định giảng viên luôn cần có sự đổi mới trong cách dạy để tạo sự hấp dẫn cho người học và hấp dẫn cho chính bản thân người giảng viên. Từ đó, giúp người giảng viên có điều kiện phát huy cao nhất khả năng truyền thụ, hướng dẫn của mình. Ngoài ra, các giảng viên phải có đề cương chi tiết các phần thảo luận, phải sử dụng các công cụ hỗ trợ cụ
thể như máy chiếu, tranh ảnh, sản phẩm...
Năm là, chú trọng tới chính sách đãi ngộ, thu hút giảng viên có chất lượng.
Để nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên, ngoài việc phát triển về chuyên môn và tư tưởng chính trị thì việc thực hiện chế độ chính sách, chăm lo cải thiện đời sống vật chất và tinh thần cho đội ngũ giảng viên là tạo động lực để thu hút cán bộ, giảng viên thực hiện tốt các chức năng, nhiệm vụ của mình.
Chăm lo tốt đời sống vật chất và tinh thần cho đội ngũ giảng viên nhằm làm cho đội ngũ giảng viên ổn định được cuộc sống để tập trung sức lực, trí tuệ vào công tác chuyên môn, nâng cao chất lượng dạy và học.
Theo chế độ quy định, tiền thù lao giảng bài cho GVKC không phải là quá thấp so với thị trường. Tuy nhiên GVKC đầu tư một bài giảng cho 1 khóa học/năm nên chi phí đầu tư so với thù lao giảng dạy là tương đối thấp. Vì vậy, cần có chính sách để thu hút và động viên cán bộ tham gia đội ngũ GVKC bằng các hình thức ngoài cơ chế tài chính như các hình thức vinh danh bằng các danh hiệu, khen thưởng, ưu tiên bổ nhiệm... và các ưu đãi phi vật chất …
Trường cần xây dựng và thực hiện cũng như điều chỉnh quy chế chi tiêu nội bộ hàng năm cho phù hợp với tình hình thực tế, thực hiện tốt chế độ khen thưởng hàng năm, tổ chức tốt các hoạt động như sinh hoạt chuyên đề khoa học để giảng viên có điều kiện tham gia. Trên cơ sở đó, quản lý việc thực hiện chế độ sao cho có hiệu quả tránh để thất thoát và mâu thuẫn trong đội ngũ giảng viên. Thực hiện đầy đủ và kịp thời các chế độ chính sách hiện hành của nhà nước đối với giảng viên. Cải thiện điều kiện và môi trường làm việc của đội ngũ giảng viên. Có biện pháp tạo nguồn kinh phí chính đáng hỗ trợ cho đời sống của giảng viên.
Đổi mới công tác xây dựng quy hoạch, kế hoạch. Đồng thời, sửa đổi, bổ sung hoàn thiện các quy định về tuyển dụng giảng viên. Nghiên cứu xây dựng cơ chế, chính sách nhằm thu hút cán bộ khoa học có trình độ chuyên
môn cao tham gia giảng dạy tại Trường.
Bổ sung, hoàn thiện cơ chế, chính sách đãi ngộ đối với đội ngũ giảng viên tương xứng với thành tích và năng lực cá nhân. Điều chỉnh chính sách về thù lao, phụ cấp ưu đãi, cơ chế đãi ngộ phù hợp để cải thiện đời sống vật chất và tinh thần, cùng với đó là các ưu tiên trong việc đi đào tạo tại nước ngoài, bổ nhiệm, nâng ngạch, khen thưởng... Từ đó, tạo động lực và điều kiện cho đội ngũ giảng viên nâng cao năng lực, trình độ.
Sáu là, quản lý tốt và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực tài chính, từng bước hoàn chỉnh và hiện đại hoá cơ sở vật chất
TBD cần thực hiện có hiệu quả cơ chế tự chủ tài chính, quản lý và sử dụng các nguồn lực tài chính, cơ sở vật chất đúng theo các quy định. Trường cần rà soát các khoản chi, sử dụng cơ sở vật chất theo hướng có hiệu quả và tiết kiệm. Bên cạnh đó, cần tăng cường, tận dụng các nguồn thu trên cơ sở khai thác các cơ sở vật chất của Trường. Ngoài ra, cần đa dạng hóa các nguồn thu từ việc tăng cường các hoạt động dịch vụ đào tạo, bồi dưỡng và nghiên cứu khoa học, liên kết đào tạo, thực hiện các dự án, chương trình, hợp đồng đào tạo với các ngành, các địa phương, các tổ chức trong và ngoài nước nhằm nâng cao vị thế của Trường và tăng nguồn thu cho Trường.
Cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy và học là một trong những nhân tố quan trọng tác động tích cực tới việc nâng cao chất lượng dạy và học, đảm bảo chất lượng đào tạo của một trường, giúp cho người học đáp ứng được yêu cầu của người sử dụng lao động, tiếp cận ngay và làm chủ công nghệ nơi công tác có hiệu quả.
Thiết bị giảng dạy và nghiên cứu là điều kiện hết sức quan trọng làm tăng hiệu quả lao động của giảng viên. Đồng thời một số thiết bị còn gây được hứng thú nhất định cho người học. Các băng đĩa hình, phần mềm mô phỏng, giáo án điện tử có cấu trúc phần hình động… có thể sử dụng trong một giờ giảng, giúp bài giảng trở nên sinh động hơn, ấn tượng về bài giảng tốt
hơn, học viên dễ hiểu và dễ khắc sâu những chi tiết khó (lẽ ra phải tư duy trừu tượng nay lại được minh họa rõ ràng), thời gian giảng được rút ngắn và diễn ra nhẹ nhàng, thoải mái. Giảng viên có nhiều thời gian hơn cho việc nêu vấn đề, cắt nghĩa, giảng giải. Học viên mất ít thời gian và công sức ghi toàn bài để tập trung nhiều hơn vào việc nghe giảng, cùng tham gia giải quyết các vấn đề mà giảng viên đặt ra.
Do đó, Trường cần từng bước xác lập, xây dựng cơ sở vật chất của TBD một cách tương xứng với vị thế và tiềm năng phát triển của Trường nhằm đáp ứng yêu cầu đào tạo, bồi dưỡng cán bộ NHNN theo từng thời kỳ và đáp ứng yêu cầu triển khai các hình thức đào tạo hiện đại (Trụ sở chính tại Hà Nội và các Phân viện).
Bảy là, đẩy mạnh hợp tác quốc tế;
Việc khai thác hiệu quả các dự án hỗ trợ quốc tế, sẽ đưa lại nhiều lợi ích: