Một là, nâng cao chất lượng nội dung bài giảng. Nội dung bài giảng là trí tuệ của tập thể, là điểm nút quan trọng đầu tiên trong việc đổi mới phương pháp dạy và học. Nếu người giảng viên viết được bài giảng phù hợp được với năng lực tự học của sinh viên, thì những vấn đề đặt ra: “Học viên phải tự học như thế nào?”, “Giảng những gì trên lớp?” ngay cả với các giảng viên mới vào nghề cũng sẽ được giải quyết thấu đáo.
Đổi mới phương pháp dạy học trên lớp như vậy là rất quan trọng. Tuy nhiên, nếu không đổi mới cấu trúc và nội dung tài liệu học tập cho học viên trong đó bài giảng bước đột phá đầu tiên, thì chẳng khác nào chúng ta cố hát bài hát dân ca trên nền nhạc rock. Bài giảng không thể là sự chép lại hay bê tất cả những kiến thức trong những cuốn sách liên quan đến học phần và đổ vào đó một cách thiếu cân nhắc. Bài giảng sẽ trở nên thiếu ý nghĩa, nếu bài giảng viết để phục vụ thầy lên lớp giảng chứ không phải để trò tự học. Bài giảng phải là cuốn tài liệu học tập cơ bản nhất của học phần để sinh viên có thể lấy đó làm cơ sở, đi sâu, khám phá toàn bộ nội dung của học phần.
Đề cương bài giảng là kế hoạch sư phạm tổng thể của giảng viên trong quá trình giảng dạy một học phần, được cụ thể hoá trong các chương, bài. Đề cương bài giảng là tài liệu bắt buộc đối với giảng viên khi lên lớp, được chuyển tới học trong giờ học đầu tiên của học phần. Đề cương bài giảng được xây dựng đầy đủ các phần trên cơ sở mục tiêu học phần, chương trình đào tạo, kế hoạch chuyên môn, giáo trình bộ môn, các tài liệu tham khảo khác (đặc biệt là nguồn tài liệu cập nhật), các phương pháp giảng dạy (lý thuyết, thực hành), các phương tiện và kĩ thuật giảng dạy, các ý tưởng sư phạm trong tổ chức giờ học, các bài tập thực hành, thảo luận, nội dung hướng dẫn tự học.
Do vậy, đề cương bài giảng có thể được xây dựng theo hướng mở, tiện lợi cho việc cập nhật thông tin, chỉnh sửa, bổ sung hoặc thay đổi nội dung giảng dạy.
Nội dung bài giảng phải được thẩm định trước khi người giảng viên lên lớp giảng bởi Tổ bộ môn và các cán bộ chuyên môn sâu trong từng lĩnh vực để đảm bảo tính thống nhất, tính chuẩn xác, tính hợp lý.
Ngoài ra, việc nâng nâng cao năng lực chuyên môn cũng yêu cầu một điều kiện tiên quyết là người giảng viên phải tích cực trong các hoạt động thực tế và nghiên cứu khoa học.
Hai là, tiếp tục cải tiến phương pháp, áp dụng các phương pháp giảng dạy tiên tiến. Phương pháp giảng dạy là yếu tố cực kỳ quan trọng ảnh hưởng đến chất lượng giảng dạy của giảng viên. Phương pháp giảng dạy cần được giảng viên thiết kế, lựa chọn phù hợp với mục tiêu của từng khóa học, đối tượng học viên cũng như nội dung đào tạo, bồi dưỡng.
Thay vì áp dụng các phương pháp giảng dạy truyền thống, thông tin và kiến thức được truyền tải theo một chiều, giảng viên giảng bài và học viên lắng nghe, giảng viên TBD nên áp dụng các phương pháp giảng dạy tiên tiến, hiện đại. Theo các phương pháp sư phạm mới, hoạt động giảng dạy là một quá trình tương tác hai chiều. Người giảng viên không chỉ đơn thuần là người truyền thụ kiến thức mà còn tiếp nhận những phản hồi đóng góp của học viên về nội dung bài giảng và phương pháp giảng dạy để từ đó nâng cao chất lượng giảng dạy ở những lần tiếp theo. Học viên không còn là người thụ động tiếp thu những kiến thức được cung cấp bởi các giảng viên mà được yêu cầu tư duy, có sự trao đổi, thảo luận nhóm và thảo luận trực tiếp với giảng viên về các vấn đề liên quan đến nội dung bài giảng. Có thể nói, việc không ngừng trau dồi nghiệp vụ sư phạm, nghiên cứu, tìm tòi các phương pháp giảng dạy hiện đại đáp ứng yêu cầu giảng dạy là giải pháp không thể thiếu nhằm nâng cao chất lượng giảng viên, và từ đó nâng cao chất lượng giảng dạy.
viên. Trong công tác giảng dạy, giảng viên cần nghiêm khắc tuân thủ quy định giảng dạy của TBD bao gồm thời gian lên lớp, tác phong chuyên nghiệp của người giảng viên, thái độ chuyên nghiệp của người giảng viên trong các khâu soạn giáo án, tìm tài liệu tham khảo, giao bài tập cho học viên cũng như giải đáp các thắc mắc mà các học viên yêu cầu.
Nghề nhà giáo vốn là một nghề cao quý luôn được mọi người trọng vọng. Chính vì vậy, các giảng viên cần rèn luyện, bồi đắp ý thức tôn trọng trước hết là nghề nghiệp của mình và sau đó là tôn trọng học viên của mình. Giảng viên cần coi công việc truyền đạt tri thức đến cho các học viên vừa là trách nhiệm, vừa là nghĩa vụ cũng vừa là quyền lợi cao cả, thiêng liêng của bản thân. Có tôn trọng nghề, có yêu nghề và giữ mãi ngọn lửa nhiệt tình với nghề thì người giảng viên mới có thể thực sự tâm huyết với nghề. Có trăn trở với nghề thì người giảng viên mới say mê nghiên cứu những phương pháp mới phục vụ giảng dạy, tìm tòi những nội dung mới phục vụ giảng dạy và chăm chút cho từng nội dung của bài giảng.