Kiến thức chuyên môn nghiệp vụ, kiến thức thực tiễn của giảng viên và tác động của chương trình đào

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ - Nâng cao chất lượng giảng viên tại Trường Bồi dưỡng cán bộ ngân hàng (Trang 38)

và tác động của chương trình đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ

Kiến thức chuyên môn nghiệp vụ của người giảng viên giữ vai trò quan trọng hàng đầu trong công tác đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ cho các học viên. Yếu tố đầu tiên trong nội dung kiến thức của người giảng viên là những kiến thức lý thuyết bao gồm các kiến thức từ tổng quan đến nâng cao về kinh tế, tài chính liên quan đến các khóa đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ đã, đang và sẽ được thiết kế, tổ chức. Yếu tố thứ hai không kém phần quan trọng trong kiến thức của giảng viên của chương trình đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ là kinh nghiệm thực tiễn. Đối tượng học viên tham gia các khóa đào tạo, bồi dưỡng đều là những cán bộ, công chức. Những đối tượng học viên này đều đang giữ một vị trí công việc nào đó liên quan đến kinh tế, tài chính tại các ngân hàng, các tổ chức tín dụng, hay các tổ chức tài chính, kinh tế nào đó. Họ là những người đã được đào tạo khá bài bản về mặt lý thuyết ở các trường đại học hàng đầu về kinh tế, tài chính. Một số người thậm chí đã hoàn thành, hoặc chuẩn bị hoàn thành các cấp bậc học sau đại học. Vì vậy, bên cạnh việc nắm rõ các kiến thức cơ bản về kinh tế, tài chính, một số người còn am hiểu những khái niệm chuyên nghành nâng cao hơn. Mặt khác, các đối tượng học viên của chương trình đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ cũng đã có ít nhiều kinh nghiệm trong công tác chuyên môn, nghiệp vụ. Bởi vì, khi tham gia các khóa đào tạo bồi dưỡng họ cũng đang làm việc trong lĩnh vực kinh tế, tài chính, họ đã va vấp với các vấn đề kinh tế, tài chính ít hay nhiều. Chính vì vậy, để có thể đảm nhiệm vai trò giảng viên của các khóa đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ, người thầy phải là những người có trình độ cao hơn các học viên ở cả kiến thức

chuyên môn nghiệp vụ lẫn kinh nghiệm thực tiễn. Đối với những kiến thức mà học viên đã biết, vai trò của người giảng viên là giúp họ hiểu sâu hơn, hiểu cặn kẽ, tường tận hơn các vấn đề. Từ đó, các học viên có thể tiếp cận với các kiến thức nâng cao, phức tạp hơn một cách dễ dàng hơn. Đối với các kiến thức mới, người giảng viên đóng vai trò là cầu nối kiến thức. Bên cạnh việc truyền đạt kiến thức mới tới các học viên, người giảng viên có nhiệm vụ giúp các học viên hiểu rõ nội dung kiến thức mới cũng như áp dụng trong thực tiễn từng vị trí công việc cụ thể. Chẳng hạn, một trong những yêu cầu đối với kiến thức của người giảng viên là người giảng viên phải nắm vững các luật, nghị định, thông tư, quy định, quy chế ảnh hưởng đến hoạt động của ngành và thường xuyên cập nhật những kiến thức mới cho bản thân. Chúng ta đều biết rằng các quy chế, quy định về kinh tế tài chính do các cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước quy định thường xuyên được cải tiến và cập nhật. Chính vì thế, việc cập nhật các kiến thức mới đối với người giảng viên là yêu cầu tối thiểu để có thể truyền đạt những kiến thức mới nhất, đúng luật nhất, và hữu ích nhất cho công việc tới các đối tượng học viên. Có như thế mới đảm bảo được đầu ra chất lượng cao với các học viên.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ - Nâng cao chất lượng giảng viên tại Trường Bồi dưỡng cán bộ ngân hàng (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(142 trang)
w