Chính sách vĩ mô của Nhà nước về đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ cũng là một yếu tố tác động đến chất lượng giảng viên. Trong quá trình hội nhập và phát triển, Nhà nước đề ra các chính sách vĩ mô về phát triển kinh tế, xã hội. Trên cơ sở các chính sách chung về phát triển kinh tế, Nhà nước đưa ra những chính sách liên quan đến hoạt động đào tạo, bồi dưỡng nhằm đáp ứng yêu cầu, mục tiêu phát triển kinh tế, xã hội đã đề ra. Một nền kinh tế với các chính sách phát triển bền vững sẽ yêu cầu đẩy mạnh hoạt động đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ kinh tế xã hội với chất lượng giảng viên ngày càng được nâng cao.
Nếu những tiêu chuẩn cụ thể về chất lượng giảng viên được Nhà nước nghiên cứu, xây dựng một cách bài bản, có hệ thống sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc tuyển dụng và huy động giảng viên của các trường đào tạo, bồi dưỡng.
Việc Nhà nước quy định rõ tiêu chuẩn giảng viên theo đối tượng học viên là sinh viên hay cán bộ công chức, viên chức có ý nghĩa quan trọng giúp quá trình tuyển dụng giảng viên giảng dạy đào tạo, bồi dưỡng có chọn lọc hơn. Mặt khác, điều này còn khuyến khích các giảng viên không ngừng trau dồi, học hỏi, nâng cao kiến thức để đáp ứng các yêu cầu về tiêu chuẩn giảng viên.
giảng viên. Nếu Nhà nước có chính sách đãi ngộ hợp lý, ưu đãi thích hợp đối với đối tượng giảng viên thì sẽ tạo điều kiện cho họ yên tâm công tác, thêm yêu nghề, không ngừng tìm tòi học hỏi để đáp ứng yêu cầu giảng dạy. Chính sách đãi ngộ hợp lý cũng khiến cho vị trí công việc này được nhiều người kì vọng. Càng nhiều người có tham vọng trở thành giảng viên, tham gia đào tạo, bồi dưỡng sẽ dẫn đến kết quả tất yếu là có sự cạnh tranh. Mọi người sẽ càng có động lực để trau dồi, bổ sung kiến thức, kinh nghiệm cho bản thân. Chất lượng giảng viên cũng từ đó được nâng lên.