Thực trạng về kiến thức chuyên môn nghiệp vụ và kiến thức thực tiễn liên quan đến chương trình đào

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ - Nâng cao chất lượng giảng viên tại Trường Bồi dưỡng cán bộ ngân hàng (Trang 75)

tiễn liên quan đến chương trình đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ

Cơ cấu giảng viên tham gia công tác giảng dạy tại trường gồm 2 bộ phận: Giảng viên kiêm chức và các đối tượng là các giảng viên do Trường thuê từ các cơ sở đào tạo khác và các tổ chức tài chính, tín dụng khác. Đối với các đối tượng là giảng viên kiêm chức, hoặc giảng viên là các chuyên gia từ các tổ chức tài chính, tín dụng khác nhau trong cả nước, họ có nhiều kinh nghiệm thực tiễn bởi họ họ đang trực tiếp công tác tại các lĩnh vực chuyên môn khác nhau thuộc NHNN. Tuy nhiên, nền tảng lý thuyết của họ không sâu rộng bằng giảng viên đại học. Đối với các đối tượng giảng viên khác thuê từ các trường đại học, các cơ sở đào tạo khác, họ có nền tảng kiến thức lý thuyết vững vàng, rộng lớn và đa dạng. Nhưng, kinh nghiệm thực tiễn của họ không nhiều. Rất ít các giảng viên hội tụ đủ cả yếu tố lý thuyết và thực tiễn. Mà sự kết hợp của hai yếu tố này lại là điều cực kỳ cần thiết trong công tác đào tạo bồi dưỡng nguồn nhân lực chất lượng cao cho ngành ngân hàng nói riêng và cho toàn bộ nền kinh tế nói chung. Sau một thời gian đi vào hoạt động và bước đầu phát triển, hoạt động giảng dạy của TBD đã đạt được một số thành tựu nhất định. Đội ngũ giảng viên của Trường ngày càng được đánh giá cao về trình độ chuyên môn. Thực trạng về kiến thức chuyên môn nghiệp vụ và kiến thức thực tiễn liên quan đến chương trình đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ của các giảng viên TBD được phản ánh cụ thể thông qua mức độ hài lòng của 100 đối tượng học viên được chọn mẫu phỏng vấn như sau:

* Điểm mạnh

Đội ngũ giảng viên đều là nguồn nhân lực chất lượng cao đến từ khắp các đơn vị đầu ngành trong cả nước. Họ là các GVKC giàu kinh nghiệm chuyên môn hay là những giáo sư tiến sĩ đầu ngành đến từ các trường đại học danh tiếng, các chuyên gia đến từ các tổ chức tài chính tín dụng hàng đầu.

Việc thu hút được đội ngũ giảng viên này có thể coi là thành công trong các nỗ lực phát triển nhà trường, nâng cao chất lượng giảng dạy.

Qua bảng tổng hợp phiếu đánh giá chất lượng giảng viên được thực hiện qua các phiếu phỏng vấn đối với các đối tượng học viên có thể thấy nhiều nội dung về kiến thức giảng viên được các học viên đánh giá cao, thậm chí là rất cao. Phản ứng của các học viên thu được từ phiếu phỏng vấn cho thấy các học viên đánh giá cao nội dung các chuyên đề của các khóa học (điểm trung bình 3,95điểm/5 điểm). Nhìn chung, nội dung của các chuyên đề đã được xây dựng một cách phù hợp với trình độ của các học viên và với mục tiêu khác nhau của các chương trình đào tạo, bồi dưỡng. Do nội dung chuyên đề được xây dựng bám sát các mục tiêu của từng chương trình bồi dưỡng cụ thể nên các giảng viên phát huy tốt trong việc giúp các học viên lĩnh hội được những kiến thức cơ bản của chuyên để (điểm trung bình 3,8 điểm/5 điểm).

Chất lượng nội dung bài giảng ngày càng được nâng cao và hoàn thiện. Các giảng viên của Trường thường xuyên cập nhật các chủ trương chính sách mới phù hợp với chương trình bồi dưỡng để đáp ứng yêu cầu đào tạo. Thông qua các khóa đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ ngân hàng tại TBD, các giảng viên của trường đã cung cấp cho các học viên nhiều thông tin mới, cập nhật về phát triển kinh tế, xã hội liên quan đến chuyên đề. Nhìn chung, hai nội dung phản ánh kiến thức của giảng viên này đều được đánh giá ở mức rất cao, từ 4,01 đến 4,05 điểm bình quân/5 điểm (xem bảng 2.2).

Bảng 2.2. Đánh giá về trình độ kiến thức của giảng viên và tác động của chương trình đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ

Số ý kiến

trả lời 1 2 3 4 5

Điểm TB 1. Về cung cấp kiến thức cho học viên

1.1. Giảng viên giới thiệu mục tiêu chuyên

đề rõ ràng, cụ thể 80 8 42 30 0 0 3,73 1.2. Nội dung chuyên đề phù hợp với

mục tiêu chương trình bồi dưỡng 80 13 51 15 1 0 3,95 1.3 Giảng viên đề cập và nhấn mạnh

những nội dung kiến thức quan trọng một cách rõ ràng, dễ hiểu và đảm bảo theo chuyên đề

80 10 30 35 5 0 3,56 1.4. Giảng viên giúp học viên lĩnh hội

được những kiến thức cơ bản của chuyên đề

80 15 37 25 3 0 3,80 1.5. Nội dung chuyên đề sinh động, bài

tập thực hành phù hợp, hữu ích và hấp dẫn

78 4 28 38 8 0 3,36 1.6 Giảng viên giới thiệu các tài liệu

tham khảo, đề cương chuyên đề phù hợp, cập nhật và dễ tiếp cận

78 14 33 28 3 0 3,74 1.7 Giảng viên cập nhật được các chủ

trương chính sách mới phù hợp với chương trình bồi dưỡng

80 24 36 20 0 0 4,05 1.8 Giảng viên cung cấp cho học viên

nhiều thông tin mới, cập nhật về phát triển kinh tế xã hội liên quan đến chuyên đề

80 23 36 20 1 0 4,01

2.Tác động

2.1 Thông qua hoạt động giảng dạy, giảng viên giúp học viên đánh giá cao giá trị của chương trình, có niềm say mê với chuyên đề và có tình yêu với công việc trong tương lai

80 4 30 39 7 0 3,39

2.2 Thông qua hoạt động giảng dạy, giảng viên giúp học viên có ý thức tổ chức, thái độ nghiêm túc và khoa học

79 13 14 48 4 0 3,46

(Nguồn: Kết quả điều tra khảo sát của tác giả năm 2014)

Bên cạnh những mặt tích cực đạt được, trong công tác giảng dạy của TBD vẫn còn tồn tại khá nhiều hạn chế cần được tháo gỡ, giải quyết dần từng bước trong tương lai. Những hạn chế đó được đánh giá khái quát trên các mặt sau:

Thứ nhất, Giảng viên được đánh giá cao về trình độ lý thuyết nhưng sự am hiểu thực tiễn của giảng viên, đặc biệt là giảng viên mời ngoài còn có hạn chế, thể hiện qua đánh giá của học viên (3,43 điểm/ 5 điểm). Các giảng viên này tuy có đến từ các cơ sở đào tạo danh tiếng với học hàm, học vị cao tuy nhiên kinh nghiệm thực tiễn chưa nhiều (bảng 2.3).

Bảng 2.3. Ý kiến đánh giá chung về trình độ giảng viên

kiến trả Số ý

lời

1 2 3 4 5 Điểm

TB

Về trình độ giảng viên

1.Giảng viên nắm vững lý thuyết 80 18 56 6 0 0 4,15 2. Giảng viên am hiểu thực tiễn 80 10 22 40 8 0 3,43

(Nguồn:Kết quả điều tra khảo sát của tác giả năm 2014)

Thứ hai, Năng lực sư phạm của một bộ phận giảng viên TBD còn hạn chế. Tùy theo mục tiêu, nội dung của khóa học và đối tượng học viên, Trường đã liên hệ và mời giảng viên có kinh nghiệm và kiến thức chuyên môn phù hợp. Các GVKC có chuyên môn nghiệp vụ tốt nhưng hạn chế về thời gian tham gia biên soạn tài liệu và giảng dạy đôi khi còn thiếu kỹ năng, phương pháp sư phạm. Một số giảng viên bên ngoài không được đánh giá cao về phương pháp thuyết trình, kinh nghiệm thực tiễn liên quan đến chủ đề giảng dạy…khi giảng cho đối tượng học viên là cán bộ Ngân hàng Ương. GVKC thường chưa được đánh giá cao về kỹ năng giảng dạy, tâm lý giảng dạy. Hiện nay NHNN chưa xây dựng được quy chế GVKC…nên ảnh hưởng đến chất lượng bài giảng.

Nếu xét về nguồn nhân lực nội bộ, Trường còn hạn chế về cả số lượng và chất lượng giảng viên so với khả năng phát triển của Trường cũng như nhu

cầu đào tạo, bồi dưỡng ngày càng cao của đội ngũ cán bộ ngân hàng đông đảo về số lượng và ngày càng được nâng cao về trình độ chuyên môn. Có thể nói, chất lượng đội ngũ cán bộ của Trường chưa đáp ứng được yêu cầu trước mắt cũng như lâu dài cho chiến lược phát triển Trường và yêu cầu của công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức NHNN...

Thứ ba, Các sản phẩm trí tuệ về nghiên cứu, đào tạo, bồi dưỡng chưa nhiều. Hiện nay, do Trường đang ở giai đoạn xây dựng, phát triển nên các chương trình, tài liệu cụ thể cho các chương trình khung về đào tạo, bồi dưỡng hầu hết còn đang bắt đầu xây dựng, thiết kế và thử nghiệm.

Qua phiếu phỏng vấn được gửi tới các học viên, có thể thấy cách tiếp cận, giới thiệu chuyên đề của một số giảng viên chưa thực sự rõ ràng và hiệu quả (bình quân 3,73 điểm/5 điểm). Một số giảng viên chưa lựa chọn phương pháp thích hợp trong giảng dạy khiến cho những nội dung kiến thức quan trọng của chuyên đề chưa được đề cập và nhấn mạnh một cách rõ ràng, dễ hiểu. Do đó, điểm đánh giá trung bình của học viên đối với kỹ năng này của giảng viên chỉ đạt 3,56 điểm/5 điểm).

Công tác nghiên cứu, soạn giáo án chưa được chú trọng đúng mức do đặc điểm giảng viên thường kiêm nhiệm nhiều chức vụ khiến cho nội dung của các chuyên đề chưa thực sự sinh động. Một số giảng viên nặng về lý thuyết nên việc xây dựng các bài tập thực hành vẫn chưa phù hợp thực tiễn, chưa tạo sự hữu ích và hấp dẫn cho các học viên (điểm bình quân đạt mức trung bình khá 3,36 điểm/5 điểm).

Do tính chất công việc bận rộn, nhiều giảng viên không có thời gian hoàn thiện đề cương giảng dạy, cập nhật tài liệu tham khảo khiến cho nội dung bài giảng tương đối nghèo nàn, thiếu thu hút (điểm bình quân đạt mức khá 3,74 điểm/5 điểm).

Nhìn chung, hoạt động giảng dạy vẫn chủ yếu theo phương pháp truyền thống, thầy giảng, trò nghe, chưa có sự trao đổi thực sự giữa người truyền thụ

kiến thức và người tiếp nhận kiến thức. Bởi vậy, những kiến thức trong khóa học hầu như là những kiến thức được đúc rút một cách chủ quan từ kinh nghiệm của người thầy chứ không phải là từ sự thảo luận sôi nổi giữa các thành viên trong lớp học, Do đó, học viên chưa thực sự đánh giá cao giá trị của chương trình cũng như có niềm say mê với chuyên đề và có tình yêu với công việc trong tương lai. Cũng do chưa có sự tương tác qua lại giữa giảng viên và học viên, giữa học viên với nhau nên các tiết học trở nên kém thu hút, học viên không tiếp thu được nhiều kiến thức từ đây. Các khóa học chưa tạo được cho học viên ý thức tổ chức, thái độ nghiêm túc và khoa học. Hai nội dung kiến thức này của giảng viên chỉ được học viên đánh giá ở mức trung bình khá với số điểm trung bình lần lượt là 3,39 điểm/5 điểm và 3,46 điểm/5 điểm.

Theo đánh giá chung, khả năng am hiểu thực tiễn của giảng viên TBD chỉ đạt mức khá với số điểm đánh giá là 3,43 điểm/5 điểm (Theo bảng 2.2. Ý kiến đánh giá chung về trình độ giảng viên).

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ - Nâng cao chất lượng giảng viên tại Trường Bồi dưỡng cán bộ ngân hàng (Trang 75)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(142 trang)
w