Chiến lược phát triển ngành ngân hàng đến năm 2020 tác động đến nhu cầu bồi dưỡng cán bộ ngân

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ - Nâng cao chất lượng giảng viên tại Trường Bồi dưỡng cán bộ ngân hàng (Trang 98)

nhu cầu bồi dưỡng cán bộ ngân hàng đến năm 2020

Chiến lược phát triển ngành ngân hàng được xây dựng và thực thi nhằm phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế xã hội do Đảng và Nhà nước đề ra. Phát triển hệ thống ngân hàng được đặt trong mối quan hệ với sự phát triển của nền kinh tế nói chung. Ngoài ra, việc phát triển hệ thống ngân hàng cũng gắn bó mật thiết với sự phát triển tổng thể hệ thống tài chính, thị trường tài chính, tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế và thực hiện các cam kết quốc tế trong lĩnh vực tài chính ngân hàng.

Chiến lược chung phát triển ngành ngân hàng giai đoạn 2011-2015.

phát triển toàn diện, bền vững, hiện đại, hoạt động theo cơ chế thị trường, định hướng xã hội chủ nghĩa, có năng lực quản lý, trình độ ứng dụng công nghệ tiên tiến, hội nhập quốc tế sâu rộng, áp dụng đầy đủ các thiết chế và chuẩn mực quốc tế ở cả NHNN và các TCTD.

Trong đó, Phát triển NHNN trở thành một NHTW thực sự, thực hiện hiệu quả việc ổn định giá trị đồng tiền, bảo đảm an toàn hoạt động ngân hàng và hệ thống các tổ chức tín dụng. NHNN có nhiệm vụ đảm bảo an toàn, hiệu quả hệ thống thanh toán quốc gia, thúc đẩy sự ổn định tài chính, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội. Do đó, NHNN cần có phương thức quản lý tiên tiến trên nền tảng công nghệ thông tin, áp dụng các chuẩn mực quốc tế trong nghiệp vụ hoạt động NHTW. Ngoài ra, NHNN cần hội nhập sâu rộng với cộng đồng tài chính quốc tế tương tự như NHTW các nước trong khu vực Châu Á.

Phát triển hệ thống các TCTD đa dạng, bền vững với năng lực cạnh tranh cao, sản phẩm dịch vụ ngân hàng phong phú. TCTD phấn đấu đạt mục tiêu cung ứng rộng rãi cho các thành phần đa dạng trong nền kinh tế dựa trên cơ sở hạ tầng tài chính hiện đại, từng bước hội nhập sâu hơn vào các thị trường trong khu vực và quốc tế. Trên cơ sở đó, đạt được sự phát triển ngang tầm với các quốc gia có thu nhập trung bình trong khu vực (Quy hoạch phát triển nguồn nhân lực ngành ngân hàng giai đoạn 2011-2020” được Thống đốc NHNN phê duyệt theo Quyết định số 219/QĐ-NHNN ngày 09/02/2012).

Hiện tại, các Trường đào tạo về chuyên ngành tài chính, ngân hàng mới tập trung vào đào tạo cấp độ đại học, mang tính lý thuyết nền tảng. Cho đến nay, ít có tổ chức đào tạo nào có thể đáp ứng các chương trình đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, chuyên sâu và nâng cao cũng như cập nhật kiến thức cho cán bộ của NHNN (bù đắp những lỗ hổng kiến thức, lỗ hổng năng lực bao gồm năng lực thực tế và yêu cầu của từng vị trí công việc).

lực riêng của mình như Ngân hàng Trung ương Cộng hòa Liên Bang Đức. Sự ra đời và phát triển của TBD do vậy hoàn toàn phù hợp với xu thế phát triển của thế giới và yêu cầu phát triển của nền kinh tế.

Chiến lược chung phát triển ngành ngân hàng giai đoạn 2016-2020.

Trong giai đoạn này, căn cứ nhu cầu đào tạo và định hướng phát triển nguồn nhân lực của NHNN và ngành, TBD và Vụ TCCB cần phối hợp với các đơn vị chuyên môn để rà soát và tiếp tục hoàn thiện đội ngũ GVKC hiện có cho các chủ đề, lĩnh vực chuyên môn, nghiệp vụ trọng yếu của NHNN đồng thời tiến hành xác định thêm các chủ đề hoặc lĩnh vực chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp với tình hình và sự tiến triển trong lĩnh vực tài chính – ngân hàng trong nước và trên thế giới.

Trên cơ sở các chủ đề và lĩnh vực đã xác định, TBD và Vụ TCCB phối hợp với các đơn vị có liên quan tại NHNN tiếp tục xây dựng và mở rộng đội ngũ GVKC cho các chủ đề mới theo hướng có chỉnh sửa và bổ sung để phù hợp với yêu cầu đào tạo, bồi dưỡng cập nhật kiến thức, kỹ năng cần thiết đối với cán bộ, công chức nhằm nâng cao năng lực thực thi công việc, từng bước tăng cường chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu, đòi hỏi của một NHTW hiện đại theo định hướng phát triển đến năm 2020 tại Quyết định số 112/2006/QĐ-TTg ngày 24/5/2006 của Thủ tướng chính phủ. Phấn đấu đến hết năm 2015, NHNN có đội ngũ khoảng 80-90 GVKC, đảm nhận được khoảng 40% số lượng các khóa đào tạo, bồi dưỡng dành cho cán bộ, công chức NHNN.

Sự tác động của chiến lược phát triển ngành ngân hàng đến nhu cầu bồi dưỡng cán bộ ngân hàng. Chiến lược phát triển ngành ngân hàng cho thấy đào tạo nguồn nhân lực cán bộ ngân hàng chất lượng cao chính là một bước đi trong quá trình phát triển của ngành ngân hàng nhằm dần bắt kịp và sánh ngang tầm với các ngân hàng phát triển trong khu vực và trên thế giới. Chiến lược cũng cho thấy, để hệ thống ngân hàng thực sự lớn mạnh thì cần

thiết phải đầu tư phát triển theo chiều sâu, nghĩa là tập trung nâng cao năng lực chuyên môn cho các cán bộ ngân hàng. Điều này sẽ khiến cho nhu cầu bồi dưỡng cán bộ ngân hàng ngày một tăng cao.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ - Nâng cao chất lượng giảng viên tại Trường Bồi dưỡng cán bộ ngân hàng (Trang 98)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(142 trang)
w