Mục tiêu nângcao chất lượng giảng viên giảng dạy chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ ngân hàng tạ

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ - Nâng cao chất lượng giảng viên tại Trường Bồi dưỡng cán bộ ngân hàng (Trang 105)

dưỡng nghiệp vụ ngân hàng tại Trường Bồi dưỡng cán bộ ngân hàng đến năm 2020

Theo quy hoạch phát triển nguồn nhân lực ngành ngân hàng giai đoạn 2011-2020, mục tiêu phát triển ngành ngân hàng là xây dựng hệ thống ngân hàng phát triển toàn diện, an toàn, bền vững, hiện đại, hoạt động theo cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, có năng lực quản lý, trình độ ứng dụng công nghệ tiên tiến, hội nhập quốc tế sâu rộng, áp dụng đầy đủ các thiết chế và chuẩn mực theo thông lệ quốc tế ở cả NHNN và các tổ chức tín dụng. Với tầm nhìn chiến lược này, rõ ràng ngay từ ngày hôm nay vấn đề đặt ra là: cần có giải pháp tổng thể về đào tạo và phát triển nguồn nhân lực phù hợp. Trong điều kiện đó, việc đổi mới công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ ngân hàng nói chung và cụ thể hơn là đổi mới phương pháp đào tạo, bồi dưỡng cán bộ cần được nghiên cứu cả ở góc độ lý luận và thực tiễn nhằm đáp ứng yêu cầu không chỉ trực tiếp cho công tác đào tạo, bồi dưỡng mà cho cả công tác quản lý, hoạch địch chính sách.

Nằm trong chiến lược phát triển từ nay đến năm 2020, TBD đã thống nhất quan điểm phát triển: “Nâng cao chất lượng cán bộ, công chức, viên chức trên cơ sở các chuẩn mực về nguồn nhân lực cho NHNN và ngành ngân hàng nhằm tăng cường hiệu quả của chính sách tiền tệ và sự phát triển an toàn, bền vững của hệ thống tài chính ngân hàng”.

Công tác đào tạo, bồi dưỡng của Trường nhằm mục tiêu nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của hệ thống tài chính, tiền tệ, đặc biệt là nguồn nhân lực của Ngân hàng Nhà nước - những con người trực tiếp và gián tiếp sử dụng nguồn lực tài chính - tiền tệ cho sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước.

Công tác đào tạo, phát triển nguồn nhân lực của tổ chức có ý nghĩa rất quan trọng. Đó đang là một yêu cầu bắt buộc đặt ra hiện nay khi Việt Nam đang hướng tới mô hình tăng trưởng theo chiều sâu dựa vào năng suất, chất lượng, hiệu quả. Công tác đào tạo, bồi dưỡng của Trường nhằm nâng cao năng lực lập chính sách công, hoạch định và điều hành chính sách tiền tệ và nâng cao hiệu lực công tác quản lý, thanh tra giám sát hoạt động tiền tệ, tín dụng và ngân hàng. Thông qua đó, NHNN thực hiện tốt chức năng NHTW và quản lý nhà nước của mình. Đồng thời, khẳng định vai trò quan trọng của NHNN đối với sự nghiệp công nghiệp hóa và hiện đại hóa, hội nhập quốc tế của Việt Nam.

TBD phấn đấu trở thành cơ sở đào tạo có uy tín và thương hiệu về cung cấp các dịch vụ mang tính chuyên nghiệp về đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ ngân hàng cho cán bộ ngành ngân hàng, tài chính ở Việt Nam và trong khu vực. Mục tiêu khái quát đó được cụ thể hóa bằng việc thực hiện các mục nhằm nâng cao chất lượng giảng viên giảng dạy chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ Ngân hàng tài TBD đến năm 2020 như sau:

Một là, đối với đội ngũ giảng viên. Trong thời gian tới, trường vẫn tiếp tục hướng tới mục tiêu có đội ngũ giảng viên với số lượng hợp lý và chất lượng tương xứng. Số lượng giảng viên phải đảm bảo đủ lớn, đa dạng và có cơ cấu phù hợp. Trong đó, cơ cấu giảng viên thực hiện giảng dạy tại trường sẽ bao gồm giảng viên cơ hữu, GVKC từ các Vụ Cục, đơn vị của NHNN và giảng viên mời từ các cơ sở đào tạo, tổ chức, các tổ chức tín dụng hay doanh nghiệp. Mục tiêu xuyên suốt của Trường là đảm bảo đội ngũ giảng viên có chất lượng cao. Trình độ của giảng viên không ngừng được nâng cao. Trường phấn đấu thu hút đội ngũ giảng viên uyên thâm về lý thuyết, đã qua thực tế, được đào tạo về kỹ năng truyền đạt, được cập nhật kiến thức thường xuyên nhất…

nào, một tập hợp những cá nhân giỏi chưa chắc đã làm nên một tập thể vững mạnh. Để có một đội ngũ giảng viên với chất lượng cao, Trường cần phát triền đội ngũ cán bộ quản lý chuyên nghiệp và giàu năng lực. Một cá nhân giỏi không đồng nghĩa với việc cá nhân đó hoàn hảo. Họ có thể giỏi về lĩnh vực này nhưng ở một lĩnh vực khác họ lại hoàn toàn không có lợi thế. Chính vì vậy, vai trò của đội ngũ cán bộ quản lý là hết sức quan trọng trong việc nghiên cứu và phân công để khai thác tối đa điểm mạnh của các giảng viên tham gia giảng dạy tại Trường. Vì vậy, mục tiêu của Trường trong thời gian tới là phấn đấu có một đội ngũ cán bộ quản lý nói chung và cán bộ quản lý đào tạo, bồi dưỡng nói riêng chuyên nghiệp. Đội ngũ cán bộ quản lý đào tạo phải được đào tạo và có năng lực tốt về quản lý đào tạo nhằm đảm bảo thực hiện, vận hành các khóa bồi dưỡng theo quy trình đào tạo chuẩn mực hay thông lệ tốt nhất. Mục tiêu đến năm 2020 đội ngũ này phải đảm bảo thực hiện đúng, đủ và có hệ thống từng bước trong quy trình đào tạo 5 bước ADDIE (phân tích đánh giá nhu cầu bồi dưỡng, thiết kế chương trình bồi dưỡng, phát triển nội dung, chương trình bồi dưỡng, thực hiện chương trình đào tạo và đánh giá đào tạo).

Ba là, ứng dụng công nghệ thông tin vào đào tạo và quản lý đào tạo bồi dưỡng. Từ nay đến năm 2015, Trường phấn đấu theo mục tiêu tin học hóa công tác quản lý trong hoạt động đào tạo bồi dưỡng. Cụ thể của mục tiêu này là có các phần mềm chuyên dùng cho quản lý đào tạo nói chung (quản lý học viên, giảng viên, nội dung chương trình, thư viện,…). Các yếu tố cần quản lý sẽ được mã hoá và quản lý trên hệ thống, đảm bảo sự gắn kết với hệ thống quản lý nguồn nhân lực của NHNN.

Trường cũng sẽ áp dụng các hình thức đào tạo trên cơ sở ứng dụng công nghệ cao trong đào tạo cán bộ NHNN. Việc đào tạo này sẽ được thực hiện với các hình thức đào tạo hiện đại, phù hợp (như e-learning, đào tạo trực

tuyến, video-conference…).

Bốn là, về cơ sở vật chất. Trường phấn đấu có được cơ sở vật chất tương xứng đáp ứng yêu cầu công tác đào tạo bồi dưỡng theo các hình thức đào tạo hiện đại.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ - Nâng cao chất lượng giảng viên tại Trường Bồi dưỡng cán bộ ngân hàng (Trang 105)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(142 trang)
w