Kỹ năng giảng dạy, phương pháp giảng dạy, năng lực sư phạm và năng lực sử dụng phương tiện kỹ

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ - Nâng cao chất lượng giảng viên tại Trường Bồi dưỡng cán bộ ngân hàng (Trang 39)

năng lực sử dụng phương tiện kỹ thuật của giảng viên

Năng lực sư phạm là yếu tố vô cùng quan trọng trong việc truyền đạt kiến thức từ người giảng viên tới các học viên một cách hiệu quả. Đây là một yếu tố không thể xem nhẹ trong công tác giảng dạy. Người thầy dù có tài giỏi đến đâu, kiến thức có sâu rộng đến đâu nếu thiếu đi kỹ năng giảng dạy, các kiến thức mà thầy muốn truyền đạt cũng khó đến được với học viên. Thiếu sự thu hút trong cách truyền đạt của người giảng viên, việc tiếp thu kiến thức của các học viên sẽ trở nên mơ hồ và không hiệu quả. Kỹ năng sư phạm yếu kém chính là rào cản giữa người giảng viên và các học viên. Nó như một

bức tường vô hình xây lên và ngăn cản các kiến thức của người thày đến được với các học viên. Vì vậy, kỹ năng sư phạm của người giảng viên là một trong những yếu tố để đánh giá chất lượng giảng viên. Bởi thế, trong công tác phát triển hoạt động giảng dạy của các Trường đào tạo, bồi dưỡng, nhằm hướng tới phát triển đội ngũ giảng viên giỏi về nghiệp vụ, mạnh về kỹ năng sư phạm, Trường luôn có những hoạt động nhằm phát triển kỹ năng giảng dạy của các thầy.

Phương pháp giảng dạy là một yếu tố bao hàm trong kỹ năng sư phạm và nó phản ánh năng lực giảng dạy của người giảng viên. Người giảng viên có kỹ năng sư phạm tốt thường là người hoạt ngôn, phong cách giao tiếp tốt, đi vào lòng người. Tuy nhiên, điều đó là chưa đủ, bởi người giảng viên cần phải có phương pháp giảng dạy thích hợp. Đối với mỗi nội dung, chương trình khác nhau và đối với mỗi đối tượng học viên khác nhau, sự linh hoạt trong việc áp dụng các phương pháp giảng dạy khác nhau của người thầy sẽ giúp cho hiệu quả đào tạo, bồi dưỡng đạt kết quả cao nhất.

Năng lực sử dụng các phương tiện vật chất kỹ thuật cũng là một trong những nội dung không thể thiếu khi đề cập tới chất lượng giảng viên. Việc sử dụng thành thạo các phương tiện vật chất, kỹ thuật hiện đại góp phần bổ trợ không nhỏ trong hiệu quả giảng dạy của người giảng viên. Nhìn chung, các kỹ năng này không những giúp giảng viên chủ động tìm kiếm nguồn tài liệu phục vụ bài giảng mà còn giúp cho bài học trở nên sinh động, lôi cuốn hơn. 1.2.1.3 Thái độ và ý thức, tổ chức kỷ luật và quy trình thực hiện hoạt động giảng dạy của giảng viên

Để công tác đào tạo, bồi dưỡng thực sự đạt hiệu quả mong muốn, người giảng viên giỏi về chuyên môn với kỹ năng sư phạm tốt thôi thì chưa đủ. Yếu tố cần thiết không kém bên cạnh những nội dung đã đề cập ở các phần trên là người giảng viên phải thực sự yêu nghề. Có yêu nghề thì người giảng viên

mới có thể nhiệt tình trong công tác giảng dạy. Nếu thiếu đi sự tận tâm của người thầy, việc tiếp thu của các học viên sẽ không đạt hiệu quả mong muốn. Trong mọi trường hợp, người giảng viên phải là đầu tàu, người thắp lửa trong lớp học để các học viên hào hứng tiếp thu bài giảng và nhiệt tình trao đổi theo nhóm về các kiến thức chuyên môn.

Trong công tác giảng dạy, tính chuyên nghiệp của người giảng viên rất quan trọng. Người giảng viên cần tuân thủ chặt chẽ các quy định về chuẩn bị giáo án phục vụ giảng dạy, nội dung giảng dạy, giờ giấc giảng dạy, trang phục đứng lớp, cách phát ngôn…

1.2.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng giảng viên giảng dạy chương trình đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ trình đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ

Mục tiêu của đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ là trau dồi kiến thức lý thuyết, bổ sung những thiếu hụt trong kinh nghiệm thực tiễn của các đối tượng là cán bộ, công chức đang công tác tại các vị trí trong các tổ chức tài chính trong nước. Để đạt được mục tiêu đó, chất lượng giảng viên giảng dạy chương trình đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ là yếu tố vô cùng quan trọng cần được đặc biệt chú trọng, quan tâm. Nhằm nâng cao chất lượng giảng viên giảng dạy, bồi dưỡng nghiệp vụ, trước hết cần nắm được các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng giảng viên giảng dạy. Từ đó, có các biện pháp cụ thể nhằm phát huy các điểm mạnh và cải thiện các mặt còn hạn chế trong chất lượng giảng viên. Các yếu tố ảnh hưởng có thể được kể đến như sau:

1.2.2.1 Đối với giảng viên

Một là, kiến thức của giảng viên:

Khi đề cập đến kiến thức của người giảng viên, chúng ta cần hiểu rằng nó không chỉ là cơ sở nền tảng lý thuyết mà còn bao gồm kinh nghiệm thực tiễn của người giảng viên. Kiến thức của người giảng viên thậm chí không chỉ bao hàm, gói gọn trong lĩnh vực chuyên môn mà họ tham gia giảng dạy mà nó

còn bao gồm cả các kiến thức liên quan khác có tác dụng bổ trợ cho hoạt động giảng dạy của người giảng viên.

Trình độ, kiến thức chuyên môn của giảng viên có ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng giảng dạy và cả quá trình đào tạo. Để có thể hoàn thành tốt công tác giảng dạy trong một lĩnh vực nào đó, người giảng viên trước hết phải nắm vững cơ sở nền tảng lý thuyết của lĩnh vực chuyên môn đó. Người giảng viên có thực sự am hiểu về lĩnh vực mình giảng dạy theo chiều sâu thì mới có thể truyền đạt các kiến thức đến với các học viên một cách hiệu quả. Bên cạnh đó, giảng viên phải có kiến thức về một số khoa học khác phục nhằm vụ việc hiểu sâu hơn về chuyên môn và để giải đáp thắc mắc của học viên cũng như lựa chọn nội dung phù hợp với chương trình đào tạo.

Nói cách khác, trình độ của giảng viên là khả năng hiểu biết về nghề nghiệp, khả năng soạn thảo bài giảng, khả năng lựa chọn và sử dụng các phương pháp công cụ phục vụ cho bài giảng và học phần cũng như khả năng tự học tập, bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ.

Bên cạnh kiến thức chuyên môn, trình độ ngoại ngữ và tin học của giảng viên cũng vô cùng quan trọng. Ngoại ngữ và tin học là những yêu cầu không thể thiếu đối với giảng viên trong thời đại hội nhập ngày nay. Chúng giúp ích rất nhiều cho bản thân các nhà giáo trong việc tìm hiểu, nghiên cứu các vấn đề lý luận, các vấn đề chuyên môn và cả các vấn đề xã hội, thế giới. Tin học và ngoại ngữ có ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng giảng dạy của giảng viên. Việc người thầy dạy bằng các slide thông qua máy chiếu hay cập nhật các quy định, nghị định mới cũng như các thông tin mới trong và ngoài nước liên quan đến lĩnh vực kinh tế không còn xa lạ. Trong thời đại hiện đại hóa và hội nhập như hiện nay, nếu thiếu đi những kỹ năng về ngoại ngữ và tin học thì chất lượng giảng dạy của giảng viên sẽ bị ảnh hưởng. Vì vậy trong quá trình tuyển dụng yêu cầu về ngoại ngữ và tin học cũng là một trong

những tiêu chí được các nhà tuyển dụng quan tâm.

Trình độ, kiến thức chuyên môn của giảng viên có ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng giảng dạy. Nếu trình độ, kiến thức của giảng viên cao, sâu thì chất lượng bài giảng của người giảng viên đạt hiệu quả cao. Ngược lại nếu trình độ, kiến thức của giảng viên thấp sẽ làm giảm hiệu quả giảng dạy của giảng viên.

Hai là, kinh nghiệm công tác của giảng viên:

Đối với nghề nhà giáo đặc biệt đối với giảng viên, thâm niên, kinh nghiệm công tác góp phần quan trọng vào chất lượng giảng dạy. Người giảng viên đòi hỏi phải có kiến thức sâu rộng và khả năng nắm bắt tâm lý người học để đưa ra phương pháp giảng dạy phù hợp.

Hơn thế nữa, do đặc thù hoạt động đào tạo, bồi dưỡng đòi hỏi nguồn nhân lực (giảng viên) phải có kinh nghiệm thực tế theo chuyên môn được đào tạo. Điều đó cũng đồng nghĩa với việc chất lượng giảng dạy của giảng viên phụ thuộc vào thời gian làm việc thực tế, kỹ năng nghề nghiệp tích lũy được trong quá trình giảng dạy theo đúng với chuyên môn được đào tạo của giảng viên.

Nếu giảng viên chưa có hoặc có ít kinh nghiệm thực tiễn thì công tác đào tạo, bồi dưỡng thực sự khó khăn và khó đạt hiệu quả cao. Với vốn kinh nghiệm ít ỏi, giảng viên chưa có đủ kinh nghiệm để đi sâu, phân tích kỹ một vấn đề. Khi học viên thắc mắc cần tháo gỡ một vấn đề nào đó thì giảng viên ấp úng không giải quyết được. Điều này ảnh hưởng lớn đến chất lượng giảng viên.

Cũng cần khẳng định rằng các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ là nơi truyền bá những tri thức khoa học, những kinh nghiệm chuyên môn. Do vậy, cần có những giảng viên giàu kinh nghiệm và tri thức uyên thâm để giảng dạy. Có như vậy, học viên mới thấy yên tâm và thoải mái tiếp thu.

dục mặt đối mặt vẫn chiếm vị trí hàng đầu, tác dụng của sự tương tác giữa thầy và trò vẫn luôn được nhấn mạnh. Trong mối tương tác đó, nếu nhà giáo có bề dày kinh nghiệm, trình độ sẽ đóng góp lớn cho quá trình học”.

Ba là, năng lực sư phạm của giảng viên, kỹ năng sử dụng các phương tiện kỹ thuật trong giảng dạy:

Năng lực sư phạm là khả năng cốt lõi của nhà giáo, là cách truyền đạt, dẫn dắt, lôi cuốn người học vào bài giảng, tạo hứng thú, say mê nghiên cứu cho học viên, trau dồi phương pháp luận khoa học, khả năng tự nghiên cứu để tích lũy và phát triển tri thức.

Yêu cầu về năng lực sư phạm cho giảng viên trường đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ là những tri thức cơ bản, có hệ thống về tâm lý học. Những tri thức này, giúp cho họ hình thành kỹ năng nghiên cứu tâm lý, vận dụng các tri thức tâm lý học vào rèn luyện bản thân. Từ đó, người giảng viên có khả năng phân tích, giải thích và hiểu được tâm lý học viên trên cơ sở khoa học. Trên cơ sở đó, giảng viên lựa chọn các phương pháp giảng dạy phù hợp để đạt được chất lượng và hiệu quả.

Trong kỹ năng sư phạm của người giảng viên, phương pháp giảng dạy của giảng viên là khía cạnh quan trọng. Ngoài trình độ chuyên môn và kinh nghiệm giảng dạy, phương pháp giảng dạy của người thầy cũng rất quan trọng. Người thầy có kiến thức chuyên môn sâu rộng, kinh nghiệm lâu năm nhưng phương pháp giảng dạy không phù hợp thì học trò cũng khó lĩnh hội được những kiến thức đó. Trong quá trình giảng dạy, phương pháp giảng dạy là một nhân tố cơ bản quan trọng. Cùng với nội dung mà người học có thể chiếm lĩnh tri thức, kỹ năng, kỹ xảo theo những phương pháp khác nhau và kết quả đạt được cũng không giống nhau.

giảng viên cần có phương pháp và kinh nghiệm giảng dạy. Năng lực của giảng viên thể hiện một phần ở năng lực sư phạm của họ. Nếu không có kỹ năng sư phạm, không có phương pháp tiếp cận các vấn đề giảng dạy một cách phù hợp, không có những biện pháp thích hợp nhằm thu hút sự chú ý của người học viên đối với bài giảng thì mục tiêu của đào tạo sẽ không thể đạt được.

Do tầm quan trọng đối với phương pháp và quá trình giảng dạy, đã từ lâu phương pháp giảng dạy luôn là trung tâm chú ý của các nhà giáo trên thế giới và trong nước.

Trong đổi mới phương pháp giảng dạy theo hướng phát huy tính tích cực, sáng tạo của người học, người thầy phải chuyển từ vai trò truyền thụ kiến thức sang vai trò hướng dẫn, hỗ trợ và cố vấn học tập. Bên cạnh năng lực xây dựng, thiết kế chương trình, sử dụng phương tiện, thiết bị giảng dạy, người thầy cần nắm bắt các chiến lược cũng như phương pháp giảng dạy hiệu quả. Từ đó, nắm bắt được nhu cầu của người học để tổ chức, quản lý quá trình học tập của học viên, khuyến khích học viên tích cực nâng cao năng lực nhận thức và tư duy, chỉ dẫn và giúp đỡ học viên phát triển các kỹ năng học tập độc lập và tự quyết định mục tiêu của bản thân. Có thể nói, người thầy đóng vai trò chuyển giao tri thức thông qua sự tiếp nhận một cách chủ động của người học.

Bắt đầu từ năm 1989, phiên bản cuối cùng được Hội đồng quốc tế về năng lực giảng dạy và quản lý (IBSTPI) đã đưa ra 18 kỹ năng đối với nhà giáo giảng dạy.Trong đó, nhóm về phương pháp giảng dạy và chiến lược chia thành 8 kỹ năng: Kích thích và duy trì sự ham thích và tham gia của người học; Trình bày có hiệu quả; Thể hiện kỹ năng đơn giản hóa làm cho vấn đề dễ hiểu; Kỹ năng đặt câu hỏi và nêu vấn đề; Mở rộng vấn đề và tiếp cận sự phản hồi; Liên kết giữa kiến thức và kỹ năng; Trao đổi giữa kiến thức và kỹ năng; Tận dụng sự hỗ trợ của các phương tiện để nâng cao hiệu quả.

phù hợp thì bài giảng sẽ đạt được mục tiêu đề ra, do đó chất lượng bài giảng đạt hiệu quả cao hơn và tạo được sự thu hút, hứng thú trong học tập với học viên. Điều này sẽ tạo động lực cho học viên trong việc hăng say học tập, khả năng tự nghiên cứu để nâng cao trình độ, kỹ năng và tư duy.

Bốn là, ý thức tổ chức kỷ luật và lòng yêu nghề của giảng viên:

Mặc dù, mỗi giảng viên có hoàn cảnh khác nhau, thái độ làm việc khác nhau và môi trường làm việc cũng khác nhau và cho dù xã hội có thay đổi nhưng nếu họ có lòng yêu nghề và cùng hướng tới một mục tiêu nghề nghiệp là nâng cao chất lượng sản phẩm đào tạo thì người giảng viên sẽ gắn bó lâu dài với nghề nghiệp mình đã lựa chọn. Điều đó cũng có nghĩa là lòng yêu nghề của giảng viên góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy và chất lượng đào tạo. Bởi sản phẩm của đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ là hàm lượng tri thức, phẩm chất đạo đức, tác phong, lối sống...được kết tinh trong con người. Đây là yếu tố tạo nên động lực rất lớn cho hoạt động sáng tạo và phấn đấu vươn lên trong mỗi người giảng viên đồng thời sự tâm huyết ấy sẽ truyền sang các thế hệ người học. Do vậy, nếu người thầy không yêu nghề, say sưa với nghề thì hậu quả khó lường.

Người giảng viên yêu nghề luôn nghĩ đến công việc cống hiến cho sự nghiệp đào tạo thế hệ trẻ của mình. Trong công tác giảng dạy và giáo dục, họ luôn làm việc với tinh thần và trách nhiệm cao, luôn tìm cách cải tiến để đổi mới nội dung chương trình. Bên cạnh đó, người giảng viên luôn tôn trọng kỷ luật giảng dạy từ việc lên lớp đúng giờ, chuẩn bị bài giảng một cách chu đáo, cẩn thận… nắm bắt tâm lý cũng như tình hình trật tự của thính giả trong quá trình giảng bài. Từ đó, có thể điều tiết và cân đối giờ giấc, nội dung bài giảng một cách có hiệu quả. Chẳng hạn việc tiết chế các cơn buồn ngủ của học viên trong đầu giờ chiều mùa hè, hay sự mất tập trung vào cuối buổi học….

của L.x.Tônxtôi: Để đạt được thành tính trong công tác, người thầy giáo phải có phẩm chất – đó là tình yêu. Người thầy có một tình yêu trong công việc là đủ để họ trở thành người giáo viên tốt (L.x.Tônxtôi (1953), Tác phẩm sư phạm, NXB Giáo dục Matxcow, (tr.342)).

1.2.2.2 Đối với cơ sở đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ

Thứ nhất, công tác tổ chức quản lý, kiểm tra, đánh giá của cơ sở đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ:

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ - Nâng cao chất lượng giảng viên tại Trường Bồi dưỡng cán bộ ngân hàng (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(142 trang)
w