Thực trạng về thái độ và ý thức, tổ chức kỷ luật và quy trình thực hiện hoạt động giảng dạy của giảng

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ - Nâng cao chất lượng giảng viên tại Trường Bồi dưỡng cán bộ ngân hàng (Trang 85)

Nhìn chung, giảng viên tham gia công tác giảng dạy tại TBD luôn tuân thủ ý thức tổ chức kỷ luật và quy trình thực hiện hoạt động giảng dạy của giảng viên một cách tối đa. Tuy nhiên, do điều kiện khách quan, đôi khi hoạt động bồi dưỡng, đào tạo gặp trở ngại. Điển hình là những khó khăn đối với công tác đào tạo, bồi dưỡng tại các địa điểm ngoài Hà Nội. Có những lúc, TBD đã lên lịch mở khóa đào tạo, bồi dưỡng cho học viên, thông báo cho các học viên tham gia và liên hệ mời giảng viên. Nhưng, đến phút cuối buộc phải liên hệ sắp xếp lại chương trình do giảng viên có việc bận hoặc không bố trí được phương tiện đưa đón.

Quy trình giảng dạy và các chủ đề giảng dạy tại TBD do bộ phận cán bộ quản lý thực hiện. Tuy nhiên, hiện nay, hoạt động của bộ phận này chưa thực sự chuyên nghiệp. Điều này xuất phát từ việc chưa có sự phân công tách biệt các quy trình đào tạo giữa TBD và Vụ TCCB. Do đó đã ảnh hưởng tới chất lượng giảng viên và chất lượng chương trình đào tạo, bồi dưỡng.

Thực trạng về thái độ và ý thức, tổ chức kỷ luật và quy trình thực hiện hoạt động giảng dạy của giảng viên TBD được thể hiện thông qua bảng đánh giá mức độ hài lòng của nhóm các học viên được chọn mẫu phỏng vấn như sau:

Điểm mạnh:

Giảng viên giảng dạy tại TBD đều là những người có phẩm chất đạo đức tốt, có trình độ năng lực chuyên môn, tâm huyết với nghề nghiệp, có ý thức nghiêm túc và nhiệt tình trong giảng dạy. Chất lượng đào tạo bồi dưỡng ngày càng được nâng cao đã khẳng định sự nỗ lực của đội ngũ giảng viên trong giảng dạy và đào tạo đáp ứng được yêu cầu của xã hội. Sự tận tâm chỉ bảo của giảng viên khi đứng lớp, thái độ tích cực trong giảng dạy, lòng yêu nghề được phát huy qua thời gian lên lớp giúp học viên có đánh giá tích cực trong học tập, rèn luyện. Chính vì vậy, thái độ, ý thức tổ chức kỉ luật

và quy trình thực hiện hoạt động giảng dạy của các giảng viên hầu hết được các học viên đánh giá ở mức rất cao và cao.

Trong công tác giảng dạy, tác phong của người giảng viên luôn được các thầy coi trọng. Đối với mỗi khóa học được mời giảng dạy, các giảng viên hầu hết đều có sự chuẩn bị chu đáo về bài giảng và các tài liệu phục vụ cho bài giảng. Với sự hỗ trợ của mạng internet và công nghệ hiện đại, các giảng viên lựa chọn các tài liệu hỗ trợ và các hình ảnh trực quan cho phù hợp với nội dung chuyên đề từ nhiều nguồn uy tín khác nhau. Khi được phỏng vấn, các học viên đánh giá rất cao nội dung g iảng viên đến lớp chuẩn bị tốt bài giảng, tài liệu đầy đủ, chi tiết (điểm trung bình 4,05 điểm/5 điểm).

Các giảng viên tham gia giảng dạy tại trường luôn tuân thủ lịch giảng dạy và thường xuyên lên lớp đúng giờ, trừ trường hợp khách quan, bất khả kháng. Nhìn chung, tác phong chuẩn mực của nhà giáo luôn được các giảng viên phát huy tối đa (điểm trung bình 4,35 điểm/5 điểm). Trong quá trình lên lớp, người giảng viên cũng luôn thể hiện sự nhiệt tình và thái độ trách nhiệm cao đối với học viên (điểm trung bình 4,18 điểm/5 điểm). Tính chuẩn mực trong tác phong nhà giáo của các giảng viên TBD được các học viên đánh giá rất cao (4,21 điểm/5 điểm).

Các giảng viên có sự đầu tư nhất định cho việc thiết kế, sắp xếp các học phần theo thứ tự một cách khoa học và sắp xếp thời gian một cách hợp lý cho phù hợp với các chuyên đề và khả năng tiếp thu của giảng viên. Nội dung này được các học viên đánh giá mức cao (3,99 điểm/5 điểm).

Bảng 2.5. Ý kiến đánh giá về thái độ và ý thức, tổ chức kỷ luật và quy trình thực hiện hoạt động giảng dạy của giảng viên

Số ý kiến

1 2 3 4 5 Điểm

trả lời

Quy trình thực hiện hoạt động giảng dạy và ý thức, thái độ của giảng viên

1 Giảng viên đến lớp chuẩn bị tốt bài

giảng, tài liệu đầy đủ, chi tiết 80 18 48 14 0 0 4,05 2 Giảng viên thiết kế, tổ chức học phần và

sử dụng thời gian một cách khoa học, hợp lý

80 23 33 24 0 0 3,99 3 Giảng viên thường xuyên lên lớp đúng

giờ và thực hiện đúng lịch giảng dạy theo quy định

80 31 46 3 0 0 4,35 4 Giảng viên luôn thể hiện rõ sự nhiệt

tình và tinh thần trách nhiệm cao trong giảng dạy

80 18 58 4 0 0 4,18 5 Giảng viên luôn thể hiện tính chuẩn

mực trong tác phong nhà giáo 80 23 51 6 0 0 4,21 6 Giảng viên tổ chức kiểm tra, đánh giá

kết quả học tập của học viên đảm bảo tính trung thực, công bằng và phản ánh đúng năng lực của người học

80 16 15 43 4 0 3,55

(Nguồn:Kết quả điều tra khảo sát của tác giả năm 2014)

Điểm yếu:

Hiện tại đội ngũ cán bộ quản lý đào tạo của Trường chưa được đào tạo bài bản và có hệ thống, chưa có nhiều kinh nghiệm quản lý đào tạo theo chuẩn (trong thực hiện phân tích nhu cầu đào tạo, thiết kế chương trình, xây dựng chương trình, đánh giá đào tạo, …). Đội ngũ cán bộ thực hiện công tác quản lý đào tạo của Trường mới tập trung vào làm tốt khâu tổ chức lớp học mà chưa có điều kiện thực hiện đầy đủ các khâu của quy trình đào tạo chuẩn (phân tích nhu cầu, thiết kế chương trình, phát triển trương trình, triển khai đào tạo và đánh giá). Điều này xuất phát từ sự chưa tách bạch rõ ràng trong các khâu thực hiện quy trình đào tạo giữa Trường và Vụ TCCB. Trên thực tế, Vụ TCCB cũng tham gia vào quá trình đào tạo khi nghiên cứu phân tích nhu cầu, thiết kế và đánh giá, dẫn dến sự chồng chéo…hiệu quả chưa cao.

Thực tế, trong quá khứ đã có những trường hợp phân công giáo viên chưa phù hợp với khóa học. Điều đó một mặt ảnh hưởng đến chất lượng khóa học, đồng thời cũng ảnh hưởng đến chất lượng giảng viên. Ngoài ra, Trường vẫn thiếu đội ngũ giảng viên thực hiện các chương trình đào tạo bồi dưỡng chuyên sâu. Trong khi Trường chưa có giải pháp phù hợp và hiệu quả nhằm thu hút, sử dụng và phát triển đội ngũ giảng viên thỉnh giảng.

Hiện tại, Trường chưa có quy trình đào tạo chuẩn (phân tích, thiết kế, phát triển, thực hiện, đánh giá chất lượng đào tạo). Trường chưa có các nội dung chương trình chuẩn tắc, thống nhất và được quản lý có hệ thống giữa các khóa học. Chính vì thế, công tác tổ chức, kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học viên chưa được các học viên đánh giá ở mức cao. Kết quả đánh giá học viên chưa thực sự đảm bảo tính trung thực, nhiều khi dựa trên cảm tính và chưa phản ánh đúng năng lực người học. Nội dung này được các học viên đánh giá mức khá với số điểm trung bình 3,55 điểm/5 điểm.

Trường chưa có giáo trình đào tạo quy chuẩn. Hiện nay (và có thể trong khoảng thời gian vài năm tới), phần lớn tài liệu đào tạo bồi dưỡng cho các khóa học đều do các giảng viên tham gia giảng dạy trực tiếp xây dựng và biên soạn. Các tài liệu này thường được sử dụng từng lần đơn lẻ, phân tán, không có tính hệ thống, tính ổn định thấp... Một số khóa học đã bắt đầu xây dựng nội dung nhưng còn là thử nghiệm và chưa được đánh giá qua thực tế… (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bảng 2.6. dưới đây là ý kiến đánh giá chung về chất lượng giảng viên TBD. Nhìn chung, chất lượng giảng viên TBD được đánh giá cao. Sự hài lòng của học viên đối với giảng viên TBD đạt mức cao (điểm trung bình 3,96 điểm/5 điểm). Các học viên đều hài lòng về chất lượng giảng dạy của các giảng viên TBD (điểm trung bình 3,77 điểm/5 điểm) và đều muốn tiếp tục được bồi dưỡng kiến thức tại TBD trong những khoảng thời gian tiếp theo (điểm trung bình 3,83 điểm/5 điểm).

Sự hài lòng (sự thỏa mãn) Số ý kiến trả lời 1 2 3 4 5 Điểm TB

1.1 Xét một cách toàn diện, ấn tượng của anh (chị) đối với giảng viên giảng dạy các chuyên đề bồi dưỡng

80 11 45 14 0 0 3,96 1.2 Mức độ hài lòng của Anh/Chị về chất

lượng giảng dạy của giảng viên TBD 80 15 31 33 0 0 3,77 1.3 Trong thời gian tới nếu muốn tiếp

tục bồi dưỡng kiến thức, anh (chị) sẽ tiếp tục học tại TBD

80 15 36 29 0 0 3,83

(Nguồn: Kết quả điều tra khảo sát của tác giả năm 2014)

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ - Nâng cao chất lượng giảng viên tại Trường Bồi dưỡng cán bộ ngân hàng (Trang 85)