Giải pháp 6: Định vị thương hiệu cho ngành cà phê GiaLai

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Xây dựng thương hiệu ngành cà phê Gia Lai (Trang 111)

Mục tiêu đề xuất giải pháp.

Xác định vị trí thương hiệu trong tâm trí khách hàng.

Nội dung giải pháp.

+ Hiện nay, Đăk Lăk đã xây dựng được hình ảnh thương hiệu cà phê Buôn Ma Thuột với chất lượng cao và hương vị mạnh mẽ. Đăk Nông đã có hướng phát triển cà phê theo hướng bền vững với chất lượng cao, ổn định (mục 2.2.2.2, chương 2). Như vậy, để có thể định vị thương hiệu cho ngành cà phê Gia Lai, một mặt ngành nên định hướng tiếp tục đẩy mạnh việc phát triển những điểm tương đồng về chất lượng cà phê để đuổi kịp và cân bằng lợi thế cạnh tranh với các vùng miền khác. Mặt khác, cần phát triển lợi thế khác biệt của ngành nhằm đáp ứng được nhu cầu hiện có và tiềm ẩn của khách hàng.

Ngành cần mở các diễn đàn sâu rộng, những buổi hội thảo chuyên đề về định vị thương hiệu cho ngành cà phê Gia Lai để phân tích, thảo luận, phát hiện ra những điểm khác biệt mà ngành cà phê Gia Lai có thể xây dựng và phát triển nhằm đáp ứng nhu cầu hiện có và tiềm ẩn của khách hàng toàn cầu. Theo phân tích và ý kiến của riêng tác giả, việc định vị thương hiệu cà phê Gia Lai cần hướng tới hai yếu tố chính là chất lượng hoàn hảo và hương vị nồng nhiệt đặc trưng của địa phương.

+ Nâng cao định vị thương hiệu cho các doanh nghiệp cà phê Gia Lai.  Tùy theo quy mô, công nghệ, chất lượng sản phẩm và các yếu tố vi mô khác của doanh nghiệp mà doanh nghiệp đưa ra các chiến lược định vị với ba mức định vị như sau:

Định vị thương hiệu ở mức thấp: Đưa ra sản phẩm cà phê bột chất lượng thấp loại 1kg với giá dưới 100.000 VND.

Định vị thương hiệu ở mức trung bình: Đưa ra sản phẩm cà phê bột chất lượng trung bình loại 1kg với giá từ 100.000 VND đến 300.000 VND .

Định vị thương hiệu ở mức cao: Đưa ra sản phẩm cà phê bột cao cấp loại 1kg với giá từ 300.000 VND trở lên.

 Mỗi doanh nghiệp có thể nâng cao định vị thương hiệu theo các hướng: Cải tiến đặc điểm và thuộc tính sản phẩm: Dựa trên điều tra thị trường, phòng marketing sẽ xác định những ưu khuyết điểm để có chiến lược riêng phù hợp với từng đối tượng khách hàng. Theo hướng này, các sản phẩm cần được đa dang hóa công thức sản phẩm, ví dụ như thay đổi vị cà phê (vị đậm, vị nhạt), thay đổi độ sánh của nước cà phê,…

Tăng thêm lợi ích sản phẩm: Doanh nghiệp có thể công bố những tài liệu đáng tin cậy về lợi ích của việc sử dụng cà phê, cách phân biệt cà phê sạch với cà phê bẩn trên website hoặc tờ hướng dẫn sử dụng kèm theo trong mỗi hộp sản phẩm để tăng cường niềm tin của người tiêu dùng đối với sản phẩm của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cần đưa ra những sản phẩm với lợi ích như tăng cường trí nhớ, hỗ trợ giảm cân, kích thích tiêu hóa, chống căng thẳng thần kinh, chống lão hóa,… bằng cách thêm vitamin và các khoáng chất cần thiết khác vào chế biến sản

phẩm. Các lợi ích cần được thông tin cho khách hàng thông qua quảng cáo hoặc in trên bao bì sản phẩm.

Sử dụng chiến lược định vị dựa vào cạnh tranh:

 Trước tiên, doanh nghiệp chọn một số sản phẩm của đối thủ cạnh tranh đang tiêu thụ mạnh trên thị trường mà doanh nghiệp muốn thâm nhập phân khúc để nghiên cứu.

 Sau đó, doanh nghiệp lựa chọn khả năng định vị phù hợp với mức định vị nào của đối thủ cạnh để nắm bắt những hạn chế về những thành phần liên quan đến chất lượng sản phẩm. Từ đó, tập trung tìm ra công thức để tạo ra sản phẩm có chất lượng tốt hơn.

 Cuối cùng, doanh nghiệp thử nghiệm so sánh chất lượng giữa sản phẩm mới và sản phẩm của đối thủ cạnh tranh. Dựa trên kết quả so sánh về chất lượng, mức giá chấp nhận, doanh nghiệp sẽ điều chỉnh và xây dựng định vị thương hiệu phù hợp.

 Sử dụng kiến trúc thương hiệu để hỗ trợ cho chiến lược định vị thương hiệu: Các doanh nghiệp có thể sử dụng kiến trúc thương hiệu nguồn để nâng cao mức định vị thương hiệu. Các doanh nghiệp cần xác định sản phẩm trong nhóm đại diện cho thương hiệu, làm thương hiệu mẹ. Thương hiệu mẹ thiết kế trên sản phẩm phải có giá từ mức trung bình trở lên.

Điều kiện thực hiện giải pháp.

Thông tin thị trường, thông tin đối thủ cạnh tranh phải được cập nhật và phân tích thường xuyên.

Lợi ích dự kiến đạt được.

Tăng cường sự lựa chọn của khách hàng đối với cà phê xuất xứ từ Gia Lai.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Xây dựng thương hiệu ngành cà phê Gia Lai (Trang 111)