Lịch sử hình thành và phát triển của ngành cà phê GiaLai

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Xây dựng thương hiệu ngành cà phê Gia Lai (Trang 34)

Cây cà phê du nhập vào Việt Nam khá sớm (từ năm 1857) thông qua một số linh mục thừa sai người Pháp. Đầu tiên là giống cà phê chè (coffee Arabica) được trồng thử nghiệm tại các nhà thờ thiên chúa giáo ở một số tỉnh miền Bắc sau đó mới phát triển dần vào Nam Tây Nguyên và Đông Nam Bộ. Đăk Lăk là tỉnh đầu tiên của Tây Nguyên trồng cây cà phê Robusta. Sau đó cây cà phê Robusta tiếp tục được trồng rộng rãi ở Đăk Nông và Gia Lai [17].

Cà phê được xem là cây công nghiệp truyền thống ở Gia Lai, được trồng chủ yếu từ giai đoạn 1980-1987. Cây cà phê ban đầu nằm trong các nông trường quốc doanh rồi dần mở rộng ra các hộ gia đình.

Với lợi thế là một vùng đất đỏ bazan màu mỡ, có những ưu thế đặc trưng về điều kiện tự nhiên, Gia Lai không những là nơi cây cà phê sinh trưởng tốt, mà còn tạo nên hạt cà phê chất lượng cao, hương vị khác biệt so với nhiều vùng đất khác. Từ năm 2000 trở lại đây, Gia Lai đã quan tâm đầu tư cho loại cây trồng này, đưa cây cà phê trở thành cây công nghiệp có giá trị kinh tế xếp thứ hai toàn tỉnh.

2.1.2. Đặc điểm cà phê Gia Lai.

2.1.2.1. Đặc điểm thu hoạch và chế biến.

Cà phê Robusta Gia Lai được thu hoạch từ khoảng tháng 10 đến tháng 1 năm sau. Cà phê sau thu hoạch được hộ nông dân, doanh nghiệp cà phê Gia Lai chế biến theo các phương pháp sau:

Chế biến ướt: Cà phê sau khi hái về phải chọn lọc loại riêng quả xanh, quả khô, loại bỏ cành lá rụng và đất đá,… Quả cà phê chín được đưa vào máy xát tươi để tách vỏ quả, đánh nhớt, làm ráo hạt còn trong vỏ thóc, sau đó được tiến hành phơi sấy. Cuối cùng là quá trình xát khô, loại bỏ vỏ trấu, đánh bóng (loại bỏ vỏ lụa dính bên ngoài nhân cà phê) sẽ thu được cà phê nhân.

Chế biến khô: là cách chế biến thông dụng hơn. Trên 80% cà phê Gia Lai được chế biến theo cách này. Cà phê sau thu hoạch được trải ra phơi nắng từ 2 đến

3 tuần. Sau khi khô hẳn, cà phê được đưa vào máy xay cho tróc vỏ cứng và lớp da mỏng bao quanh hột.

Cà phê nhân qua phân loại, sơ chế thành cà phê thành phẩm hoặc có thể được đưa vào rang xay, chế biến thành cà phê bột và cà phê hòa tan.

2.1.2.2. Đặc điểm sản phẩm.

Sản phẩm cà phê Gia Lai hầu hết được chế biến từ loại cà phê Robusta (chiếm 96%). Mặc dù Gia Lai, Đăk Lăk và Đăk Nông có điều kiện tự nhiên, khí hậu tương đồng, nhưng hạt cà phê Gia Lai có đặc trưng riêng khác với cà phê Đăk Lăk, Đăk Nông nói riêng và cà phê các vùng trong cả nước nói chung. Nhờ có vị trí lý tưởng cao hơn so với mặt nước biển 700 mét đến 800 mét nên mặt bằng chung của hạt cà phê nhân Gia Lai có đặc điểm sau [14]:

- Về cơ lý: hạt cà phê Robusta Gia Lai to, đều và đẹp. - Về hương vị: hương thơm đặc trưng, vị đậm.

2.1.3. Tổng quan về tình hình sản xuất cà phê Gia Lai.

Trong giai đoạn từ năm 1996 đến nay, ngành cà phê Gia Lai đã có những bước phát triển lớn. Hiện tại, cây cà phê đã vươn lên trở thành cây công nghiệp mang lại giá trị kinh tế cao thứ hai cho toàn tỉnh Gia Lai.

2.1.3.1. Tình hình sản xuất.

Giai đoạn từ năm 1996 đến năm 1999, sản lượng cà phê Gia Lai chỉ đạt bình quân 34.816 tấn/năm. Cây cà phê chưa được quan tâm đầu tư trong giai đoạn này. Diện tích gieo trồng cà phê chỉ chiếm 44.902 ha năm 1999 (phụ lục 1).

Bước sang giai đoạn từ năm 2000 đến năm 2006, khi ngành cà phê ngày càng được chú trọng phát triển toàn quốc và trở thành một trong những ngành hàng nông sản xuất khẩu chính của Việt Nam, nhiều doanh nghiệp và hộ nông dân Gia Lai mới bắt đầu quan tâm tham gia gieo trồng và sản xuất cà phê. Năm 2000, sản lượng bất ngờ tăng lên 116.000 tấn. Diện tích gieo trồng tính đến năm 2006 tăng 30.998 ha so với năm 1999. Tuy nhiên phần lớn diện tích gieo trồng là do người dân tự khai phá, nhỏ lẻ, không có kỹ thuật trong trồng, chăm sóc, phòng bệnh cho cây cà phê và giống cây chất lượng kém nên sản lượng lên xuống thất thường, hiệu quả kinh tế thấp.

Trong vòng 6 năm trở lại đây sản lượng của ngành cà phê Gia Lai liên tục gia tăng, đi kèm theo là sự gia tăng diện tích gieo trồng. Năm 2012 sản lượng đã tăng lên đến 166.640 tấn. Tuy nhiên thực tại cho thấy, tốc độ gia tăng sản lượng thường xuyên biến động.

Bảng 2.1: Sản lượng cà phê nhân gia Lai giai đoạn từ năm 1996 đến năm 2012.

Năm Sản lượng (tấn) Tăng trưởng (%)

1996 14.450 1997 33.693 133,17 1998 37.130 102 1999 53.991 45,41 2000 116.900 116,52 2001 107.500 -8,04 2002 95.500 -11,16 2003 121.251 26,96 2004 114.396 -5,65 2005 110.200 -3,67 2006 120.573 9,41 2007 124.900 3,59 2008 134.600 7,77 2009 139.800 3,86 2010 144.700 3,5 2011 151.800 4,9 2012 166.640 9,8

(Nguồn: Bộ Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông Thôn http://fsiu.mard.gov.vn/data/trongtrot.htm).

Bắt đầu từ năm 2011, năng suất trung bình cà phê nhân Gia Lai đã đạt trên 20 tạ/ha. Con số này cho thấy năng suất cà phê Gia Lai đang đạt mức khá tốt. Để đạt được thành quả này là do từ năm 2006 trở lại đây nhiều công ty và hộ nông dân

đã quan tâm đầu tư thâm canh, trồng các giống mới cho năng suất cao và thay thế một số diện tích cà phê già cỗi.

Qua hai năm 2011 và 2012, cà phê Gia Lai liên tục được mùa. Sản lượng liên tục tăng so với các niên vụ trước đó. Năm 2012, năng suất đạt 22,1 tạ/ha, tăng 9,4% so với năm 2011 và vượt 4,65% so với kế hoạch. Sản lượng tăng 9,8% so với năm 2011 và đạt 104,29% so với kế hoạch. Mặc dù được mùa nhưng giá cà phê lại liên tục biến động thất thường gây ảnh hưởng không nhỏ đến tâm lý người nông dân và doanh nghiệp sản xuất, chế biến cà phê Gia Lai.

Năm 2013, sở NN&PTNT tỉnh Gia Lai dự báo sản lượng cà phê nhân chỉ đạt khoảng 166 ngàn tấn, sụt giảm nhẹ so với năm 2012. Nguyên nhân chính gây ra sự sụt giảm này là do ảnh hưởng của các đợt hạn hán kéo dài trong năm.

Hiện nay diện tích cà phê kinh doanh chiếm 97,2% so với tổng diện tích trồng cà phê toàn tỉnh (75.481/77.688 ha). Tuy nhiên cà phê già cỗi và kém năng suất chiếm khoảng 35% trên tổng diện tích (diện tích này tập trung chủ yếu trong cà phê nhân dân sản xuất, chiếm 85,9%) [29]. Từ năm 2006 đến nay, diện tích gieo trồng cà phê tại Gia lai tăng thêm khoảng 1800 ha. Diện tích tăng lên chủ yếu từ những hộ nông dân nhỏ lẻ. Gia Lai hiện có khoảng 78 nghìn ha gieo trồng cà phê nhưng hơn 85% diện tích là của người dân tự trồng và quản lý. Có thể nói, sự gia tăng diện tích không theo quy hoạch, sản xuất cà phê theo kinh nghiệm, tự phát, khai phá đất tùy tiện của những năm trước đây đã dẫn đến một số diện tích cà phê được trồng trong điều kiện đất đai không phù hợp, thiếu nguồn nước tưới, ảnh hưởng đến môi trường. Đây cũng chính là một trong những nguyên nhân làm ảnh hưởng không nhỏ đến năng suất, sản lượng cà phê chung của toàn tỉnh.

Biểu đồ 2.1: Năng suất cà phê nhân Gia Lai giai đoạn từ năm 2001 đến năm 2012. (ĐVT: tạ/ha). 0 5 10 15 20 25 Năm 2001 Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

(Nguồn: Bộ Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông Thôn http://fsiu.mard.gov.vn/data/trongtrot.htm).

2.1.3.2. Cơ cấu mặt hàng sản xuất. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Hiện nay, trên 90% sản lượng cà phê Gia Lai sau thu hoạch chỉ được đưa vào chế biến dưới dạng cà phê nhân, sau đó được xuất khẩu hoặc bán cho các công ty sản xuất, xuất khẩu trong nước. Cà phê bột và cà phê hòa tan chiếm tỷ lệ rất thấp, dưới 10% [14]. Hiện tại doanh nghiệp cà phê Thu Hà là doanh nghiệp duy nhất ở Gia Lai sản xuất chủng loại cà phê hòa tan.

Biểu đồ 2.2: Cơ cấu mặt hàng sản xuất cà phê Gia Lai.

92% 7% 1%

Cà phê nhân Cà phê bột Cà phê hòa tan

(Nguồn: Hiệp hội cà phê Gia Lai).

2.2. Phân tích nhóm yếu tố vĩ mô ảnh hưởng đến ngành cà phê Gia Lai.

Sau khi có cái nhìn tổng quát về thực trạng hoạt động sản xuất của ngành cà phê Gia Lai, việc phân tích nhóm yếu tố vĩ mô ảnh hưởng đến ngành cà phê Gia Lai giúp nhận diện, đánh giá những cơ hội và nguy cơ đối với ngành.

2.2.1. Môi trường tự nhiên.

Cà phê có thể trồng trên nhiều loại đất khác nhau, trong đó đất ba-zan là một trong những loại đất lý tưởng để trồng cà phê, vì các đặc điểm lý hóa tính tốt, và tầng dày của loại đất này. Ở Gia Lai, nhóm đất đỏ ba-zan có diện tích 781.765 ha, chiếm đến 50,44% diện tích tự nhiên.

Không phải vùng nào ở trên trái đất cũng trồng được cà phê. Ngoài yếu tố đất đai, cây cà phê còn đòi hỏi một số yêu cầu về nhiệt độ, ẩm độ, lượng mưa, ánh sáng, gió. Gia Lai thuộc vùng khí hậu cao nguyên nhiệt đới gió mùa, dồi dào về độ ẩm, có lượng mưa lớn, không có bão và sương muối. Lượng mưa trung bình năm từ 2.200 - 2.500 mm. Khí hậu ở đây được chia làm 2 mùa rõ rệt là mùa mưa và mùa khô. Nhiệt độ trung bình năm là 22 – 250C [18]. Khí hậu Gia Lai rất thích hợp cho việc phát triển cây cà phê vối.

Biểu đồ 2.3: Một số yếu tố khí hậu ở Gia Lai trung bình 10 năm trở lại đây.

0 50 100 150 200 250 300 350 400 450 500 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Tháng C ác yế u tố Nhiệt độ (0C) Ẩm độ (%) Lượng mưa (mm) Số giờ nắng (giờ)

(Nguồn: Báo cáo tổng hợp “Tư vấn trong nước về chuỗi giá trị cà phê huyện Đăk Đoa, tỉnh Gia Lai của công ty TNHH TV & DV Đồng Hành, năm 2012).

Tài nguyên nước ở Gia Lai có tổng trữ lượng khoảng 23 tỉ m3 nước, phân bố trên các hệ thống sông chính là hệ thống sông Ba, hệ thống sông Sê San. Ngoài ra, Gia Lai còn có các nhánh sông Srê Pôk chảy qua các huyện Chư Sê, Chư Prông của tỉnh và nhiều sông, suối, hồ lớn nhỏ khác cung cấp nước tưới tiêu cho sản xuất nông nghiệp, trồng cà phê vào mùa khô.

Bên cạnh đó, một yếu tố khá quan trọng khiến cho hạt cà phê robusta ở Gia Lai có cơ lý hạt to, đẹp, và thơm chính là nhờ vị trí địa lý của Gia Lai là một tỉnh miền núi nằm ở phía bắc Tây Nguyên trên độ cao trung bình 700 - 800 mét so với mực nước biển.

Ngoài các yếu tố điều kiện tự nhiên thuận lợi cho việc phát triển cây cà phê, Gia Lai còn đang phải đối mặt với một số khó khăn về sự xói mòn đất, hạn hán, cháy rừng đầu nguồn, tài nguyên nước đang dần cạn kiệt. Đặc biệt hiện nay dưới tác động của biến đổi khí hậu toàn cầu, nguy cơ mất mùa sẽ ngày càng gia tăng nếu như địa phương không kịp thời tiến hành thực hiện các giải pháp sự dụng nguồn tài nguyên hiệu quả.

2.2.2. Môi trường kinh tế.

2.2.2.1. Nhu cầu tiêu thụ cà phê thế giới.

Sản lượng tiêu thụ cà phê toàn thế giới liên tục tăng qua các niên vụ, bất chấp những khó khăn của nền kinh tế toàn cầu. Sản lượng tiêu thụ cà phê tăng ở cả các nước xuất và nhập khẩu cà phê. Triển vọng về nhu cầu cà phê đầy hứa hẹn trong những năm sắp tới, đặc biệt là sự phát triển của các thị trường có giới hạn tại các quốc gia tiêu thụ truyền thống và các nhà tiêu thụ mới tại các thị trường mới nổi và các quốc gia xuất khẩu.

Bảng 2.2: Sản lượng tiêu thụ cà phê thế giới giai đoạn từ năm 2009 đến năm 2013. Niên vụ Sản lượng (1000 bao, 60kg/bao) Tăng trưởng (%) 2009/10 122.813 2010/11 133.498 8,7 2011/12 135.934 1,82 2012/13 144.646 6,4

(Nguồn: Tổ chức cà phê Thế Giới – ICO http://www.ico.org/new_historical.asp?section=Statistics ).

Bảng 2.2 cho thấy, trong vòng bốn niên vụ vừa qua, sản lượng tiêu thụ cà phê thế giới liên tục tăng. Nếu như niên vụ 2009/10 sản lượng tiêu thụ chỉ đạt 122.813 ngàn bao thì sang đến niên vụ 2012/13 con số này đã tăng lên đến 144.646 ngàn bao.

Niên vụ 2010/11 sản lượng cà phê thế giới đạt 133.498 triệu bao, tăng 8,7% so với niên vụ cà phê 2009/10. Niên vụ 2011/12, sản lượng tiêu thụ cà phê tiếp tục tăng nhẹ 1,82%. Qua niên vụ 2012/13 sản lượng tiêu thụ đã tăng mạnh trở lại, đạt 144.646 triệu bao, tăng 6,4 % so với niên vụ 2011/12.

Mỹ, Đức, Brazil, Italy và Nhật là năm nước tiêu thụ cà phê lớn nhất thế giới năm 2013.

Bảng 2.3: Năm nước tiêu thụ cà phê lớn nhất thế giới năm 2013.

Nước Sản lượng tiêu thụ

(1000 bao, 60kg/bao) USA 26.066 ĐỨC 21.816 BRAZIN 20.330 ITALY 8.691 NHẬT 7.025

(Nguồn: Tổ chức cà phê thế giới – ICO http://www.ico.org/historical/2010-19/PDF/IMPORTSIMCALYR.pdf ).

2.2.2.2 Tình hình thị trường cà phê Việt Nam. Nhu cầu tiêu thụ cà phê nội địa. Nhu cầu tiêu thụ cà phê nội địa. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Việt Nam có kết cấu dân số vô cùng lý tưởng với khoảng 89 triệu người, tốc độ tăng trưởng khoảng 1,7%/năm. Phần lớn dân số thuộc thế hệ trẻ có trình độ. Việt Nam chính là là thị trường tiêu thụ cà phê đầy hấp dẫn cho các hãng cà phê trong và ngoài nước. Nằm trong nhóm 5 quốc gia đứng đầu Châu Á về lượng tiêu thụ cà phê bình quân đầu người một năm, mỗi người Việt dùng trung bình 1,15kg cà phê mỗi năm, sau Nhật Bản (2,9 kg), Hàn Quốc (2,42 kg), Thái Lan (1,95 kg), Malaysia (1,15kg) [47].

Theo thống kê của Tổ chức Cà Phê Quốc Tế (ICO) về lượng tiêu thụ nội địa của những quốc gia xuất khẩu cà phê, niên vụ năm 2000/01 Việt Nam có lượng tiêu thụ nội địa chỉ đạt 402 ngàn bao, thì đến các niên vụ tiếp theo lượng tiêu thụ nội địa cà phê Việt Nam liên tục tăng. Đến niên vụ 2004/05 lượng tiêu thụ đạt 696 ngàn bao và niên vụ 2011/12 đạt đến 1,583 triệu bao. Dự báo sản lượng tiêu thụ cà phê nội địa sẽ tiếp tục gia tăng trong những niên vụ sắp tới.

Bảng 2.4: Sản lượng tiêu thụ cà phê nội địa của Việt Nam giai đoạn từ năm 2004 đến năm 2012. Niên vụ Sản lượng (1000 bao, 60kg/bao) Tăng trưởng (%) 2004/05 696 2005/06 800 14,94 2006/07 917 14,63 2007/08 938 2,29 2008/09 1.021 8,85 2009/10 1.208 18,31 2010/11 1.583 27,32 2011/12 1.583 0

(Nguồn: Tồ chức cà phê thế giới – ICO http://dev.ico.org/historical/2010-19/PDF/DOMCONSUMP.pdf ).

Thị trường cà phê Việt Nam đã đạt 127,33 triệu USD trong năm 2008 và tăng lên khoảng 287,34 triệu USD năm 2012 và dự đoán sẽ tăng đến 573,75 triệu USD vào năm 2016 [47].

Việt Nam là quốc gia hàng đầu về cà phê “đích thực”, điển hình là cà phê xay hay cà phê nguyên hạt ước tính chiếm khoảng 23% tất cả các sản phẩm mới trong cùng phân khúc được đưa ra thị trường tại Châu Á trong vòng hai năm vừa qua (2011, 2012) [47]. Con số trên gấp bốn lần so với quá trình phát triển sản phẩm mới ở Trung Quốc trong cùng kỳ.

Tuy nhiên, Việt Nam có sự khác biệt so với các quốc gia khác về nền văn hóa cà phê lâu đời và có đòi hỏi cao hơn về hương vị cà phê. Cà phê phải có hương vị tự nhiên, đảm bảo nguyên chất và chất lượng. Xu thế tiêu dùng cà phê hiện nay của các thế hệ khách hàng Việt Nam là hướng đến văn hóa cà phê hiện đại, hòa hợp với nét văn hóa tinh hoa và hòa nhập quốc tế.

Trung gian tiếp thị ảnh hưởng xây dựng thương hiệu cà phê.

 Đại lý phân phối.

Hiện nay, tại mỗi huyện, tỉnh, thành phố trong cả nước đều có nhà phân phối nhiều loại mặt hàng, trong đó có cà phê. Nhà phân phối có mối quan hệ với các cửa

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Xây dựng thương hiệu ngành cà phê Gia Lai (Trang 34)