Giải pháp 4: Xây dựng tầm nhìn thương hiệu cho ngành cà phê GiaLai

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Xây dựng thương hiệu ngành cà phê Gia Lai (Trang 107)

Mục tiêu đề xuất giải pháp.

+ Thống nhất trong lãnh đạo và mục tiêu xuyên suốt của toàn ngành cà phê Gia Lai ở mọi cấp.

+ Động viên tinh thần của mọi thành viên tham gia xây dựng thương hiệu ngành.

+ Định hướng sử dụng nguồn tài nguyên hiệu quả. + Xác định cách đạt mục tiêu dựa trên thương hiệu. + Xây dựng thước đo cho sự phát triển thương hiệu.

Nội dung giải pháp.

+ Điều đầu tiên cần nói đến là việc nâng cao nhận thức, ý chí và sự quyết tâm của ban lãnh đạo. Việc xây dựng thương hiệu không phải chỉ của riêng doanh nghiệp mà còn là trách nhiệm của toàn ngành, của địa phương.

 Chính quyền địa phương, Hiệp Hội cà phê Gia Lai và các cấp ngành có liên quan cần tham gia họp bàn về tầm nhìn thương hiệu và các mục tiêu, phương hướng hoạt động đề ra cho ngành với kế hoạch dài hạn.

 Hướng suy nghĩ của chính quyền địa phương, doanh nghiệp, người nông dân trồng cà phê đến tầm nhìn thương hiệu cho toàn ngành.

 Tạo sự năng động, cam kết lâu dài của mỗi doanh nghiệp, mỗi hộ nông dân đối với việc xây dựng thương hiệu cho ngành bằng việc thực hiện chính sách tuyên dương, khen thưởng doanh nghiệp, hộ nông dân dựa trên kết quả lao động, sản xuất hàng năm.

 Chi ngân sách cho đầu tư, hỗ trợ kinh phí và mở các lớp đào tạo, tập huấn về kiến thức thương hiệu, kinh nghiệm xây dựng thương hiệu cho mỗi doanh nghiệp, mỗi nhân viên trong doanh nghiệp. Từ đó mỗi thành viên sẽ có cơ sở để định hướng kế hoạch và hoạt động làm viên theo hướng đóng góp cho xây dựng thương hiệu.

 Xây dựng bộ phận chuyên về marketing, thương hiệu để quảng bá hình ảnh thương hiệu ngành. Bộ phận này phải là những người chuyên nghiệp, có kiến thức và kinh nghiệm về marketing, thương hiệu.

Tỉnh cần xây dựng chính sách thu hút nhân tài và tài trợ cho việc đào tạo nguồn nhân lực chuyên về marketing, thương hiệu để phục vụ cho địa phương. Các chính sách như: gửi cán bộ đi học, tập huấn tại các trung tâm, trường đại học lớn chuyên về thương hiệu, giữ chân người tài để phục vụ cho ngành bằng các chính sách lương thưởng, chế độ đãi ngộ tốt,… cần được ưu tiên thực hiện.

+ Nâng cao tầm nhìn thương hiệu cho các doanh nghiệp cà phê Gia Lai.  Xác định lại vị trí của bộ phận marketing, thương hiệu trong cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp.

Các doanh nghiệp cần xây dựng cơ cấu tổ chức có phòng marketing riêng và được chuyên môn hóa với các phòng ban khác. Phòng marketing có nhiệm vụ chủ chốt trong hoạt động xây dựng và phát triển thương hiệu của doanh nghiệp.

Mô hình 4.1: Cơ cấu tổ chức theo hướng thương hiệu.

(Nguồn: Nghiên cứu của tác giả). Ban Giám đốc Phòng sản xuất Phòng nhân sự Phòng kinh doanh Phòng tài chính Phòng Marketing Bộ phận phụ trách marketing sản phẩm Bộ phận phụ trách marketing truyền thông Hệ thống sản phẩm

Nghiên cứu và phân tích cạnh tranh Quan hệ cộng đồng (PR)

 Sử dụng nguồn nhân lực cho thương hiệu.

 Tăng cường tuyển dụng những người giỏi, có năng lực, kiến thức, kinh nghiệm về marketing, thương hiệu.

 Đầu tư xây dựng chương trình đào tạo chuyên sâu về thương hiệu cho cán bộ chủ chốt. Xây dựng và chuẩn hóa chương trình đào tạo kiến thức marketing, thương hiệu hàng năm cho đội ngũ nhân viên.

Điều kiện thực hiện giải pháp.

+ Sự quyết tâm, ý chí xây dựng thương hiệu cho ngành cà phê Gia Lai của ban lãnh đạo cấp Tỉnh, Hiệp Hội cà phê Gia Lai và ban lãnh đạo các cấp các ngành có liên quan.

+ Sự đồng lòng tham gia tích cực của tất cả các thành viên trong ngành cà phê Gia Lai.

Lợi ích dự kiến đạt được.

+ Hoàn thiện bản kế hoạch xây dựng thương hiệu trong dài hạn. + Nâng cao kiến thức về thương hiệu cho các thành viên trong ngành. + Hoàn thiện cơ cấu tổ chức theo hướng thương hiệu.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Xây dựng thương hiệu ngành cà phê Gia Lai (Trang 107)