Thực trạng sản xuất, chế biến

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Xây dựng thương hiệu ngành cà phê Gia Lai (Trang 67)

Ngành cà phê là một trong những ngành sản xuất đạt tốc độ tăng trưởng nhanh nhất tại Gia Lai hiện nay. Nếu như trước năm 2000, chỉ có một vài doanh nghiệp tham gia sản xuất chế biến cà phê toàn tỉnh thì hiện tại con số này đã vượt quá 50 doanh nghiệp. Tuy nhiên trong số 44 doanh nghiệp được khảo sát, mới chỉ có khoảng 16% doanh nghiệp đã quan tâm và đầu tư đúng mức cho dây chuyền sản xuất, chế biến hiện đại. Việc đầu tư xây dựng nhà máy ồ ạt, thiếu quy hoạch, quy mô tổ chức sản xuất còn manh mún, nhỏ lẻ và phần lớn chưa đạt yêu cầu về chất lượng công nghệ nên sản phẩm của nhiều doanh nghiệp có tỷ lệ tạp chất và độ ẩm cao, điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm chưa được các doanh nghiệp quan tâm đúng mức.

Công nghệ chế biến cà phê nhân của ngành cà phê Gia Lai còn rất phân tán và khá tùy tiện. Trừ một số đơn vị quốc doanh và doanh nghiệp lớn có trang bị xưởng chế biến quy mô vừa, trên 80% lượng cà phê làm ra được chế biến bằng những công nghệ giản đơn, phơi khô tự nhiên, xay xát bằng những máy không đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật nên chất lượng còn thấp.

Đối với cà phê nhân xuất khẩu, việc chế biến sau thu hoạch cũng còn ở mức giản đơn, công nghệ chủ yếu chỉ là sấy bổ sung, phân loại, đấu trộn và đánh bóng

hạt. Số cà phê nhân được đánh bóng không nhiều, chiếm khoảng 6% - 7% lượng cà phê xuất khẩu. Đại bộ phận công việc tuyển chọn hạt cà phê còn dùng lao động thủ công với năng suất thấp và chất lượng còn nhiều hạn chế.

Trong chế biến tiêu dùng nội địa, toàn tỉnh mới chỉ có một số doanh nghiệp chế biến cà phê bột được người tiêu dùng nhận biết như Thu Hà, Thanh Thủy, Phiên Phương. Hiện tại, toàn tỉnh chỉ có 1 doanh nghiệp duy nhất chế biến cà phê hòa tan là Thu Hà. Tổng công suất chế biến hàng năm của các doanh nghiệp này chưa đạt đến 10% tổng sản lượng cà phê toàn tỉnh.

Hiện nay vấn đề “cà phê thật – cà phê giả” đang được xã hội, người tiêu dùng quan tâm hàng đầu. Việc kiểm tra chất lượng cà phê bột chủ yếu dựa trên Thông tư số 14/2011/TT-BNNPTNT ngày 29-3-2011 của Bộ NN&PTNT quy định việc kiểm tra đánh giá cơ sở sản xuất kinh doanh vật tư nông nghiệp và sản phẩm nông lâm thủy sản [3]. Người tiêu dùng được khuyến cáo hướng đến sử dụng cà phê sạch, thật và tẩy chay cà phê giả, cà phê bẩn, kém chất lượng. Theo kết quả phỏng vấn trực tiếp của tác giả, ngoại trừ doanh nghiệp Thu Hà, phần lớn các doanh nghiệp còn lại đều sử dụng nhiều loại chất phụ gia khác nhau cho sản phẩm với hàm lượng sử dụng theo kinh nghiệm gia truyền và không ghi rõ hàm lượng sử dụng trên bao bì sản phẩm.

Nhìn tổng quát trình độ công nghệ của các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh chế biến ngành cà phê Gia Lai đã lạc hậu từ 2 đến 3 thế hệ, chưa đạt được trình độ khu vực, chất lượng sản phẩm chưa được đánh giá cao. Các doanh nghiệp vẫn chỉ đầu tư mạnh vào việc mở rộng diện tích sản xuất cà phê nhưng lại chưa chú ý đúng mức đến công nghệ chế biến để rồi phải bán quả xô, sản phẩm đã qua chế biến có qui mô còn quá nhỏ lẻ, thiếu đa dạng.

Biểu đồ 3.13: Tình hình đầu tư cho công nghệ của các doanh nghiệp cà phê Gia Lai.

15,91% 29,55% 54,55% 0,00% 10,00% 20,00% 30,00% 40,00% 50,00% 60,00% Đầu tư đáng kể Đầu tư còn ít Chưa đầu tư

(Nguồn: Khảo sát của tác giả).

Phần lớn các doanh nghiệp cà phê Gia Lai đầu tư còn rất ít hoặc chưa đầu tư cho công nghệ sản xuất hiện đại, đạt tiêu chuẩn. Các doanh nghiệp này giải thích nguyên nhân là do chi phí cho 1 dây chuyền máy móc hiện đại nhập khẩu quá cao trong khi đó họ lại thiếu vốn, không có đủ năng lực tài chính. Thực tế khảo sát cho thấy có đến 59% doanh nghiệp gặp khó khăn về vốn (biểu đồ 3.14). Mặc dù chính sách của chính phủ tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn vay đầu tư cho hoạt động sản xuất nhưng thực tế không nhiều doanh nghiêp tiếp cận được nguồn vốn này. Một nguyên nhân khác nữa là do một số doanh nghiệp đã đầu tư nhưng vì còn thiếu thông tin nên mua phải máy móc không tốt.

Biểu đồ 3.14: Khó khăn doanh nghiệp gặp phải. 54,55% 40,91% 47,73% 59,09% 4,55% 0,00% 10,00% 20,00% 30,00% 40,00% 50,00% 60,00% 70,00% Nguồn cung nguyên liệu bất ổn

Giá cả đầu ra không ổn định Sự cạnh tranh không lành mạnh giữa các doanh

nghiệp

Vốn Khó khăn khác

(Nguồn: Khảo sát của tác giả).

Tóm lại, công nghệ chế biến đang là khâu yếu kém nhất trong hoạt động sản xuất nhưng lại thiếu sự chú ý từ tầm doanh nghiệp đến các tổ chức nghiên cứu hỗ trợ KH&CN, đặc biệt là sự quan tâm của các tổ chức quản lý tỉnh, Nhà nước.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Xây dựng thương hiệu ngành cà phê Gia Lai (Trang 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(182 trang)