Giải pháp 1: Xây dựng liên kết trong trồng trọt và sản xuất, chế biến cà

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Xây dựng thương hiệu ngành cà phê Gia Lai (Trang 98)

biến cà phê.

Mục tiêu đề xuất giải pháp.

+ Đảm bảo ổn định nguồn cung ứng về mặt sản lượng và chất lượng cho doanh nghiệp.

+ Đảm bảo quyền lợi và ổn định thu nhập cho người nông dân khi tham gia sản xuất: tham gia sản xuất cà phê theo đúng kỹ thuật, tiêu chuẩn mà nhà nước, doanh nghiệp đề ra và thu về các lợi ích như giảm chi phí sản xuất, ổn định năng suất và đảm bảo chất lượng cho hạt cà phê, đảm bảo nguồn tài nguyên phục vụ hoạt động sản xuất,…

+ Doanh nghiệp phối hợp với các cơ sở thu mua nhằm mở rộng nguồn cung cấp cà phê đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng đề ra.

+ Giải quyết tình trạng sản xuất manh mún, nhỏ lẻ của các hộ nông dân trên địa bàn tỉnh. Khuyến khích người trồng cà phê liên doanh, liên kết hình thành vùng sản xuất có quy mô lớn.

+ Điều tiết mọi hoạt động của tất cả các doanh nghiệp, tránh tình trạng mâu thuẫn, đấu đá nội bộ, tranh giành thị phần.

+ Xây dựng liên kết dọc trong hoạt động sản xuất.

 Hoàn thiện liên kết giữa người nông dân và doanh nghiệp.

Đây là liên kết quan trọng nhất trong chuỗi liên kết hoạt động sản xuất cà phê. Doanh nghiệp trở thành tác nhân định hướng cho người trồng cà phê trên cơ sở hợp đồng được ký kết.

Doanh nghiệp cần chủ động tổ chức liên kết với các hộ nông dân có vùng sản xuất phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng, nguồn nước và nằm trong vùng quy hoạch trồng cà phê của tỉnh. Doanh nghiệp cần đưa ra các lợi ích và điều khoản chi tiết, cụ thể để thuyết phục người nông dân tham gia ký kết và thực hiện hợp đồng sản xuất.

Doanh nghiệp cần lập kế hoạch và triển khai việc tập trung, huấn luyện và hỗ trợ nông dân kiến thức, kỹ thuật căn bản về trồng, chăm sóc và thu hoạch cà phê.

Doanh nghiệp nên sử dụng hợp đồng tiêu thụ nông sản hàng hoá theo chính sách bao tiêu 100% sản lượng cho nông dân với giá bảo hiểm được doanh nghiệp cùng các cơ quan chức năng xây dựng và thông báo cho người dân trước khi đầu tư cho vùng nguyên liệu hàng năm chưa kể cước phí vận chuyển. Hợp đồng tiêu thụ nông sản hàng hoá phải được các cơ quan pháp lý của tỉnh, huyện xác nhận và chứng thực.

Các cấp ngành liên quan có vai trò quan trọng trong việc hoàn thiện mối liên kết giữa nông dân và doanh nghiệp. Các cơ quan quản lý ngành tại địa phương cần phối hợp với hộ nông dân, viện Eakmat, các cán bộ, chuyên viên, kỹ sư nông nghiệp để tổ chức các buổi huấn luyện, hướng dẫn nông dân về những kiến thức khoa học trong trồng trọt, thâm canh, tái canh và cung cấp giống tốt.

 Liên kết giữa doanh nghiệp với cơ sở thu mua.

Các cơ sở thu mua, thương lái chính là trung gian giữa nông dân và doanh nghiệp, là một khâu liên kết trong hoạt động cung ứng nguyên liệu đầu vào cho doanh nghiệp. Do đó, các doanh nghiệp cần phổ biến chuẩn chất lượng nguyên liệu mong muốn của doanh nghiệp cho các cơ sở thu mua.

Các doanh nghiệp cần có chính sách thu mua hợp lý, áp dụng mức giá cao cho những lô hàng nguyên liệu đảm bảo chất lượng để khuyến khích các cơ sở thu mua tuân thủ việc gom hàng đạt chất lượng từ nông dân, bảo quản hàng hóa tốt. Bên

cạnh đó, doanh nghiệp cần xây dựng chính sách hỗ trợ vốn cho các cơ sở thu mua làm ăn uy tín nhằm tạo mối quan hệ lâu dài với các cơ sở này.

Hiệp Hội cà phê Gia Lai cần xây dựng chính sách thu mua hợp lý để các doanh nghiệp đồng tiến hành thực hiện trả chênh lệch giá cao đối với các sản phẩm đạt chất lượng và tiêu chuẩn cà phê quy định.

+ Xây dựng các mô hình liên kết ngang.  Liên kết giữa các hộ trồng cà phê.

Việc liên doanh, liên kết giữa các hộ sản xuất cà phê lại với nhau là một vấn đề rất cần thiết, tạo thuận lợi cho việc đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, chế biến, sử dụng nguồn nước tưới hiệu quả, các phương tiện sản xuất phù hợp. Từ đó giảm chi phí đầu vào, tăng hiệu quả kinh tế.

 Nông dân hợp tác với nhau thành lập tổ/nhóm sản xuất: chia sẻ kinh nghiệm sản xuất, cải thiện khả năng tiếp cận thị trường đầu vào, đầu ra và các chương trình hỗ trợ. Tổ chức mua vật tư đầu vào, máy móc sản xuất theo tập thể có thể tạo ra một số lợi ích cho các thành viên bao gồm:

(1) Vật tư sản xuất với giá thấp nhờ mua với số lượng lớn và trực tiếp từ người cung cấp dịch vụ hay công ty sản xuất phân bón, bảo vệ thực vật.

(2) Đặc biệt loại giống hay vật tư sản xuất không có sẵn tại địa phương mà phải mua từ những vùng khác. Do quãng đường xa và chi phí vận chuyển cao, nông dân chỉ có thể mua được các giống hay vật tư đó với chi phí thấp nhờ tổ chức mua theo tập thể.

 Thành lập Liên Đoàn nông dân sản xuất cà phê của tỉnh.

Liên Đoàn nông dân cà phê của tỉnh được thành lập với các đặc điểm sau: (1) Được tạo lập và điều hành bởi chính những người nông dân trồng cà phê. (2) Hoạt động như một doanh nghiệp thương mại, nên trách nhiệm chính thuộc về các nhà quản lý và các nhân viên trong Liên Đoàn.

(3) Không có sự độc quyền.

(4) Được xây dựng dựa trên sự cân đối giữa lợi ích cá nhân và lợi ích chung - một cách thức để đem lại hiệu quả lớn nhất cho những người trồng cà phê.

Bằng việc gia nhập Liên Đoàn, các hộ nông dân sẽ được hưởng nhiều quyền lợi và tăng thêm sức mạnh của mình.

Liên Đoàn nông dân sản xuất cà phê có các chức năng sau:

(1) Đại diện cho các hội viên làm việc trực tiếp với Hiệp Hội cà phê Gia Lai để đạt thỏa thuận về việc trả chênh lệch giá cho cà phê nguyên liệu đạt chất lượng tốt. Quản lý vấn đề bình ổn giá cho nông dân: khi giá trên thị trường thế giới tăng lên thì khoản doanh thu tăng thêm sẽ được liên đoàn quản lý và sử dụng cho việc duy trì mức giá tối thiểu đề phòng lúc tình hình giá trên thị trường thế giới giảm sút.

(2) Đứng ra bảo lãnh cho các hộ gặp khó khăn trong hoạt động vay vốn. (3) Hỗ trợ cập nhật thông tin thường xuyên cho hội viên về thông tin giá cả thị trường, biến động của thị trường thế giới, giá cả nguyên liệu đầu vào (phân bón, thuốc, hóa chất), tiêu chuẩn trồng,…

(4) Giám sát việc triển khai các hợp đồng liên kết tiêu thụ sản phẩm.

(5) Tổ chức các buổi thảo luận, tọa đàm để các hội viên gặp gỡ và trao đổi kinh nghiệm, phổ biến các kỹ thuật trồng trọt mới, hướng dẫn sử dụng phân bón, thuốc, hóa chất hiệu quả.

 Tỉnh cần khuyến khích việc thành lập các HTX. Đối với các HTX đã thành lập, tỉnh cần phải đẩy mạnh việc rà soát, đánh giá và củng cố, chuyển đổi hoặc giải thể những HTX quá yếu kém, hoạt động cầm chừng, không hiệu quả. Tiếp tục củng cố, đổi mới mạnh mẽ phương thức và nội dung hoạt động của các HTX nông nghiệp hiện nay đồng thời thiết lập lại mối quan hệ sản xuất mới phù hợp với tính chất và trình độ sản xuất của lực lượng sản xuất và những đặc thù riêng của tỉnh. Chỉ đạo các HTX xây dựng lại phương án hoạt động, thông qua đại hội xã viên và trình cấp có thẩm quyền phê duyệt để làm căn cứ thực hiện.

 Liên kết giữa các doanh nghiệp sản xuất, chế biến cà phê.

Khuyến khích tất cả các doanh nghiệp đang hoạt động sản xuất, chế biến cà phê gia nhập Hiệp Hội cà phê Gia Lai.

Mức giá mua vào cho các loại cà phê với chất lượng khác nhau phải được các doanh nghiệp thiết lập hợp lý, đồng bộ.

Hiệp Hội cà phê Gia Lai cần chú trọng công tác kiểm tra, giám sát và xử lý các trường hợp doanh nghiệp mua nguyên liệu dưới giá quy định.

Điều kiện thực hiện giải pháp.

Để thực hiện tốt chuỗi liên kết này, phải có sự kết hợp đồng bộ giữa các tác nhân trong chuỗi dưới sự hỗ trợ của các bộ, ngành và các cấp có liên quan.

+ Hộ nông dân cần tuân thủ nghiêm ngặt các yêu cầu trong sản xuất mà doanh nghiệp đề ra. Hộ nông dân có ý thức, trách nhiệm thực hiện theo đúng chỉ dẫn, quy định về trồng cà phê khi được các cơ quan ban ngành triển khai, tập huấn.

+ Lãnh đạo các doanh nghiệp có định hướng và kế hoạch về việc sản xuất theo hướng bền vững.

+ Doanh nghiệp cùng các cấp ngành có liên quan kịp thời hỗ trợ, giúp đỡ nông dân khi họ gặp khó khăn trong sản xuất.

+ Các cấp ngành cần có các chính sách hỗ trợ kịp thời cho doanh nghiệp trong quá trình thực hiện quy trình sản xuất theo hướng bền vững.

+ Các hộ nông dân ý thức được sự cần thiết tham gia vào Liên Đoàn, HTX. + Các doanh nghiệp tự nguyện tham gia vào Hiệp Hội cà phê của tỉnh và thực hiện tốt các quy định, chính sách mà Hiệp Hội đề ra.

Lợi ích dự kiến đạt được.

+ Nâng cao kiến thức khoa học tiến bộ cho nông dân trong trồng trọt, giảm chi phí đầu vào cho sản xuất, tăng thu nhập cho nông dân.

+ Giảm cạnh tranh không lành mạnh, đấu đá nội bộ ngành. Nâng cao sức cạnh tranh của cà phê Gia Lai tại thị trường trong nước và quốc tế.

+ Kiểm soát chi phí, năng suất và chất lượng sản phẩm được nâng cao, ổn định được giá cả đầu ra.

+ Tham gia liên kết chuỗi sẽ làm cho từng bộ phận trong chuỗi mạnh lên, nâng cao năng lực sản xuất và chuyên môn hóa tốt hơn, các tác nhân trong chuỗi đều được hưởng lợi, có cùng tiếng nói và trách nhiệm đối với sản phẩm cuối cùng, do đó dễ dàng chia sẻ thông tin.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Xây dựng thương hiệu ngành cà phê Gia Lai (Trang 98)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(182 trang)