Hiện tại ở Gia Lai có trên 11.295 ha cà phê có độ tuổi 18-20 năm được xếp vào danh sách già cỗi, hơn 16.000 ha cà phê có độ tuổi 8-18 năm cần cải tạo vì chất lượng vườn cây hiện tại quá xấu [30]. Như vậy có khoảng 35% diện tích cà phê ở Gia Lai đang cần tái canh. Nếu không có những biện pháp kịp thời để tái canh thì trong vòng 10 năm nữa sẽ có khoảng 50% diện tích cà phê Gia Lai già cỗi. Tuy nhiên, việc tái canh cây cà phê tại Gia Lai đang diễn ra rất chậm, diện tích cà phê được trồng ở các huyện bằng các giống mới có chứng nhận vẫn còn rất ít. Trên 80%
diện tích cà phê nằm trong dân. Trong khi đó, để có thể tái canh m i h cta, nông dân mất từ 1 0-200 triệu đồng, rất cần sự h trợ từ chính sách của Nhà nước và đặc biệt là việc trợ vốn từ các ngân hàng [20].
Biểu đồ 3.9: Diện tích cà phê già cỗi, cà phê cho năng suất kém của hộ.
5,30% 35,10% 59,60% 0,00% 10,00% 20,00% 30,00% 40,00% 50,00% 60,00% 70,00% Chiếm trên 70% Từ 40% đến dưới 70% Dưới 40%
(Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả).
Trong số 61 hộ cà phê được khảo sát có diện tích cà phê già cỗi trên 40% diện tích toàn vườn thì có khoảng 80% số hộ đã áp dụng 1 số biện pháp để tái canh cà phê, nhưng chỉ có 5% trong số này thực hiện biện pháp tái canh có hiệu quả cao. Các hộ còn lại đã thực hiện việc tái canh nhưng nguồn giống để tái canh chủ yếu vẫn lấy trực tiếp từ vườn, hoặc mua tại các cơ sở tư nhân tự ươm giống trong tỉnh.
Hầu hết các hộ chưa nhận được sự hỗ trợ về vốn cũng như hướng dẫn triển khai các biện pháp hiệu quả từ phía chính quyền địa phương và các cấp, ngành có liên quan trong vấn đề tái canh cà phê. Hiện một số tổ chức, công ty đã có chương trình hỗ trợ nông dân trồng mới cà phê nhưng diện tích vẫn còn rất ít. Một ví dụ điển hình cho quy trình tái canh thành công hiện nay là Công ty TNHH một thành viên Cà phê Ia Grai (huyện Ia Grai). Sau 3 năm tích cực tiến hành thử nghiệm quy trình kỹ thuật tái canh bài bản khoảng 120 ha cà phê già cỗi, sinh trưởng kém, đến năm thứ 4 hầu hết các vườn cà phê tái canh đều sinh trưởng, phát triển khá tốt. Tỷ lệ cây sống, năng suất đạt cao, sản lượng cà phê tái canh năm 2007 đạt bình quân 28 kg/hố trồng đôi; năm 2008 đạt 32 kg và năm 2009 đạt 19 kg [30].
Cách tái canh phổ biến của hộ là mỗi năm thay mới khoảng từ 10 đến 30 gốc cà phê già cỗi trên 1 ha cà phê. Lý do là vì hộ không có đủ kinh phí để tái canh một
lượt cho tất cả các gốc cà phê già cỗi. Thêm vào đó, hiện nay cà phê đang được giá nên các hộ muốn kinh doanh tận dụng cả vườn cà phê già cỗi cho năng suất thấp. Như vậy bình quân hàng năm hộ chỉ tái canh được một phần mười diện tích cà phê già cỗi, chưa kể mỗi năm lại có thêm một số gốc cà phê khác cho năng suất thấp, không đạt yêu cầu. Cách thức tái canh nhỏ lẻ phổ biến như hiện nay không đảm bảo hiệu quả cho yêu cầu tái canh khi đất trồng không được cải tạo lại mà được dùng để trồng mới ngay. Đất trồng ngày càng bị bạc màu và xói mòn.
Nhìn chung, việc tái canh cà phê còn diễn ra quá chậm và chưa đạt hiệu quả.