Tình hình phát triển cơ sở hạ tầng, giao thông vận tải của Tỉnh Gia Lai

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Xây dựng thương hiệu ngành cà phê Gia Lai (Trang 46)

Sản lượng năm 2012 đạt 166.640 tấn, nhưng chưa tới 10% sản lượng được đưa vào chế biến sâu. Một số doanh nghiệp cà phê Gia Lai tham gia sản xuất sản phẩm chế biến như Thu Hà, Thanh Thủy, Phiên Phương,... Tuy nhiên rất ít khách hàng nhận biết các thương hiệu này (chương 3, mục 3.3.2.3). Hiện tại chỉ có một doanh nghiệp duy nhất là Thu Hà sản xuất cà phê hòa tan, chiếm một thị phần rất nhỏ trong nước.

2.2.2.3. Tình hình phát triển cơ sở hạ tầng, giao thông vận tải của Tỉnh Gia Lai. Gia Lai.

Gia Lai có trên 500 km đường quốc lộ chạy qua, bao gồm quốc lộ 14, chạy theo hướng bắc – nam; quốc lộ 19 chạy theo hướng đông - tây, nối cảng biển Quy Nhơn với cửa khẩu Lệ Thanh (Đức Cơ); quốc lộ 25 bắt đầu từ quốc lộ 1 (thành phố Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên) để nối vào quốc lộ 14 tại Chư Sê. Sân bay Pleiku vẫn là cửa ngõ duy nhất nối khu vực Bắc Tây Nguyên với mạng lưới hàng không của cả nước. Gia Lai còn có 11 tuyến tỉnh lộ quan trọng với tổng chiều dài 473 km. Hệ thống giao thông ở Gia Lai tương đối đầy đủ tạo điều kiện khá thuận lợi cho giao thương, vận chuyển hàng hóa. Tuy nhiên, nhiều xã vùng sâu, vùng xa giao thông đi lại vẫn còn khó khăn. Đặc biệt là đường lên nhiều nương, rẫy cà phê còn chưa được quan tâm xây dựng [11].

Từ năm 2006 trở lại đây, chính quyền địa phương ngày càng quan tâm đầu tư cho các công trình thủy lợi phục vụ nông nghiệp. Năm 2012, tổng các công trình thủy lợi được đầu tư xây dựng mới và nâng cấp sửa chữa gồm 10 công trình đầu tư với tổng kinh phí 1.790,57 tỷ đồng. Đến nay có 5 các công trình cơ bản hoàn thành, 2 công trình chưa triển khai được; 3 công trình đang tiếp tục thi công [29]. Nhìn chung các dự án thủy lợi thuộc nguồn vốn trái phiếu chính phủ do địa phương quản

lý chưa triển khai được hoặc triển khai còn chậm. Số công trình thủy lợi hiện tại chỉ đáp ứng đủ 70% nhu cầu cho tưới tiêu nông nghiệp.

2.2.3. Môi trường pháp lý.

Ngành nông nghiệp trồng trọt nói chung và cà phê nói riêng đã nhận được sự quan tâm chỉ đạo và đầu tư của chính phủ trong tất cả các lĩnh vực về giống, sản xuất, chế biến, vốn vay sản xuất,…

Thông tư số 19/2013/TT-BNNPTNT của Bộ NN&PTNT về việc hướng dẫn biện pháp sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả trong sản xuất nông nghiệp, nhằm đưa ra các giải pháp giúp tổ chức, cá nhân, hộ gia đình giảm chi phí trong hoạt động sản xuất, tăng thu nhập [4].

Nghị định số 02/2010/NĐ-CP của Chính phủ về khuyến nông đặt ra mục tiêu nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của người sản xuất để tăng thu nhập, thoát đói nghèo, làm giàu thông qua các hoạt động đào tạo nông dân về kiến thức, kỹ năng và các hoạt động cung ứng dịch vụ để hỗ trợ nông dân sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả cao, thích ứng các điều kiện sinh thái, khí hậu và thị trường. Góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng phát triển sản xuất hàng hóa, nâng cao năng suất, chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu; thúc đẩy tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn, xây dựng nông thôn mới, bảo đảm an ninh lương thực quốc gia, ổn định kinh tế - xã hội, bảo vệ môi trường. Huy động nguồn lực từ các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài tham gia khuyến nông [9].

Quyết định số 01/2012/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về một số chính sách hỗ trợ việc áp dụng quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt trong nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản nhằm hỗ trợ tổ chức, cá nhân, hộ gia đình sản xuất, sơ chế các loại sản phẩm nông lâm thủy sản áp dụng VietGAP [10].

Quyết định số 63/2010/QĐ-TTg ngày 15 tháng 10 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ nhằm giảm tổn thất sau thu hoạch đối với nông sản, thủy sản. Qua đó hỗ trợ lãi suất vốn vay đối với các khoản vay dài hạn bằng đồng Việt Nam của tổ chức, cá nhân qua hệ thống Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát triển

nông thôn để mua máy móc, thiết bị sản xuất,… nhằm giảm tổn thất sau thu hoạch [8].

Quyết định số 142/2009/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về cơ chế, chính sách hỗ trợ giống cây trồng, vật nuôi, thủy sản để khôi phục sản xuất vùng bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh. Theo đó quyết định đưa ra nguyên tắc, mức hỗ trợ cụ thể cho từng đối tượng, từng trường hợp cụ thể [7].

Quyết định số 150/2005/QĐ-TTG của Thủ tướng chính phủ nhằm quy hoạch chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản cả nước đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020 [6].

Bên cạnh đó, Chính phủ, Bộ NN&PTNT, Bộ Tài chính còn ban hành nhiều nghị định, chỉ thị, thông tư,… để kịp thời quản lý, điều hành, điều chỉnh hoạt động sản xuất nông nghiệp nói chung và cà phê nói riêng.

Các chủ trương, chính sách của chính phủ và các bộ, ngành đã tạo nhiều điều kiện thuận lợi cho hoạt động trồng trọt, sản xuất và chế biến cà phê. Tuy nhiên, quá trình thực thi các chủ trương, chính sách của Nhà nước còn không ít bất cập, công tác kiểm tra giám sát còn yếu kém nên hiệu quả triển khai vẫn còn nhiều hạn chế.

Qua phân tích các yếu tố vĩ mô tác động đến ngành cà phê Gia Lai, cho thấy ngành cà phê Gia Lai có các cơ hội để phát triển như sau:

(1) Điều kiện tự nhiên thuận lợi cho sự phát triển cây cà phê vối.

(2) Nhu cầu tiêu thụ cà phê trong nước và thế giới có xu hướng ngày càng gia tăng.

(3) Cơ sở hạ tầng, giao thông vận tải trong nước đang dần hoàn thiện.

(4) Môi trường pháp lý đang dần hoàn thiện. Nhiều chủ trương, chính sách của chính phủ và các bộ, ngành đã tạo nhiều điều kiện thuận lợi cho hoạt động trồng trọt, sản xuất và chế biến cà phê.

Tuy nhiên, ngành cà phê Gia Lai đang phải đối mặt với các nguy cơ như sau:

(1) Biến đổi khí hậu toàn cầu, tài nguyên đất nước ngày càng cạn kiệt.

(2) Tình hình cạnh tranh ngày càng khốc liệt, các đối thủ cạnh tranh đang chiếm lĩnh phần lớn thị trường.

(3) Hệ thống giao thông vận tải vùng sâu vùng xa chưa hoàn thiện, nhiều công trình thủy lợi phục vụ nông nghiệp còn triển khai quá chậm.

(4) Quá trình triển khai các chủ trương, chính sách của chính quyền còn nhiều bất cập.

TÓM TẮT CHƯƠNG 2

Qua nghiên cứu và phân tích thực trạng ngành cà phê Gia Lai từ năm 1996 đến năm 2012, ngành cà phê Gia Lai đã có những bước phát triển lớn. Hiện nay ngành cà phê Gia lai là một ngành kinh tế chủ lực của địa phương. Tuy nhiên, do tình trạng hoạt động sản xuất còn quá manh mún, nhỏ lẻ, chưa theo quy hoạch nên diện tích và sản lượng gia tăng chưa tương xứng với tiềm năng, hiệu quả kinh tế mang lại chưa cao. Bên cạnh đó, dưới tác động của các yếu tố bên ngoài cũng ảnh hưởng một phần đáng kể đến sự phát triển của ngành, mang lại những cơ hội cho ngành cũng như những nguy cơ mà ngành gặp phải. Việc nghiên cứu tổng quan về ngành cà phê Gia Lai làm nền tảng cho việc đi sâu vào phân tích thực trạng hoạt động sản xuất, xây dựng thương hiệu cho ngành ở chương 3.

CHƯƠNG 3: GIỚI THIỆU KẾT QUẢ KHẢO SÁT.

Tại chương này, tác giả đã tiến hành khảo sát ba đối tượng: hộ nông dân trồng cà phê Gia Lai, doanh nghiệp cà phê Gia Lai và người tiêu dùng cà phê trên toàn quốc. Dưới đây là kết quả khảo sát ba đối tượng này.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Xây dựng thương hiệu ngành cà phê Gia Lai (Trang 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(182 trang)