Mục tiêu đề xuất giải pháp.
+ Đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng và khắt khe của thị trường. + Tạo dựng hình ảnh cà phê Gia Lai chất lượng cao trong công chúng.
Nội dung giải pháp.
+ Nâng cao chất lượng cây giống.
Xác định giống là yếu tố kỹ thuật quan trọng hàng đầu, tạo ra bước đột phá trong năng suất, phẩm chất cây trồng cũng như các đặc tính chống chịu sâu bệnh hại. Cần thay thế các giống cà phê Robusta già cỗi, năng suất thấp bằng giống mới có năng suất cao hơn như TR4, TR5, TR6, TR9, TR11, TR12, TR13; TN1, TN2 có năng suất 4,5 – 7,3 tấn nhân/ha. Đặc biệt là giống TR4 (7,3 tấn/ha) có chất lượng cà phê tốt mà còn đề kháng được các loại sâu bệnh hại, sức chịu hạn tốt.
Bên cạnh đó, Tỉnh cần mở trung tâm nghiên cứu, đào tạo, tập huấn kỹ thuật tuyển chọn, nhân giống cà phê, ghép cải tạo,… để tạo ra các giống mới và khác biệt, phù hợp với điều kiện địa phương, cung cấp đủ nhu cầu cho hoạt động sản xuất cà phê của tỉnh.
+ Kiểm soát và quản lý khâu lưu thông và sử dụng phân bón, thuốc, hóa chất trong trồng cà phê.
Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra thị trường phân bón, thuốc, hóa chất phục vụ trồng trọt trên địa bàn tỉnh. Đảm bảo trên thị trường chỉ lưu thông những loại chế phẩm được phép lưu hành.
Tuyên truyền, cảnh báo người dân những tác hại hoặc ảnh hưởng có thể có để người dân định hướng việc sử dụng, lựa chọn phân bón, thuốc, hóa chất an toàn, hiệu quả.
Doanh nghiệp, hộ dân quản lý danh mục phân bón, thuốc, hóa chất và ghi chép thời gian, liều lượng sử dụng. Các cán bộ của tỉnh, sở nông nghiệp và phát triển nông thôn, sở tài nguyên và môi trường sẽ theo dõi và kiểm tra.
Kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ việc sử dụng chất phụ gia trong sản xuất, chế biến sản phẩm. Các cơ quan chức năng có trách nhiệm thực hiện công tác này một cách minh bạch, công bằng và nghiêm khắc, tránh tình trạng sản phẩm có chất lượng kém, nhiễm hóa chất được bày bán tại thị trường, gây ảnh hưởng xấu cho hình ảnh cà phê Gia Lai. Tỉnh cần có các biện pháp chế tài xử phạt nghiêm những doanh nghiệp vi phạm.
Các doanh nghiệp liên kết với hội nông dân thực hiện sản xuất bằng công nghệ chế biến ướt, thay thế cho phương pháp chế biến khô đã lạc hậu. Một dây chuyền công nghệ chế biến ướt công suất 1 tấn/giờ (tương đương 500-700 tấn cà phê tươi/năm) có thể giải quyết được việc làm cho 15 đến 20 lao động trong tỉnh.
Đầu tư cho khâu nghiên cứu và phát triển sản phẩm để tạo ra những sản phẩm mới đáp ứng nhu cầu, sự thỏa mãn của khách hàng. Hiện nay cà phê hòa tan rất được ưa chuộng trên thị trường, do đó các doanh nghiệp nên đầu tư cho công nghệ chế biến cà phê hòa tan. Các nước chuyên sản xuất dây chuyền chế biến cà phê uy tín có thể lựa chọn như nước Ý với các hiệu Delonghi, Cimbali.
Điều kiện thực hiện.
+ Nông dân ý thức được tầm quan trọng của cây giống và lựa chọn những cây giống có chứng nhận, nguồn gốc rõ ràng.
+ Tỉnh quan tâm, hỗ trợ người nông dân đối với vấn đề cung cấp cây giống.
+ Hộ nông dân, doanh nghiệp cùng phối hợp thực hiện việc sử dụng phân bón, thuốc, hóa chất theo quy định. Quá trình thực hiện luôn có sự kiểm tra, giám sát chặt chẽ.
+ Doanh nghiệp quan tâm đầu tư cho nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới. Sự quan tâm đầu tư của tỉnh cho khoa học công nghệ phục vụ ngành cà phê.
Lợi ích dự kiến đạt được.
+ Cung cấp đủ nhu cầu cây giống tốt, đạt tiêu chuẩn, giúp tăng năng suất và hiệu quả kinh tế trong trồng cà phê.
+ Thị trường phân bón, thuốc, hóa chất được kiểm soát nghiêm ngặt, nguồn nguyên liệu được đảm bảo an toàn, chất lượng.
+ Đáp ứng yêu cầu của thị trường, thỏa mãn nhu cầu ngày càng đa dạng của người tiêu dùng cà phê.
4.2.4. Giải pháp 4: Xây dựng tầm nhìn thương hiệu cho ngành cà phê Gia Lai.