Quy trình thu hoạch cà phê

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Xây dựng thương hiệu ngành cà phê Gia Lai (Trang 56)

Các hoạt động trong công đoạn thu hoạch ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng sản phẩm cà phê cuối cùng. Thu hoạch cà phê đúng kỹ thuật vừa cung cấp nguồn nguyên liệu chất lượng cao vừa bảo vệ được cây cà phê cho năng suất tốt vụ sau.

Hiện nay tại Gia Lai chỉ có khoảng 37,81% số hộ tham gia các lớp tập huấn kỹ thuật trồng, thu hoạch cà phê do cán bộ nông nghiệp địa phương và hội khuyến nông của tỉnh, huyện, xã, thôn tổ chức. Trên 60 % số hộ là tự làm theo kinh nghiệm hoặc học hỏi từ các hộ khác.

Biểu đồ 3.5: Kiến thức của hộ về kỹ thuật trồng, chăm sóc và thu hoạch cà phê. 37,08% 25,17% 10% 27,81% 0,00% 5,00% 10,00% 15,00% 20,00% 25,00% 30,00% 35,00% 40,00%

Làm theo kinh nghiệm bản thân Học hỏi từ các hộ trồng cà phê khác Nhận được sự hỗ trợ từ cán bộ nông nghiệp Tham gia các lớp học/tập

huấn về sản xuất cà phê

(Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả).

Yêu cầu đầu tiên đối với việc thu hái cà phê là phải hái đúng tầm chín, không được thu hoạch quả xanh, quả sâu, quả lép, quả rụng, quả chín khô trên cây. Việc thu hái quả xanh, sâu, rơi rụng sẽ làm thất thu sản lượng vì thể tích và trọng lượng của quả chưa phát triển được đầy đủ. Sản phẩm được chế biến bởi nguyên liệu từ những quả cà phê không đạt chất lượng sẽ cho chất lượng nước cà phê pha ra có mùi hăng, vị ngái, làm giảm hương vị thơm ngon khi uống. Tại Gia Lai, có đến 70% số hộ trộn lẫn quả chín với các loại quả không đạt chất lượng. Lý do thứ nhất là do một số hộ cho rằng việc trộn lẫn như vậy là đương nhiên, các hộ này chưa nhận thức được việc làm này sẽ làm chất lượng cà phê giảm rất nhiều. Hầu hết các hộ này là dân tộc thiểu số hoặc vùng sâu vùng xa, trình độ học vấn còn thấp. Lý do thứ hai, mặc dù đã được tham gia các lớp tập huấn về kỹ thuật thu hoạch cà phê, nhưng theo như một số hộ thì việc thu hái như vậy sẽ tốn rất nhiều công, chi phí gia tăng trong khi giá cà phê bán ra thì được trả cao hơn “không đáng bao nhiêu”.

Trong một mùa hoạch tốt, số quả chín hoặc vừa chín nhất cần đạt tỷ lệ là 90%- 95%, ngoại trừ đợt thu hoạch lần cuối tỷ lệ có thể thấp hơn. Đợt thu hoạch phải được chia làm 2 đến 3 lần tùy theo đặc điểm từng vườn cây [35]. Thực tế cho thấy 40% hộ trồng cà phê Gia Lai đều thu hoạch cà phê từ 2 đến 3 đợt, khi lượng quả chín đạt trên 80% toàn vườn. Tuy nhiên vẫn còn khoảng 60% số hộ chỉ thu hoạch 1 lần duy nhất, khi mà lượng quả chín mới chỉ đạt chưa tới 70% toàn vườn. Có một lý do khá quan trọng cần phải nói đến là tệ nạn trộm cắp cà phê đang diễn ra khá phổ biến tại Gia Lai. Khi cà phê chín chỉ mới đạt chưa tới 40% toàn vườn thì các đối tượng trộm cắp đã tranh thủ hái cà phê của hộ. Chính vì không có khả năng canh giữ vườn mà nhiều hộ đã quyết định thu hoạch sớm hơn dự định để phòng tình trạng mất cắp.

Biểu đồ 3.6: Thời điểm thu hoạch cà phê.

39,74% 50,33% 10%

0,00% 10,00% 20,00% 30,00% 40,00% 50,00% 60,00%

Lượng quả chín đạt trên 80% toàn vườn Lượng quả chín đạt từ 50% đến 80% toàn vườn

Dưới 50% toàn vườn

(Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả).

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Xây dựng thương hiệu ngành cà phê Gia Lai (Trang 56)