Khách thể khảo nghiệm

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý hoạt động liên kết đào tạo giữa trường trung cấp nghề kinh tế công nghiệp thủ công nghiệp nghệ an với các cơ sở sản xuất (Trang 106)

- Đánh giá tổng thể năng lực của từng giáo viên

3.4.1. Khách thể khảo nghiệm

- Các giải pháp được đề xuất trong đề tài mặc dù đã căn cứ trên cơ sở tổng hợp các thành tựu lý luận và kết quả khảo sát thực tiễn song ở một góc độ nào đó nó vẫn ảnh hưởng bởi ý chí chủ quan của tác giả nghiên cứu cho nên cần phải tiến hành thăm dò để chứng minh tính đúng đắn. Tuy nhiên trong phạm vi một luận văn tốt nghiệp, tác giả không đủ các điều kiện để làm thực nghiệm do vậy, tác giả chỉ có thể tiến hành ở mức độ khảo nghiệm nhận thức của các khách thể về mức độ cần thiết và khả thi của các giải pháp nhằm chứng minh tính khách quan của các giải pháp đã được đề xuất.

- Khách thể khảo nghiệm: vì các giải pháp mà đề tài đề xuất là dành cho các cán bộ quản lý nhà Trường, do vậy, đối tượng khảo nghiệm chúng tôi sẽ chọn chính các cán bộ quản lý nhà Trường để khảo nghiệm.

- Tuổi đời, giới tính, trình độ chuyên môn và trình độ quản lý giáo dục của các khách thể khảo nghiệm được thể hiện qua Bảng 3.1 như sau:

Bảng 3.1: Thông tin trích ngang về khách thể khảo nghiệm

Tuổi đời bình quân Giới tính Trình độ chuyên môn Trình độ quản lý GD Nam Nữ Thạc sỹ Đại học Thạc sỹ Bồi

dưỡng

51,4 6 4 4 6 2 8

3.4.2 Kết quả thăm dò ý kiến về tính cấp thiết và khả thi của các giải pháp quản lý

Bảng 3.2: Kết quả khảo nghiệm các giải pháp được đề xuất (tính

theo tỷ lệ%) TT Giải pháp Tính cấp thiết Tính khả thi Không cấp thiết Ít cấp thiế t cấp thiết Không khả thi Ít khả thi Khả thi 1 Thu thập, khai thác và xử lý thông tin nhu cầu lao động theo từng giai đoạn của CSSX, tăng cường hoạt động liên kết với các trung tâm giới thiệu việc làm..

30 70 100

2

Quản lý phương thức, hình thức liên kết đào tạo

3

Quản lý mục tiêu, nội dung chương trình đào tạo

100 100

4

Quản lý hoạt động bồi dưỡng nâng cao kỹ năng sư phạm cho đội ngũ giáo viên

100 30 70

5

Quản lý công tác đầu tư, bổ sung cơ sở vật chất, trang thiết bị đò tạo 100 50 50 6 Xây dựng quy chế nội bộ về liên kết đào tạo với; đề xuất kiến nghị với cơ quan quản lý cấp trên để được tạo cơ chế liên kết thuận lợi.

20 80 10 90

7

Đổi mới công tác tuyển sinh và hướng nghiệp

100 20 80

8

Đổi mới và tăng cường công tác kiểm tra đánh giá kết quả hoạt động liên kết đào tạo.

Kết quả thăm dò ý kiến đã khẳng định tầm quan trọng, tính cấp thiết và tính khả thi của các giải pháp được đề xuất, nó thực sự cần thiết nhất là trong giai đoạn hiện nay. Tuy nhiên các giải pháp đó có thực sự đạt được hiệu quả hay không, hiệu quả cao hay thấp thì còn tùy thuộc vào khả năng khai thác, thái độ vận dụng của hiệu trưởng các nhà Trường trong quá trình quản lý.

Kết luận chương 3

Qua các giải pháp quản lý liên kêt đào tạo với các CSSX đã được đúc kết và hoàn thiện từ thực tiễn hoạt động nhiều năm qua của nhà trường trong việc thực hiện liên kết là đúng hướng.

Đổi mới quản lý liên kết đào tạo là yêu cầu bức thiết để nâng cao chất lượng đào tạo nghề ở Trường Trung cấp Kinh tế - Công nghiệp -Thủ công nghiệp Nghệ An hiện nay. Trên cơ sở làm rõ thực trạng liên kết đào tạo giữa nhà Trường và CSSX, quán triệt quan điểm tiếp cận thị trường, dạy nghề đáp ứng nhu cầu của CSSX, chúng tôi đã đề xuất các giải pháp quản lý liên kết đào tạo với CSSX ở Trường Trung cấp Kinh tế - Công nghiệp - Thủ công nghiệp Nghệ An, với mục đích nâng cao hiệu quả quản lý đào tạo và chất lượng đào tạo.

- Hệ thống các giải pháp, các hoạt động quản lý đào tạo nghề thực chất là tăng cường năng lực tổ chức đào tạo của nhà Trường, trong đó đo đặt trọng tâm vào dự báo và hoàn thiện đổi mới chương trình tuyển sinh, đổi mới nội dung chương trình và đánh giá kết quả đào tạo.

Nhiều giải pháp đã được các cán bộ quản lý nhà Trường đánh giá là có tính cấp thiết và khả thi cao.

Tuy nhiên để vận dụng có hiệu quả mỗi giải pháp mà chúng tôi đề xuất còn phụ thuộc vào đặc thù của mỗi Trường khác nhau như: đơn vị chủ quản, các điều kiện nội tại của nhà Trường, nhân sự, cơ sở vật chất, hệ đào tạo, ngành nghề, v.v. Vì vậy, để áp dụng các giải pháp thành công đòi hỏi đồng

chí hiệu trưởng và bộ máy quản lý của Trường phải có sự quyết tâm, tính toán các điều kiện thích hợp để thực hiện.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận

Nội dung được trình bày trong luận văn cho phép tác giả khẳng định mục tiêu và các nhiệm vụ nghiên cứu đặt ra đã cơ bản hoàn thành và từ đó có thể rút ra một số kết luận sau:

1.1. Trong bối cảnh toàn cầu hóa, phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay cho thấy vị trí, vai trò đặc biệt của các Trường dạy nghề trong việc thực hiện chiến lược đào tạo, phát triển nguồn nhân lực phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hợp tác lao động quốc tế. Tuy nhiên thực tiễn đào tạo ở các Trường nghề nói chung và ở Trường Trung cấp Kinh tế - Công nghiệp -Thủ công nghiệp Nghệ An nói riêng cho thấy chất lượng đào tạo còn thấp, chưa đáp ứng được yêu cầu của thị trường lao động và của các CSSX. Chính vì vậy đổi mới công tác đào tạo nghề, đổi mới công tác quản lý đào tạo ở các Trường nghề đang trở thành yêu cầu cấp bách.

1.2. Trên thế giới từ lâu đã xuất hiện phương thức liên kết trong đào tạo lao động không chỉ ở bậc đại học, cao đẳng mà còn ở các Trường dạy nghề. Khái niệm "Công ty đại học" đã hình thành phổ biến và trở thành xu thế mới trong liên kết đào tạo nguồn nhân lực, kể cả nguồn nhân lực có chất lượng cao, với mục tiêu cơ bản là nâng cao chất lượng đào tạo.

Liên kết đào tạo được Trường Trung cấp Kinh tế - Công nghiệp -Thủ công nghiệp Nghệ An và một số CSSX trong một số năm gần đây. Bên cạnh những kết quả rõ rệt đạt được trong công tác đào tạo như: chất lượng đào tạo, cơ hội có việc làm của học sinh sau khi tốt nghiệp có được nâng cao, chi phí đào tạo lại của các công ty có giảm song vẫn tồn tại nhiều vấn đề về nội dung, cơ chế liên kết, đặc biệt là vấn đề đổi mới quản lý liên kết đào tạo cho phù hợp, hiệu quả.

1.3. Qua phân tích thực trạng quản lý liên kết đào tạo ở Trường Trung cấp nghề Kinh tế - Công nghiệp -Thủ công nghiệp Nghệ An trong những năm qua, luận văn đã chỉ ra được những ưu điểm cũng như những bất cập, hạn chế và nguyên nhân dẫn đến những hạn chế trong quản lý liên kết đào tạo giữa nhà Trường và CSSX.

Những nguyên nhân dẫn đến hạn chế, bất cập trong công tác đào tạo và quản lý liên kết đào tạo nổi bật là:

- Sự phối hợp giữa nhà Trường và các CSSX chưa chặt chẽ, cụ thể. Việc xác định nhu cầu liên kết, nội dung liên kết đào tạo, đặc biệt là kế hoạch triển khai, đánh giá các nội dung liên kết hiệu quả chưa cao.

- Cơ chế phối hợp trong quản lý liên kết đào tạo chưa chặt chẽ, hợp lý và chưa rõ ràng.

- Các giải pháp quản lý liên kết đào tạo còn chậm được đổi mới cho phù hợp với tình hình mới, chủ yếu vẫn sử dụng các giải pháp quản lý đào tạo trước đây của nhà Trường.

- Trình độ năng lực của đội ngũ cán bộ quản lý liên kết đào tạo còn hạn chế, chưa được bồi dưỡng cập nhật.

1.4. Để tăng cường quản lý liên kết đào tạo giữa nhà Trường với CSSX góp phần nâng cao chất lượng đào tạo nghề phù hợp với nhu cầu của CSSX, dựa trên cơ sở về lý luận và kết quả khảo sát thực tiễn, luận văn đã đề xuất một số giải pháp như trên

Các giải pháp tồn tại trong mối quan hệ chặt chẽ với nhau, bổ sung cho nhau tạo thành một hệ thống giúp cho hiệu trưởng nhà Trường chỉ đạo và thực hiện tốt việc nâng cao chất lượng đào tạo nghề.

Các giải pháp này đã được chúng tôi xin ý kiến đánh giá của các cán bộ quản lý nhà Trường. Kết quả thu được cho thấy các giải pháp được đề xuất đến có tính cấp thiết và khả thi cao. Việc áp dụng các giải pháp mà luận văn đề xuất ít bị ảnh hưởng bởi hoàn cảnh khách quan, chỉ cần quyết tâm và huy động tối đa các điều kiện về nhân lực, vật lực và tài lực là thực hiện được.

2. Kiến nghị

Để quản lý tốt liên kết đào tạo giữa nhà Trường với CSSX nhằm nâng cao chất lượng đào tạo nghề ở Trường Trung cấp Kinh tế - Công nghiệp -Thủ công nghiệp Nghệ An nói riêng và đối với công tác dạy nghề nói chung, chúng tôi xin kiến nghị một số vấn đề sau:

2.1. Đối với bộ, nghành có liên quan

Về vấn đề mất cân đối trong mạng lưới đào tạo nghề: Mạng lưới các

cơ sở đào tạo nghề chưa đáp ứng được nhu cầu của thực tiễn sản xuất ở CSSX. Ở địa phương nào phát triển mạnh ngành nghề gì thì nên đầu tư mở các Trường nghề đào tạo ngành nghề đó, tránh tình trạng địa phương cần lao động ngành nghề này thì nhà Trường đóng trên địa bàn lại đào tạo ngành nghề khác. Chúng tôi khuyến nghị với các cấp bộ ngành trung ương và chính quyền địa phương có thẩm quyền khi thành lập các nhà Trường ở địa phương nào không nên chạy theo số lượng mà phải căn cứ vào nhu cầu nhân lực của từng nghề mà CSSX tại địa phương, của vùng kinh tế cần tuyển dụng.

Về vấn đề xây dựng chương trình đào tạo: Việc áp dụng chương

trình khung là một trở ngại rất lớn đối với các nhà Trường trong việc xây dựng nội dung chương trình dạy nghề phù hợp thực tiễn của CSSX hiện nay. Chúng tôi kiến nghị với Bộ LĐ-TB&XH nghiên cứu để có thể mở rộng tỷ lệ "phần mềm" cho phép các nhà Trường được chủ động xây dựng chương trình đào tạo cho phù hợp với thực tiễn sản xuất của CSSX ở địa phương mà Trường họ đóng hoặc với các CSSX mà họ ký hợp đồng liên kết.

Về vấn đề đào tạo giáo viên dạy nghề: Trình độ và năng lực của giáo

viên dạy nghề hiện nay chưa phù hợp với yêu cầu của thực tiễn sản xuất ở CSSX, có giáo viên chỉ dạy được thực hành, có giáo viên chỉ dạy được lý thuyết, mà lý thuyết và thậm chí ngay cả thực hành ở Trường lại luôn không ăn khớp với thực tiễn sản xuất tại CSSX. Chúng tôi khuyến nghị cần có chính sách ưu

tiên đào tạo giáo viên dạy nghề, đào tạo người giáo viên dạy nghề đạt chuẩn so với thực tiễn sản xuất:vừa dạy được lý thuyết vừa dạy được thực hành.

Về vấn đề quản lý: Ở các cấp quản lý đào tạo nghề từ Trung Ương

đến địa phương cần thành lập Trung tâm dự báo về nhu cầu nhân lực của các ngành nghề, các thông tin về thị Trường lao động, v.v. để làm định hướng cho công tác đàotạo, tránh tình trạng ngành thừa vẫn đào tạo, ngành thiếu thì không được đào tạo. Các trung tâm này có vai trò làm cầu nối giữa nhà Trường và CSSX.

- Phải tiến hành công tác kiểm định, đánh giá chất lượng dạy nghề theo nhu cầu CSSX, đào tạo nghề theo địa chỉ.

- Vấn đề đào tạo nghề đáp ứng nhu cầu của CSSX là đem lại lợi ích tay ba: Nhà Trường, CSSX và người học. Chúng tôi xin khuyến nghị, để nâng cao chất lượng đào tạo nghề theo nhu cầu của CSSX không chỉ người học mà cả CSSX cần phải đóng góp kinh phí để phục vụ đào tạo nghề.

- Tạo cơ chế chính sách cho các CSSX tham gia đào tạo nghề, phát triển cơ sở đào tạo tại CSSX. Các CSSX có hoạt động dạy nghề, chi phí đào tạo được tính trong chi phí giá thành, được miễn giảm thuế thu nhập CSSX hoặc trích một phần thu nhập trước thuế để tham gia đào tạo nghề./.

2.2. Đối với cơ sở đào tạo và các đơn vị tham gia liên kết

- Đổi mới nội dung, chương trình giảng dạy, phương pháp đào tạo cho phù hợp với nhu cầu sử dụng của các đơn vị liên kêt.

- Xây dựng hệ thống cán bộ quản lý, giáo viên hướng dẫn thực hành nghề ngay tại các đơn vị liên kết và phải coi bộ phận này như bộ phận giáo viên cơ hữu của nhà trường. Đồng thời xây dựng chế tài theo đúng quy định

- Đối với đơn vị liên kết cần phải xây dựng môi trường thân thiện với nhà trường, gắn kết và phối hợp chặt chẽ từ khâu đầu vào là tuyển sinh cũng như trong suốt khóa học, học sinh vào chỗ làm việc

- Phối hợp xây dựng quy chuẩn về quy chế liên kết quy định rõ trách nhiệm của từng bên cũng như trách nhiệm của học sinh.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Asanaxep.A.G. (1997), Con người trong quản lý xã hội, NXB Khoa học Xã hội

2. Ban chỉ đạo xây dựng chương trình Quốc gia phát triển nhân lực đến năm 2020, Hà Nội

3. Bộ LĐTB & XH (2009), Hệ thống các quy định mới về công tác đào tạo

dạy nghề và tiêu chuẩn chất lượng trường dạy nghề năm 2009, NXB Lao

Động, Hà Hội.

4. Bộ LĐTB & XH – Tổng Cục dạy nghề (2009), Tài liệu bồi dưỡng kiến

thức hội nhập kinh tế quốc tế và dạy nghề cho cán bộ quản lý và giáo viên dạy nghề, Hà Nội.

5. Bộ LĐTB & XH – Tổng cục dạy nghề (2010), Tài liệu bồi dưỡng nghiệp

vụ quản lý cho cán bộ quản lý dạy nghề, Hà Nội.

6. Bộ Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội ( 2006) Chiến lược phát triển nhân lực

Việt Nam

7. Cẩm nang dạy nghề (2011), NXB Lao động

8. Chính sách mới về Đào tạo dạy nghề và xuất khẩu Lao động (2009), NXB Lao động

9. Đặng Quốc Bảo, Nguyễn Quốc Chí, Nguyễn Thị Mỹ Lộc (2007),

Cẩm nang nâng cao năng lực quản lý nhà trường, Nxb Chính trị Quốc

gia, Hà Nội.

10. Đặng Xuân Hải (2006), Quản lý sự thay đổi trong giáo dục nhà trường. 11. Đặng Bá Lãm (2005), Quản lý nhà nước về Giáo dục - Lý luận và thực

tiễn, NXB Chính trị Quốc gia Hà Nội.

12. Đậu Quang Vinh (2012), Nghiên cứu và đề xuất giải pháp phát triển đội

ngũ nghệ nhân và thợ giỏi tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn tỉnh Nghệ An, Trung tâm khoa học xã hội & nhân văn, Sở Khoa học công nghệ Nghệ

An.

13. Hội đồng Quốc gia chỉ đạo biên soạn Từ điển bách khoa Việt Nam (Tái bản 2011),Từ điển bách khoa Việt Nam, NXB Từ điển bách khoa

14. Hoàng Ngọc Trí (2005), "Nghiên cứu các giải pháp nhằm nâng

cao chất lượng đào tạo CNKT xây dựng ở thủ đô Hà Nội", Luận án tiến

15. Hồ Chí Minh Toàn tập (2002) , Nxb Sự thật, Hà Nội,

16. Nguyễn Quốc Chí, Nguyễn Thị Mỹ Lộc (2004), Đại cương về khoa học

quản lý, Giáo dục giành cho các khóa đào tạo thạc sỹ, tiến sĩ chuyển ngành Quản lý giáo dục, Hà Nội.

17. Trần Khánh Đức (2002), Sư phạm kỹ thuật, NXB Giáo dục, Hà Nội.

18.Vũ Cao Đàm (2005). Phương pháp luận nghiên cứu khoa học, NXB Khoa học và Kỹ thuật Hà nội.

19. Trần Kiểm (2004), Khoa học quản lý giáo dục, một số vấn đề lý luận và

thực tiễn, NXB Giáo dục.

20. Tổng cục Dạy nghề (Bộ LĐTB&XH) (2007), Văn bản quy phạm pháp

luật về dạy nghề, NXB Giáo dục.

21. Thái Văn Thành (2010), Giáo trình chuyên đề Tổ chức và Quản lý quá

trình sư phạm, Đại học Vinh.

22. Viện Ngôn ngữ học (2001), Từ điển tiếng Việt ,NXB KHXH Hà Nội. 23. Viện Triết học (2002), Từ điển triết học, NXB Khoa học xã hội Hà Nội. 24. Quyết định của Bộ LĐTBXH số 07/2006/QĐ-BLĐTBXH ngày 2/10/2006

của Bộ trưởng Bộ Lao động Thương binh và Xã hội về phê duyệt "Quy

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý hoạt động liên kết đào tạo giữa trường trung cấp nghề kinh tế công nghiệp thủ công nghiệp nghệ an với các cơ sở sản xuất (Trang 106)