Công tác tuyển sinh

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý hoạt động liên kết đào tạo giữa trường trung cấp nghề kinh tế công nghiệp thủ công nghiệp nghệ an với các cơ sở sản xuất (Trang 67)

2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU

2.3.1.3. Công tác tuyển sinh

Đối với các CSSXcó sự ràng buộc phải sử dụng lao động tại địa phương, nhà trường phối hợp xây dựng quy định về hồ sơ, thủ tục theo quy định. các CSSX chủ động tổ chức tuyển sinh, lập danh sách trích ngang, hoàn tất hồ sơ chuyển đến trường để xem xét, rà soát và thống nhất danh sách.

Đối với các các CSSXkhông có sự ràng buộc phải sử dụng lao động tại địa phương, trường có thể thống nhất tham gia tuyển sinh cùng với các CSSX hoặc độc lập tuyển sinh ở các tỉnh khác.

Trong quá trình tuyển sinh và xét tuyển được nhà trường cùng với các CSSX thống nhất chặt chẽ về đối tượng, sức khoẻ, giới tính v..v, vì sau khi tốt nghiệp số Học sinh này sẽ được các CSSX tuyển dụng vào lao động.

Kết quả tuyển sinh theo hoạt động liên kết đào tạo từ năm 2010 đến nay: Bảng 2.14. Kết quả tuyển sinh ( Liên kết đào tạo).

TT Nghề đào tạo Số học sinhtuyển sinh tốt nghiệpSố HS

1 Mộc mỹ nghệ 220 164

2 Chạm khắc đá 65 27

3 Thêu ren mỹ thuật 98 95

4 Sản xuất hàng mây tre đan 210 169

5 May và thiết kế thời trang 224 210

6 May công nghiệp và dân dụng 160 155

7 Kỹ thuật ươm tơ - dệt dũi 104 104

8 Kỹ thuật dâu, tằm tơ 130 130

9 Hàn 410 325

10 Điện công nghiệp 434 410

11 Công nghệ dệt (Dệt thổ cẩm) 314 231

Tổng 2369 2020

"Nguồn: phòng đào tạo" 2.3.1.4. Xây dựng nội dung, chương trình đào tạo.

Theo phương pháp phát triển chương trình dạy nghề thì những nội dung cần được phân tích là những vấn đề cần được xác địng chính xác tên nghề, phạm vi và các nhiệm vụ đào tạo. Nhiệm vụ của các nghề được hiểu là những phần công việc chuyên môn, bao gồm các công việc có mối liên hệ logic với nhau. Công việc là những phần việc nhỏ cần thiết để hoàn thành một nhiệm vụ, công việc được coi là một đơn vị hoàn thành độc lập, có mở đầu và có kết thúc rõ ràng. Một nghề có nhiều nhiệm vụ, mỗi nhiệm vụ gồm nhiều công việc. Khi phân tích chi tiết các công việc, cần chú ý đến các bước chủ yếu của công việc, các tiêu chuẩn để đảm bảo thực hiện công việc, các phương tiện, điều kiện cần thiết, các kiến thức có liên quan, các kỹ năng cần có khi tiến hành công việc, thái độ của học sinh.

Căn cứ vào kết quả của việc phân tích nghề như trên, tiến hành xây dựng nội dung, chương trình đào tạo của từng nghề trên cơ sở phối hợp chặt chẽ việc đào tạo về kiến thức và kỹ năng cơ bản tại trường với việc đào tạo kỹ năng nghề nghiệp tại các CSSX bằng việc huy động, tập hợp các chuyên gia

giỏi, công nhân lành nghề, các cán bộ kỹ sư hiện đang làm việc tại các các CSSX tham gia vào việc xây dựng nội dung, chương trình đào tạo.

Đối với nội dung chương trình đào tạo dài hạn chính quy, trên cơ sở chương trình khung do Tổng cục Dạy nghề ban hành, nhà trường thành lập hội đồng thẩm định và giao cho các GV, các Khoa chuyên môn tiến hành xây dựng chi tiết, đảm bảo khối lượng kiến thức; thời lượng đào tạo trong đó thực hành nghề chiếm tỷ lệ 55 – 75 % còn lại là thời lượng dạy lý thuyết.

Đối với nội dung chương trình đào tạo ngắn hạn, nâng bậc, nhà trường chủ động xây dựng chi tiết và thống nhất với từng CSSX theo yêu cầu,điều kiện cụ thể và các yếu tố khác của các CSSXnhư: Điều kiện cơ sở vật chất, thiết bị, công nghệ, đặc điểm sản xuất kinh doanh, trình độ của người học v..v.

2.3.1.5. Xây dựng kế hoạch liên kết đào tạo

Hằng năm, nhà trường xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng hàng năm theo nhu cầu phát triển nguồn nhân lực sát với thực tiễn và gửi các CSSX đã có mối liên kết với nhà trường, trong kế hoạch đó đã đưa ra về số lượng, trình độ và ngành nghề mà CSSX yêu cầu. Bên cạnh đó nhà Trường cũng khảo sát nhu cầu về nguồn nhân lực của các CSSX chưa từng liên kết với nhà trường, trên cơ sở khảo sát thực tiễn nhà trường phối hợ với CSSX xây dựng kế hoạch tổng thể cho từng loại hình đào tạo, ngành nghề đào tạo.

Nhà trường rất chú trọng công tác xây dựng kế hoạch cho GV đi tham gia giảng dạy tại các các cơ sở sản xuất, vì đặc thù của liên kết đào tạo là đào tạo tại chỗ là chính nên kế hoạch giảng dạy của GV là rất phức tạp và đòi hỏi tính khoa học cao. Có những thời điểm có trên 20 GV đi giảng dạy ở ngoài trường, ngoài ra GV còn phải phối hợp với các Cán bộ kỹ thuật và công nhân bậc cao của CSSX để tổ chức hướng dẫn thực hành cho học sinh.

Từ khâu tuyển sinh, ký kết hợp đồng đào tạo đến theo dõi quá trình đào tạo, theo dõi tiến độ và chất lượng đào tạo nhà trường giao cho một bộ phận

của Phòng đào tạo phối hợp với Trung tâm tuyển sinh và giới thiệu việc làm xây dựng kế hoạch chi tiết và triển khai thực hiện.

2.3.1.6. Quản lý học sinh

Quản lý học sinh học tập tại trường.

Đối với học sinh liên kết đào tạo học tập tại trường, nhà trường thường xuyên phối hợp với CSSX quán triệt các nội quy, quy định, quy chế HSSV và các quy định, quy chế của cơ sở sản xuất, đặc biệt là các yêu cầu đối với người học phải đạt được sau khi học xong cả về trình độ, năng lực thực hành nghề, tác phong, đạo đức.

Hệ thống quản lý HSSV của nhà trường có sự phối hợp chặt chẽ giữa GV quản lý HS, GVCN, các GV bộ môn và Đoàn TNCS HCM.

Phòng CTCT HSSV của nhà trường là đơn vị được giao nhiệm vụ xây dựng quy trình quản lý HSSV, quản lý việc thực hiện các nhiệm vụ học tập và rèn luyện của từng HSSV, quản lý việc chấp hành các nội quy, quy chế.

Đoàn TN CS HCM phối hợp tổ chức nhiều hoạt động văn hoá thể dục thể thao nhằm thu hút đông đảo HSSV tham gia vào các hoạt động lành mạnh, góp phần giảm thiểu đáng kể các tệ nạn xã hội trong HSSV.

Đối với các lớp HS học tập tại cơ sở sản xuất, việc quản lý do Cán bộ của CSSXphối hợp với GV giảng dạy quản lý là chính. Thực tế cho thấy công tác quản lý HS tại CSSX đạt kết quả cao, do người học là những người đang công tác tại CSSX hoặc do CSSX tuyển và tổ chức liên kết đào tạo và sau khi học xong nếu đáp ứng yêu cầu thì được nhận vào làm việc nên ý thức, trách nhiệm cao.

2.3.2. Thực trạng quản lý hoạt động liên kết đào tạo giữa TrườngTrung cấp nghề Kinh tế - Công nghiệp - Thủ công nghiệp Nghệ An với các Trung cấp nghề Kinh tế - Công nghiệp - Thủ công nghiệp Nghệ An với các CSSX qua khảo sát, phỏng vấn

2.3.2.1 Thực trạng quản lý mục tiêu liên kết đào tạo với CSSX

Mục tiêu đào tạo là cái đích mà hoạt động đào tạo cần phải đạt tới. Quản lý mục tiêu đào tạo bao gồm:

- Kế hoạch hóa mục tiêu đào tạo trên cơ sở cụ thể hóa mục tiêu về kiến thức, thái độ, kỹ năng nghề nghiệp.

- Tổ chức thực hiện mục tiêu thông qua xây dựng chương trình nội dung môn học

- Lựa chọn phương thức đào tạo - Kiểm tra đánh giá mức độ đạt được - Điều chỉnh mục tiêu đào tạo.

Nhằm đánh giá thực trạng quản lý mục tiêu liên kết đào tạo của nhà trường, chúng tôi tiến hành thăm dò ý kiến với câu hỏi và thu được kết quả ở bảng 2.15 như sau:

Bảng 2.15. Đánh giá của khách thể điều tra về thực trạng quản lý

mục tiêu đào tạo: TT

Các nội dung quản lý mục tiêu

đào tạo liên kết

Các mức độ đạt được (%) Cao đối caoTương Trungbình Thấp

1

Kế hoạch hóa mục tiêu đào tạo trên cơ sở cụ thể hóa mục tiêu về kiến thức, thái độ, kỹ năng nghề nghiệp

21.66 61.67 16.67

2

Tổ chức thực hiện mục tiêu thông qua xây dựng chương trình nội dung môn học

15.00 40.00 45.00 3 tạoLựa chọn phương thức đào 18.33 51.67 30.00

4 đạt được Kiểm tra đánh giá mức độ 10.00 25.00 53.33 11.67 5 tạoĐiều chỉnh mục tiêu đào 8.33 11.67 56.67 23.33 Kết quả thăm dò ý kiến ở bảng 2.15 cho thấy công tác quản lý mục tiêu liên kết đào tạo được thực hiện khá tốt ở khâu kế hoạch hóa mục tiêu đào tạo, tuy nhiên việc tổ chức thực hiện mục tiêu kết quả đánh giá "trung bình" còn cao, nội dung kiểm tra đánh giá, điều chỉnh mục tiêu kết quả thực hiện chưa tốt. Điều đó chứng tỏ mục tiêu đào tạo vẫn còn một số vấn đề chưa được điều chỉnh kịp thời phù hợp với yêu cầu thực tế.

2.3.2.2. Thực trạng quản lý nội dung liên kết đào tạo với CSSX

Nội dung đào tạo là phần trọng tâm của quản lý quá trình đào tạo, góp phần trực tiếp thực hiện mục tiêu đào tạo. Quản lý nội dung đào tạo bao gồm:

- Xây dựng nội dung đào tạo phù hợp với mục tiêu đào tạo - Triển khai nội dung đào tạo

- Kiểm tra đánh giá, đổi mới nội dung đào tạo.

Để nắm được thực trạng quản lý nội dung liên kết đào tạo giữa nhà trường và CSSX, chúng tôi tiến hành thăm dò ý kiến khách thể. Kết quả như sau:

Bảng 2.16. Đánh giá của khách thể điều tra về thực trạng quản lý nội

dung liên kết đào tạo với CSSX:

TT Các nội dung quản lý nộidung đào tạo liên kết

Các mức độ đạt được (%) Cao đối caoTương Trungbình Thấp

1 Xây dựng nội dung đào tạophù hợp với mục tiêu đào tạo 25.00 65.00 10.00 2 Triển khai nội dung đào tạo 15.00 43.33 41.67

Kết quả thăm dò ý kiến tại bảng 2.16 cho thấy việc quản lý xây dựng nội dung liên kết đào tạo của nhà trường với CSSX được đánh giá ở tỷ lệ cao và tương đối cao. Qua phỏng vấn thăm dò sâu hơn cùng với số liệu thu được ở bảng 8 chúng tôi nhận thấy công tác triển khai nội dung liên kết đào tạo với CSSX của nhà trường vẫn còn hạn chế, việc đổi mới nội dung đào tạo chưa kịp thời so với yêu cầu sử dụng thực tế của các CSSX .

2.3.2.3. Thực trạng quản lý phương thức liên kết đào tạo với CSSX

Phương thức đào tạo là cách thức để truyền tải nội dung đào tạo tới đối tượng đào tạo. Nội dung chủ yếu của phương thức đào tạo là phương pháp dạy, phương pháp học và hình thức tổ chức dạy học. Quản lý phương thức dạy học bao gồm:

- Xác định phương thức đào tạo phù hợp với mục tiêu, nội dung đào tạo - Tổ chức triển khai phương thức đào tạo

- Đánh giá kết quả, điều chỉnh phương thức đào tạo

Chúng tôi đã tiến hành thăm dò ý kiến về thực trạng quản lý phương thức liên kết đào tạo của nhà trường. Kết quả thăm dò ý kiến thu được ở bảng 2.17.

Bảng 2.17: Đánh giá của khách thể điều tra về thực trạng quản lý

phương thức liên kết đào tạo với CSSX. TT Các nội dung quản lý phươngthức đào tạo liên kết

Các mức độ đạt được Cao đối caoTương Trungbình Thấp

1

Xác định phương thức đào tạo phù hợp với mục tiêu, nội dung đào tạo

15.00 45.00 40.00 2 đào tạo Tổ chức triển khai phương thức 11.67 38.33 50.00

Kết quả khảo sát thăm dò ý kiến ở bảng 2.17 cho thấy nhà trường đã có biện pháp quản lý phương thức liên kết đào tạo với CSSX ở mức độ tương đối tốt. Ngoài việc tổ chức áp dụng các phương pháp giảng dạy tiên tiến trong dạy học, nhà trường cũng đã chủ động thực hiện các hình thức dạy học gắn liền với thực tập lao động sản xuất, nâng cao tay nghề cho học sinh tại các CSSX, thông qua các hợp đồng thực tập, hợp đồng sản xuất, phối hợp với cán bộ kỹ thuật của CSSX kèm cặp tay nghề cho học sinh.

2.3.2.4 Thực trạng công tác quản lý giáo viên trong liên kết đào tạo vớiCSSX CSSX

Chất lượng đội ngũ giáo viên trong nhà trường liên quan trực tiếp đến chất lượng đào tạo. Nội dung công tác quản lý giáo viên bao gồm (trong đó đề cập đến nội dung phối hợp giảng dạy thực hành với CSSX):

- Quy hoạch đội ngũ giáo viên của trường - Tổ chức tuyển dụng, sử dụng

- Phối hợp giữa giảng dạy lý thuyết và thực hành giữa nhà trường và CSSX.

- Cơ chế chính sách, điều kiện làm việc của giáo viên - Bồi dưỡng, phát triển đội ngũ giáo viên.

Chúng tôi đã tiến hành lấy ý kiến thăm dò thực trạng công tác quản lý giáo viên của nhà trường với khách thể. Kết quả thăm dò ý kiến tại bảng 2.18:

Bảng 2.18: Đánh giá của khách thể điều tra về thực trạng

quản lý giáo viên trong liên kết đào tạo với CSSX TT Các nội dung quản lý giáo viên

Các mức độ đạt được (%) Cao Tương

đối cao

Trung

bình Thấp

1 Quy hoạch đội ngũ giáo viên của trường 8.33 16.67 75.00 2 Tổ chức tuyển dụng, sử dụng 11.66 21.67 66.67 3 Phối hợp giữa giảng dạy lý thuyết vàthực hành giữa nhà trường và CSSX 20.00 45.00 35.00

4 Cơ chế chính sách, điều kiện làmviệc của giáo viên 6.67 8.33 75.00 10.00 5 Bồi dưỡng, phát triển đội ngũ giáo viên 8.33 16.67 75.00

Các số liệu trong bảng 2.18 cho thấy các chỉ số quản lý giáo viên của nhà trường còn thấp, chủ yếu các ý kiến thăm dò đánh giá ở mức độ trung bình. Đặc biệt về cơ chế chính sách, điều kiện làm việc của giáo viên của nhà trường còn khó khăn. Song bên cạnh đó nội dung phối hợp giảng dạy lý thuyết và thực hành giữa nhà trường và CSSX đước đánh giá cao. Qua phỏng vấn điều tra chúng tôi được biết, thực trạng nhà trường còn vẫn còn nhiều khó khăn đã ảnh hưởng trực tiếp đến công tác tổ chức quản lý giáo viên, nhưng nhà trường đã quan tâm và có những giải pháp quản lý để giáo viên có điều kiện phối hợp với CSSX trong giảng dạy thực hành như: Tổ chức cho giáo viên tham quan công nghệ, tìm hiểu công nghệ mới tại CSSX; giáo viên quản lý học sinh tham gia thực tập sản xuất, tham gia làm thuê cho CSSX …

2.3.2.5 Thực trạng quản lý học sinh

Chúng ta có thể hiểu học sinh vừa là yếu tố đầu vào vừa là sản phẩm đầu ra của quá trình đào tạo. Công tác quản lý học sinh là yếu tố rất quan trọng quyết định đến chất lượng đào tạo. Nội dung quản lý học sinh bao gồm:

- Tổ chức tuyển sinh, biên chế theo ngành học, lớp học - Quản lý quá trình học tập, rèn luyện

- Tổ chức đánh giá, khen thưởng, kỷ luật

- Quản lý thực tập sản xuất, thực tập tốt nghiệp tại CSSX - Theo dõi học sinh sau khi ra trường.

Câu hỏi điều tra về quản lý học sinh. Kết quả thăm dò ý kiến thể hiện tại bảng 2.19:

Bảng 2.19. Đánh giá của khách thể điều tra về thực trạng

quản lý học sinh trong liên kết đào tạo với CSSX: TT Các nội dung quản lý học sinh

Các mức độ đạt được (%) Cao đối caoTương Trungbình Thấp

1 Tổ chức tuyển sinh, biên chế theongành học, lớp học 16.67 75.00 8.33 2 Quản lý quá trình học tập, rèn luyện 10.00 23.33 66.67

3 Tổ chức đánh giá, khen thưởng, kỷ luật 11.67 26.67 61.67 4 Quản lý thực tập sản xuất, thực tập tốtnghiệp tại CSSX 21.67 36.67 41.67

5 Theo dõi học sinh sau khi ra trường 6.67 15.00 66.67 11.67 Số liệu thăm dò cho thấy có hai khâu quan trọng là khâu tổ chức tuyển sinh và khâu theo dõi học sinh ra trường chưa được nhà trường thực hiện tốt. Song bên cạnh đó nội dung quản lý thực tập sản xuất tại CSSX được đánh giá cao.

2.3.2.6. Thực trạng quản lý cơ sở vật chất - kỹ thuật phục vụ đào tạo:

Cơ sở vật chất kỹ thuật là điều kiện rất quan trọng quyết định đến chất lượng đào tạo nghề. Quản lý cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ đào tạo bao gồm:

- Sự đầu tư của hai bên (nhà trường và CSSX ) theo cam kết - Nhu cầu sử dụng trong đào tạo

- Hiệu quả sử dụng

- Phương thức tăng cường, bổ sung cơ sở vật chất.

Chúng tôi đã tiến hành lấy ý kiến thăm dò thực trạng công tác quản lý cơ sở

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý hoạt động liên kết đào tạo giữa trường trung cấp nghề kinh tế công nghiệp thủ công nghiệp nghệ an với các cơ sở sản xuất (Trang 67)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(130 trang)
w