Quản lý hoạt động liên kết đàotạo giữa Trường Trung cấp nghề Kinh tế

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý hoạt động liên kết đào tạo giữa trường trung cấp nghề kinh tế công nghiệp thủ công nghiệp nghệ an với các cơ sở sản xuất (Trang 31)

2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU

1.3.Quản lý hoạt động liên kết đàotạo giữa Trường Trung cấp nghề Kinh tế

1.3.1. Đặc trưng của quản lý hoạt động liên kết đào tạo

Quản lý hoạt động đào tạo về cơ bản bao gồm các thành tố cơ bản sau đây:

- Quản lý mục tiêu đào tạo - Quản lý nội dung đào tạo - Quản lý phương thức đào tạo - Quàn lý giáo viên

- Quản lý học sinh học nghề

- Quản lý cơ sở vật chất - kỹ thuật phục vụ đào tạo

Quản lý liên kết đào tạo giữa nhà trường và CSSX là quá trình phối hợp của chủ thể quản lý thuộc các bên liên kết đào tạo nhằm xác định nhu cầu, mục tiêu, nội dung, trách nhiệm và cách thức tác động có hướng đích.

1.3.2. Chu trình quản lý liên kết đào tạo

Quản lý liên kết đào tạo giữa nhà trường với CSSX là toàn bộ quá trình xác định nhu cầu, đề ra mục tiêu, nội dung, trách nhiệm, vv... và được tác động bởi các giải pháp phù hợp. Là quá trình cải tiến liên tục mọi khâu trong chu trình liên kết theo sơ đồ dưới đây. Mỗi khâu đều cần được nghiên cứu kỹ lưỡng và tác động hợp lý, việc thực hiện tốt khâu này sẽ là tiền đề để thực hiện các khâu tiếp theo, ngược lại, thực hiện tốt các khâu tiếp theo sẽ là cơ sở để đánh giá mức độ và chất lượng của các khâu tiền đề. Giữa các khâu có mối quan hệ ràng buộc và ảnh hưởng qua lại lẫn nhau. Cần phải có thông tin chính xác về trực trạng của các khâu để có các giải pháp điều chỉnh, điều khiển hợp lý để tăng cường liên kết giữa hai bên nhà trường với CSSX. Sẽ đạt được hiệu quả cao nếu như lãnh đạo của cả nhà trường và CSSX đều ý thức tốt việc quản lý mối quan hệ liên kết cần theo các chu trình bằng các cách thức hợp lý. Nghĩa là họ phải thực hiện đúng chức năng của người lãnh đạo, của nhà quản lý.

Sơ đồ 1.1. Chu trình quản lý hoạt động đào tạo liên kết giữa nhà

trường với CSSX

1.3.3. Nội dung quản lý hoạt động liên kết đào tạo với cơ sở sản xuất

Các nội dung quản lý hoạt động liên kết đào tạo nghề với với CSSX là quá trình lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra kết quả đào tạo nghề ở cấp độ vĩ mô (toàn hệ thống dạy nghề) và ở cấp độ vi mô (trường/ cơ sở đào tạo nghề).

Mục tiêu dạy nghề: Luật dạy nghề năm 2006 xác định mục tiêu là đào

tạo nhân lực kỹ thuật trực tiếp trong sản xuất, dịch vụ có năng lực thực hành nghề tương xứng với trình độ đào tạo, có đạo đức, lương tâm nghề nghiệp, ý thức kỷ luật, tác phong công nghiệp,có sức khỏe nhằm tạo điều kiện cho người học nghề sau khi tốt nghiệp có khả năng tìm việc làm, tự tạo việc làm

Xác định nhu cầu liên kết

Phát triển kế hoạch liên kết

Xây dựng nội dung, chương trình liên kết

Triển khai liên kết

Đánh giá liên kết Điều

hoặc học lên trình độ cao hơn, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Chương trình đào tạo nghề: theo các trình độ sơ cấp, trung cấp và cao

đẳng nghề thể hiện mục tiêu dạy nghề trinh đô sơ cấp, trung cấp và cao đẳng nghề; quy định chuẩn kiến thức, kỹ năng, phạm vi và cấu trúc nội dung, phƯơng pháp và hình thức dạy nghề; cách thức đánh giá kết quả học tập đối với môi modul, môn học, môi nghề.

Trình độ đào tạo nghề: Việc hình thành 3 cấp trình độ đào tạo nghề

(sơ cấp nghề, trung cấp nghề và cao đẳng nghề), nhằm đổi mới hệ thống dạy nghề đáp ứng yêu cầu phát triển nguồn nhân lực, phù hợp với cơ cấu tổ chức sản xuất, thay đổi của kỹ thuật, công nghệ mới trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập kinh tế quốc tế, đồng thời tạo tính liên thông giữa các cấp đàotạolà đáp ứng yêu cầu trọng tâm, cấp bách trong công tác dạy nghề hiện nay.

Giáo trình đào tạo nghề: Theo các trình độ sơ cấp, trung cấp và cao

đẳng nghề để cụ thể hóa yêu cầu về nội dung, kiến thức, kỹ năng mỗi modul trong chương trình dạy nghề, tạo điều kiện đê phương pháp dạy học tích cực được cụ thể hóa.

Giáo viên dạy nghề: là người dạy lý thuyết và thực hành hoặc vừa dạy

lý thuyết, vừa dạy thực hành. Theo quy định của luật dạy nghề: giáo viên dạy lý thuyết trình độ sơ cấp nghề phải có bằng tốt nghiệp trung học trở lên, giáo viên dạy thực hành phải là ngƯời có bằng trung học nghề trở lên hoặc là nghệ nhân, người có tay nghề cao; giáo viên dạy lý thuyết trình độ trung cấp nghề phải có bằng tốt nghiệp đại học sƯ phạm kỹ thuật hoặc đại học chuyên ngành trở lên, giáo viên dạy thực hành phải là ngƯời có bằng tốt nghiệp cao đẳng nghề trở lên hoặc là nghệ nhân, người có tay nghề cao; giáo viên dạy lý thuyết trình độ cao đẳng nghề phải có bằng tốt nghiệp đại học sư phạm kỹ thuật hoặc

đại học chuyên ngành trở lên, giáo viên dạy thực hành phải là người có bằng tốt nghiệp cao đẳng nghề trở lên hoặc là nghệ nhân, người có tay nghề cao.

1.3.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý liên kết đào tạo

1.3.3.1. Cơ chế chính sách của nhà nước

Cơ chế chính sách của nhà nước ảnh hưởng rất lớn đến quan hệ liên kết giữa nhà trường với CSSX, nó thúc đẩy hoặc kìm hãm mối quan hệ này bằng việc tạo ra cơ chế, chính sách để điều chỉnh. Việc liên kết giữa trường dạy nghề và CSSX có tính khả thi hay không, yếu tố quyết định không phải là nhu cầu hay khả năng của các bên mà sự liên kết đó có được luật pháp cho phép hay chưa. Nếu cho phép thì nằm ở trong phạm vi nào, do vậy khi thiết lập quan hệ liên kết, cả hai bên cần tính đến những giới hạn cho phép trong khuôn khổ của pháp luật. Mặt khác, trong quá trình liên kết, cả hai bên cần phải thường xuyên có những đề xuất, kiến nghị phù hợp với thực tiễn của sản xuất đến các cấp quản lý để cơ chế chính sách được nghiên cứu bổ sung hoàn thiện, có lợi cho liên kết.

Có thể nói cơ chế, chính sách của nhà nước ảnh hưởng rất lớn tới sự phát triển đào tạo nghề cả về quy mô, cơ cấu và chất lượng đào tạo nghề và nó được thể hiện ở các nội dung sau:

Khuyến khích hoặc kìm hãm cạnh tranh nâng cao chất lượng. Có tạo ra môi trường bình đẳng cho các Trường cùng phát triển nâng cao chất lượng không?

Khuyến khích hoặc kìm hãm huy động các nguồn lực để cải tiến, nâng cao chất lượng.

Khuyến khích hoặc hạn chế các Trường nghề mở rộng liên kết đào tạo và hợp tác quốc tế.

Có hoặc không có các chuẩn về chất lượng đào tạo. Có hay không hệ thống đánh giá, kiểm định chất lượng đào tạo, quy định về quản lý chất lượng đào tạo.

Các chính sách về việc làm, lao động và tiền lương của lao động sau khi học nghề, chính sách đối với giáo viên dạy nghề.

Các quy định trách nhiệm giữa các nhà trường với các CSSX sử dụng lao động, quan hệ giữa các nhà trường với các CSSX.

Tóm lại: Cơ chế, chính sách của nhà nước tác động đến tất cả các khâu từ đầu vào đến quá trình đào tạo và đầu ra của các trường dạy nghề.

1.3.2.2. Môi trường liên kết

Xu thế toàn cầu và hội nhập quốc tế có ảnh hưởng tới tất cả mọi lĩnh vực của đời sống xã hội ở mỗi quốc gia. Xu thế này đang ảnh hưởng tích cực đến quan hệ liên kết giữa nhà trường và CSSX, nó là động lực thúc đẩy nhà trường và CSSX xích lại gần nhau, cùng chung sức đào tạo ra đội ngũ lao động có chất lượng cao để đương đầu với cạnh tranh và liên kết, không chỉ ở thị trường lao động trong nước mà cả thị trường khu vực và quốc tế. Đối tác không chỉ giới hạn ở CSSX, ở trường dạy nghề trong nước mà có thể liên kết cả với nước ngoài.

Ngày nay, xu thế toàn cầu hoá và hội nhập quốc tế tác động tới tất cả các mặt đời sống xã hội của đất nước, trong đó có hoạt động đào tạo nghề. Toàn cầu hoá và hội nhập đòi hỏi chất lượng đào tạo nghề của Vịêt Nam phải được nâng lên để sản phẩm tạo ra đáp ứng được yêu cầu của thị trường, khu vực và thế giới. Đồng thời nó cũng tạo cơ hội cho đào tạo nghề của Việt Nam nhanh chóng tiếp cận trình độ tiên tiến.

Phát triển khoa học công nghệ yêu cầu người lao động phải nắm bắt kịp thời và thường xuyên học tập để làm chủ công nghệ mới, đòi hỏi các cơ sở đào tạo phải thay đổi mới đáp ứng được nhu cầu học tập, khoa học công nghệ

trong đó có khoa học công nghệ về giáo dục đào tạo phát triển, tạo điều kiện để đổi mới phương pháp, phương tiện, hình thức tổ chức để nâng cao chất lượng, hiệu quả đào tạo.

Kinh tế xã hội phát triển làm cho nhận thức của xã hội về dạy nghề, học nghề và vai trò của lao động có tay nghề thay đổi cũng ảnh hướng đến chất lượng đào tạo trong các trường dạy nghề, nguồn lực đầu tư cho đào tạo nghề tăng lên là điều kiện vật chất để cải thiện chất lượng đào tạo, thị trường lao động phát triển và hoàn thiện tạo ra môi trường cạnh tranh lành mạnh cho các cơ sở đào tạo nâng cao chất lượng.

1.3.2.3 .Các yếu tố bên trong mối quan hệ

- Năng lực của người lãnh đạo nhà trường và CSSX: Năng lực của người lãnh đạo chính là khả năng, năng lực quản lý. V.I.Lênin đã từng nhấn mạnh vai trò của quản lý một cách hình ảnh như sau: "Liệu một trăm có mạnh hơn một nghìn không? Có chứ! Khi một trăm được tổ chức lại, tổ chức sẽ nhân sức mạnh lên 10 lần". Việc "tổ chức lại" như thế nào đó là nghệ thuật của mỗi người lãnh đạo. Trong xu thế hội nhập quốc tế hiện nay, người lãnh đạo cần phải được đào tạo về chuyên môn quản lý và quản lý được xem là môt khoa học, là nghệ thuật và là một nghề trong xã hội. [11]

Theo quy tắc Pareto (sự tối ưu) thì 20 - 80% thất bại trong hoạt động của tổ chức là do quản lý. Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, trong số những nguyên nhân thất bại, phá sản của các tổ chức, CSSX, cơ quan, đơn vị,...thì nguyên nhân thuộc về quản lý chiếm 55%. Lãnh đạo nhà trường và CSSX cần phải nhận thức được liên kết giữa nhà trường với CSSX là một tất yếu khách quan nhằm nâng cao chất lượng đào tạo trong xu thế toàn cầu và hội nhập hiện nay. Chất lượng đào tạo là xương sống cho sự tồn tại và phát triển của nhà trường và CSSX. Đào tạo, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao là chức năng của trường dạy nghề, không thực hiện tốt chức năng thì

không có lý do để tồn tại, còn nguồn nhân lực được đào tạo đó là động lực chính của CSSX.

- Thông tin về nhau: Thông tin là mạch máu của mọi hệ thống. Nếu xem quản lý là một hệ thống thì nhất thiết không được thiếu thông tin trong quá trình quản lý. Trong mối quan hệ liên kết giữa nhà trường với CSSX nếu hai bên không có những thông tin cần thiết về nhu cầu và năng lực của nhau thì sẽ gây nhiều khó khăn và trở ngại trong quá trình liên kết.

- Nhu cầu và năng lực của mỗi bên: Năng lực của tổ chức đó là năng lực tài chính, năng lực cơ sở vật chất, trang thiết bị, năng lực con người,... và năng lực quản lý. Năng lực thì có thể cải thiện dần theo quá trình song không có nhu cầu thì sẽ không có liên kết. Nhu cầu nhiều khi nó ở dạng tiềm ẩn, chỉ khi nào chủ thể nhận thức được đối tượng có khả năng thỏa mãn được nhu cầu thì lúc đó nhu cầu mới xuất hiện và nó trở thành động lực thúc đẩy chủ thể tích cực hoạt động để chiếm lĩnh đối tượng nhằm thỏa mãn nhu cầu. Như vậy, với tư cách là các nhà quản lý, cả lãnh đạo nhà trường và CSSX cần phải có nghệ thuật khơi dậy nhu cầu đang ở dạng tiềm ẩn cho tổ chức mình cũng như cho đối tác để thúc đẩy liên kết.

- Mức độ phù hợp giữa mục tiêu, nội dung chương trình đào tạo với thực tiễn sản xuất: Sự năng động nhất trong nền kinh tế chính là CSSX. Nhạy bén và thích ứng nhanh với nhu cầu và yêu cầu của thị trường là yếu tố sống còn của CSSX, do vậy họ luôn luôn thay đổi cách thức hoạt động để đáp ứng. Trong khi đó mục tiêu, nội dung chương trình đào tạo thường có xu thế thay đổi chậm hơn nên tạo ra khoảng cách giữa "cái nhà trường có" với "cái CSSX cần". Cứ ở đâu khoảng cách này được rút ngắn thì ở đó quan hệ liên kết giữa nhà trường với CSSX sẽ thuận lợi.

Có thể nói đây là nhóm yếu tố bên trong các cơ sở đào tạo có ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng đào tạo. Các yếu tố này do hệ thống quản lý

chất lượng của cơ sở đào tạo quyết định, các yấu tố này bao gồm các nhóm sau:

- Nhóm các yếu tố về điều kiện đảm bảo.

Trong trường dạy nghề, các nhân tố về điều kiện đảm bảo ảnh hướng tới chất lượng đào tạo nghề bao gồm:

+ Đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý (Manpower – m1).

+ Đầu vào, học sinh sinh viên tham gia học các chương trình đào tạo (Material – m2).

+ Cơ sở vật chất, trang thiết bị (Machino – equipment – m3). + Nguồn tài chính (Money – m4 ).

+ Gắn đào tạo với sử dụng và khuyến khích học nghề (Marketing – m5). + Các nhân tố trên được gắn kết bởi nhân tố quản lý (Management – M). - Nhóm các yếu tố về quá trình đào tạo.

Thuộc nhóm này bao gồm:

+ Nội dung chương trình đào tạo có phù hợp với mục tiêu đào tạo đã được thiết kế phù hợp với nhu cầu của thị trường, yêu cầu của người học hay không ?

+ Phương pháp đào tạo có được đổi mới, có phát huy được tính tích cực, chủ động của người học, có phát huy được cao nhất khả năng học tập của từng học sinh hay không ?

+ Hình thức tổ chức học tập có linh hoạt, thuận lợi, tiết kiệm chi phí cho người học không? Có đáp ứng nhu cầu đa dạng của người học không?

+ Môi trường học tập trong nhà trường có an toàn, có bị các tệ nạn xã hội thâm nhập không? Các dịch vụ phục vụ cho sinh hoạt, học tập của học sinh có thuận lợi không?

+ Môi trường văn hoá trong nhà trường có tốt không? người học có dễ dàng có được các thông tin về kết quả học tập, lịch học, kế hoạch học và các hoạt động của nhà trường.

1.3.2.4 .Tính chất của lao động sản xuất ở CSSX

Đối với một số lĩnh vực sản xuất đòi hỏi sự lưu động về địa bàn như công trình xây dựng thì việc kết hợp giữa kế hoạch thực tập của nhà trường và tiến độ công việc của CSSX sẽ khó khăn, điều này phải được chú ý khi ký hợp đồng liên kết. Cần lựa chọn các địa điểm hợp lý để đảm bảo nội dung, tiến độ thực tập.

Trong tổ chức sản xuất thường được phân chia và chuyên môn hóa thành các tổ, đội, do vậy khi liên kết cũng cần phải có những phương án cụ thể: hoặc chia học sinh thực tập về các tổ, đội hoặc nhận trọn gói một khối lượng công việc để học sinh thực tập sản xuất và kết hợp làm ra sản phẩm cho CSSX.

Nền kinh tế thị trường khiến cho cả CSSX và nhà trường luôn phải chịu áp lực cạnh tranh rất mạnh mẽ, do vậy, không nên quá kỳ vọng có thể liên kết lâu dài với một đơn vị nào đó mà cả nhà trường và CSSX phải luôn luôn tiếp cận với thị trường lao động để kịp thời giải quyết các khó khăn nảy sinh, đồng thời sẵn sàng thiết lập các mối quan hệ liên kết mới.

Vấn đề an toàn lao động có liên quan đến tính mạng con người, do vậy trong các hợp đồng liên kết phải phân rõ trách nhiệm cho các bên liên quan: trách nhiệm về giảng dạy, về kiểm tra, giám sát, về thực hiện an toàn cho

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý hoạt động liên kết đào tạo giữa trường trung cấp nghề kinh tế công nghiệp thủ công nghiệp nghệ an với các cơ sở sản xuất (Trang 31)