Nộidung của giải pháp

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý hoạt động liên kết đào tạo giữa trường trung cấp nghề kinh tế công nghiệp thủ công nghiệp nghệ an với các cơ sở sản xuất (Trang 91)

2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU

3.2.2.2 Nộidung của giải pháp

- Đánh giá tổng thể các hình thức, phương thức và mức độ liên kết đào tạo vớiCSSX.

- Xây dựng kế hoạch hoàn thiện, đổi mới phương thức, hình thức và mức độ liên kết đào tạo với CSSX.

- Tổ chức thực hiện kế hoạch đã đề ra theo tiến độ dự kiến.

- Thường xuyên rà soát, đánh giá tình hình thực hiện để có những quyết định tác động phù hợp với tình hình biến động thực tế của từng CSSX đang liên kết.

3.2.2.3 Quy trình thực hiện giải pháp

Bước 1: Xây dựng kế hoạch

+ Đánh giá tổng thể các hình thức, phương thức và mức độ liên kết đào tạo giữa nhà Trường với các CSSX, chỉ rõ điểm mạnh, điểm yếu để làm cơ sở cho việc hoàn thiện và đổi mới hình thức, phương thức và mức độ liên kết mới.

+ Xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện, quy định rõ ràng các phương pháp và cách thức thực hiện; có thể thành lập đơn vị sản xuất trực thuộc nhà Trường theo đúng chức năng và quy định hiện hành.

+ Cần xác định rõ ràng chỉ tiêu, dự kiến về nhân lực, vật lực và tài lực. + Cần xác định cụ thể về tiến độ, lộ trình thực hiện.

Bước 2: Tổ chức thực hiện

+ Trên cơ sở hình thức liên kết đào tạo với CSSX đang hiện có, cần mạnh dạn thí điểm hình thức liên kết đào tạo mới ở mức độ cao hơn như từ hình thức liên kết đào tạo tuần tự đang áp dụng có thể thí điểm áp dụng hình thức đào tạo luân phiên hoặc song hành được cụ thể hóa trong các hợp đồng đào tạo với các CSSX.

+ Từ phương thức nhà Trường và CSSX là hai đơn vị độc lập, có thể thành lập đơn vị sản xuất là một đơn vị trực thuộc nhà Trường nhằm tăng cường mức độ liên kết giữa nhà Trường với CSSX (đơn vị sản xuất).

+ Từng bước giảm số lượng học sinh được đào tạo ở mức độ liên kết rời rạc tăng dần số học sinh được đạo tạo ở mức độ liên kết có giới hạn rồi tiến tới tăng dần số học sinh được đào tạo ở mức độ liên kết toàn diện.

+ Cử giáo viên trực tiếp xuống CSSX để kết hợp với CSSX giảng dạy và quản lý học sinh trong suốt thời gian học sinh học tập và làm việc tại CSSX.

Bước 3: Kiểm tra đánh giá

+ Kiểm tra đánh giá hiệu quả của giải pháp này thông qua tỷ lệ học sinh được đào tạo theo các hình thức, phương thức và mức độ liên kết mới.

+ Kiểm tra, đánh giá chất lượng của giải pháp thông qua chất lượng và hiệu quả đào tạo, có nghĩa là kiến thức, kỹ năng, thái độ làm việc của học sinh trội hơn hẳn so với thời điểm chưa áp dụng giải pháp, phù hợp với yêu cầu của CSSX sử dụng lao động.

+ Phát hiện những sai sót hạn chế khi thực hiện giải pháp, chỉ ra nguyên nhân và trách nhiệm của các bên cũng như từng thành viên có liên quan để có giải pháp bổ sung, khắc phục.

3.2.3.Giải pháp quản lý mục tiêu, nội dung chương trình đào tạo với các CSSX

3.2.3.1 Mục tiêu của giải pháp

- Mục tiêu, nội dung chương trình đào tạo đáp ứng được các yêu cầu thực tiễn của CSSX.

- Mục tiêu, nội dung chương trình đào tạo có sự mềm dẻo, nâng cao kỹ năng thực hành và khả năng thích ứng của học sinh đối với sự biến đổi của công nghệ và thực tế sản xuất đồng thời có cấu trúc linh hoạt phù hợp nhu cầu đa dạng của thị Trường lao động cũng như của người học.

- Mục tiêu, nội dung chương trình đào tạo mang tính hiện đại, khoa học và đại chúng.

- Rèn luyện đạo đức, ý thức nghề nghiệp, ý thức tổ chức kỷ luật và tác phong công nghiệp trong sản xuất.

- Mục tiêu, nội dung chương trình đào tạo đảm bảo tính liên thông giữa trình độ đào tạo nghề với các trình độ đào tạo khác giúp người học có thể chuyển đổi nghề hoặc nâng cao trình độ.

3.2.3.2 Nội dung của giải pháp

- Nhà trường cần phối hợp với các đơn vị liên kết triển khai thực hiện đổi mới, hiện đại hóa chương trình, nội dung đào tạo theo hướng mềm dẻo, nâng cao kỹ năng thực hành, năng lực tự tạo việc làm, năng lực thích ứng với sự biến đổi của công nghệ và thực tế sản xuất, theo hướng tiếp cận với trình độ tiên tiến trong khu vực và trên thế giới.

- Trên cơ sở chương trình khung do cơ quan quản lý nhà nước đã ban hành, Nhà trường cần chủ động phối hợp với các đơn vị liên kết đào tạo xin ý kiến của các chuyên gia làm việc tại các CSSX, các cơ sở giáo dục đào tạo khác, các cơ sở nghiên cứu khoa học - công nghệ về chương trình, nội dung

đào tạo đối với từng ngành nghề cụ thể để làm cơ sở xin ý kiến của các cấp có thẩm quyền điều chỉnh chương trình nội dung cho phù hợp.

- Khảo sát các yêu cầu về chuẩn kiến thức, kỹ năng, thái độ làm việc từ thực tiễn sản xuất của CSSX đặt ra đối với người lao động.

- Rà soát lại các nội dung chương trình đào tạo hiện có, đánh giá mức độ phù hợp với thực tiễn sản xuất.

- Điều chỉnh lại nội dung chương trình cho phù hợp thực tiễn sản xuất của CSSX.

- Bồi dưỡng các kỹ năng cần thiết cho giáo viên để thích ứng với nội dung chương trình mới.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý hoạt động liên kết đào tạo giữa trường trung cấp nghề kinh tế công nghiệp thủ công nghiệp nghệ an với các cơ sở sản xuất (Trang 91)