.Các yếu tố bên trong mối quan hệ

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý hoạt động liên kết đào tạo giữa trường trung cấp nghề kinh tế công nghiệp thủ công nghiệp nghệ an với các cơ sở sản xuất (Trang 37)

2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU

1.3.2.3.Các yếu tố bên trong mối quan hệ

- Năng lực của người lãnh đạo nhà trường và CSSX: Năng lực của người lãnh đạo chính là khả năng, năng lực quản lý. V.I.Lênin đã từng nhấn mạnh vai trò của quản lý một cách hình ảnh như sau: "Liệu một trăm có mạnh hơn một nghìn không? Có chứ! Khi một trăm được tổ chức lại, tổ chức sẽ nhân sức mạnh lên 10 lần". Việc "tổ chức lại" như thế nào đó là nghệ thuật của mỗi người lãnh đạo. Trong xu thế hội nhập quốc tế hiện nay, người lãnh đạo cần phải được đào tạo về chuyên môn quản lý và quản lý được xem là môt khoa học, là nghệ thuật và là một nghề trong xã hội. [11]

Theo quy tắc Pareto (sự tối ưu) thì 20 - 80% thất bại trong hoạt động của tổ chức là do quản lý. Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, trong số những nguyên nhân thất bại, phá sản của các tổ chức, CSSX, cơ quan, đơn vị,...thì nguyên nhân thuộc về quản lý chiếm 55%. Lãnh đạo nhà trường và CSSX cần phải nhận thức được liên kết giữa nhà trường với CSSX là một tất yếu khách quan nhằm nâng cao chất lượng đào tạo trong xu thế toàn cầu và hội nhập hiện nay. Chất lượng đào tạo là xương sống cho sự tồn tại và phát triển của nhà trường và CSSX. Đào tạo, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao là chức năng của trường dạy nghề, không thực hiện tốt chức năng thì

không có lý do để tồn tại, còn nguồn nhân lực được đào tạo đó là động lực chính của CSSX.

- Thông tin về nhau: Thông tin là mạch máu của mọi hệ thống. Nếu xem quản lý là một hệ thống thì nhất thiết không được thiếu thông tin trong quá trình quản lý. Trong mối quan hệ liên kết giữa nhà trường với CSSX nếu hai bên không có những thông tin cần thiết về nhu cầu và năng lực của nhau thì sẽ gây nhiều khó khăn và trở ngại trong quá trình liên kết.

- Nhu cầu và năng lực của mỗi bên: Năng lực của tổ chức đó là năng lực tài chính, năng lực cơ sở vật chất, trang thiết bị, năng lực con người,... và năng lực quản lý. Năng lực thì có thể cải thiện dần theo quá trình song không có nhu cầu thì sẽ không có liên kết. Nhu cầu nhiều khi nó ở dạng tiềm ẩn, chỉ khi nào chủ thể nhận thức được đối tượng có khả năng thỏa mãn được nhu cầu thì lúc đó nhu cầu mới xuất hiện và nó trở thành động lực thúc đẩy chủ thể tích cực hoạt động để chiếm lĩnh đối tượng nhằm thỏa mãn nhu cầu. Như vậy, với tư cách là các nhà quản lý, cả lãnh đạo nhà trường và CSSX cần phải có nghệ thuật khơi dậy nhu cầu đang ở dạng tiềm ẩn cho tổ chức mình cũng như cho đối tác để thúc đẩy liên kết.

- Mức độ phù hợp giữa mục tiêu, nội dung chương trình đào tạo với thực tiễn sản xuất: Sự năng động nhất trong nền kinh tế chính là CSSX. Nhạy bén và thích ứng nhanh với nhu cầu và yêu cầu của thị trường là yếu tố sống còn của CSSX, do vậy họ luôn luôn thay đổi cách thức hoạt động để đáp ứng. Trong khi đó mục tiêu, nội dung chương trình đào tạo thường có xu thế thay đổi chậm hơn nên tạo ra khoảng cách giữa "cái nhà trường có" với "cái CSSX cần". Cứ ở đâu khoảng cách này được rút ngắn thì ở đó quan hệ liên kết giữa nhà trường với CSSX sẽ thuận lợi.

Có thể nói đây là nhóm yếu tố bên trong các cơ sở đào tạo có ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng đào tạo. Các yếu tố này do hệ thống quản lý

chất lượng của cơ sở đào tạo quyết định, các yấu tố này bao gồm các nhóm sau:

- Nhóm các yếu tố về điều kiện đảm bảo.

Trong trường dạy nghề, các nhân tố về điều kiện đảm bảo ảnh hướng tới chất lượng đào tạo nghề bao gồm:

+ Đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý (Manpower – m1).

+ Đầu vào, học sinh sinh viên tham gia học các chương trình đào tạo (Material – m2).

+ Cơ sở vật chất, trang thiết bị (Machino – equipment – m3). + Nguồn tài chính (Money – m4 ).

+ Gắn đào tạo với sử dụng và khuyến khích học nghề (Marketing – m5). + Các nhân tố trên được gắn kết bởi nhân tố quản lý (Management – M). - Nhóm các yếu tố về quá trình đào tạo.

Thuộc nhóm này bao gồm:

+ Nội dung chương trình đào tạo có phù hợp với mục tiêu đào tạo đã được thiết kế phù hợp với nhu cầu của thị trường, yêu cầu của người học hay không ?

+ Phương pháp đào tạo có được đổi mới, có phát huy được tính tích cực, chủ động của người học, có phát huy được cao nhất khả năng học tập của từng học sinh hay không ?

+ Hình thức tổ chức học tập có linh hoạt, thuận lợi, tiết kiệm chi phí cho người học không? Có đáp ứng nhu cầu đa dạng của người học không?

+ Môi trường học tập trong nhà trường có an toàn, có bị các tệ nạn xã hội thâm nhập không? Các dịch vụ phục vụ cho sinh hoạt, học tập của học sinh có thuận lợi không?

+ Môi trường văn hoá trong nhà trường có tốt không? người học có dễ dàng có được các thông tin về kết quả học tập, lịch học, kế hoạch học và các hoạt động của nhà trường.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý hoạt động liên kết đào tạo giữa trường trung cấp nghề kinh tế công nghiệp thủ công nghiệp nghệ an với các cơ sở sản xuất (Trang 37)