Nhóm nguyên nhân khách quan

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý hoạt động liên kết đào tạo giữa trường trung cấp nghề kinh tế công nghiệp thủ công nghiệp nghệ an với các cơ sở sản xuất (Trang 79)

2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU

2.4.3.1 Nhóm nguyên nhân khách quan

Các nguyên nhân khách quan bao gồm hoàn cảnh lịch sử phát triển đào tạo nghề, cơ chế, chính sách, các điều kiện Kinh tế - Kăn hoá - Xã hội, quan điểm quản lý của Nhà nước … nằm ngoài tầm kiểm soát của các trường và CSSX .

- Hệ thống cơ chế quản lý, chính sách chưa đồng bộ, chưa đủ mạnh để tạo động lực thúc đẩy liên kết.

- Thiếu hệ thống thông tin dự báo về nhu cầu của CSSX và thị trường lao động.

- Nội dung chương trình chưa được chuẩn hóa, thống nhất theo các nhóm nghề và ngành đào tạo.

- Nguồn kinh phí phục vụ mua sắm trang thiết bị, bồi dưỡng năng lực giáo viên cán bộ quản lý chưa đáp ứng yêu cầu đào tạo trong giai đoạn mới.

- Lịch sử hình thành và phát triển đào tạo nghề chưa thực sự gắn kết cùng sự phát triển của sản xuất công nghiệp theo từng vùng, miền lãnh thổ. Đào tạo nghề chủ yếu phát triển theo yêu cầu của Nhà nước. Quản lý Nhà nước nói chung, kinh tế sản xuất công nghiệp và đào tạo nghề nói riêng trước đây tuân theo hệ thống nguyên tắc của cơ chế tập trung làm cho Trường và CSSX không có điều kiện hợp tác đào tạo trực tiếp. Ngày nay, tuy đã có nhiều đổi mới song cơ chế quản lý tập trung vẫn còn ảnh hưởng nhiều trong lĩnh vực quản lý nói chung và quản lý đào tạo nghề nói riêng.

- Chính sách qui định về quyền, trách nhiệm và nghĩa vụ của các CSSX (người sử dụng lao động) đối với việc đào tạo lao động còn chưa cụ thể, chưa có hiệu lực trong thực tiễn. Có cơ chế khuyến khích song còn chưa đủ mạnh, hiệu lực kém và cơ bản chỉ tồn tại trên văn bản. Các CSSX ở Việt Nam không phải chịu bất cứ một khoản đóng góp bắt buộc nào khi tuyển dụng lao động được đào tạo ở mọi trình độ. Trong khi đó, các nước phát triển như Pháp, Đức,

Hàn Quốc …trách nhiệm của CSSX đối với việc đào tạo lao động được qui định rất rõ ràng và được thực hiện nghiêm túc từ lâu. Việt Nam cũng chưa có chính sách đánh giá về quản lý chất lượng, các quyền lợi, nghĩa vụ kèm theo các mức chất lượng được đánh giá đối với các cơ sở đào tạo nghề.

- Chưa có cơ quan xuyên suốt từ TW tới địa phương về tư vấn, thiết lập, điều tiết…sự liên kết đào tạo giữa trường với CSSX. Hiện nay, dự án GDKT&DN quốc gia đang xúc tiến việc tư vấn trường - ngành song mới chỉ là những hướng dẫn trong giai đoạn soạn thảo và thí điểm, chưa triển khai rộng rãi trên phạm vi toàn quốc, chưa có tác động tích cực đến thực tiễn liên kết đào tạo nói trên.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý hoạt động liên kết đào tạo giữa trường trung cấp nghề kinh tế công nghiệp thủ công nghiệp nghệ an với các cơ sở sản xuất (Trang 79)